Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục mới, mang đến hiệu quả định hướng tương lai và giúp trẻ ngày càng phát triển tốt hơn. Phương pháp giáo dục STEM là một trong những phương pháp được áp dụng trong nền giáo dục Việt Nam. Phương pháp giáo dục STEM sẽ giúp hình thành sự sáng tạo, phát triển tư duy, đánh thức niềm đam mê khám phá từ rất sớm. Vậy phương pháp giáo dục này có gì đặc biệt, DSDkids sẽ cung cấp cho quý phụ huynh những kiến thức cơ bản về phương pháp này nhé!
Phương pháp giáo dục STEM là gì?
DSDkids tìm hiểu khác với phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người cung cấp toàn bộ kiến thức và học sinh chính là người nghe, học tập và làm theo. Điều này sẽ không thể để trẻ tự do sáng tạo, tư duy suy nghĩ, không có khả năng tự giải quyết vấn đề,…Phương pháp giáo dục STEM sẽ biến học sinh trở thành các nhà khoa học, toán học, kỹ thuật viên hay kỹ sư mà là phương pháp xây dựng, rèn rũa cho học sinh những kỹ năng để sử dụng, vận dụng, phát triển trong xã hội công nghệ hiện đại. STEM là sự kết hợp của SCIENCE (khoa học), TECHNOLOGY (công nghệ), ENGINEERING (quy trình sáng tạo kỹ thuật) và MATHEMATICS (toán học).
Ưu điểm của phương pháp stem trong giáo dục mầm non
Ưu điểm của phương pháp giáo dục STEM chính là khắc phục được những hạn chế khi vận dụng lý thuyết vào thực tiễn thông qua những hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tế.
- Tiếp cận nhiều môn học: phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non kết hợp các môn học thành mô hình gắn kết qua các ứng dụng thực tế. Nhờ đó, các bé có thể tiếp thu kiến thức ở nhiều lĩnh vực mà còn có thể ứng dụng nguồn kiến thức đó vào thực tế.
- Nâng cao năng lực giải quyết vấn đề: trong mỗi giờ học, trẻ sẽ được đặt trong một tình huống thực tế và cần giải quyết liên quan đến kiến thức chuyên môn đang học. Để tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề đó, các bé cần phải tìm hiểu những kiến thức môn học liên quan đến vấn đề cần giải quyết.
- Học tập sáng tạo: Phương pháp giáo dục chú trọng đến cách học tập và phát triển tư duy sáng tạo. Tạo cơ hội để trẻ đặt bản thân mình là một nhà phát minh khoa học, từ đó trẻ tự tìm tòi học hỏi và dễ dàng ghi nhớ kiến thức hơn. Đặc biệt, trẻ cũng sẽ nắm được cách mở rộng, vận dụng phù hợp với tình huống mà trẻ có thể gặp phải. Bàn học cho bé có kích thước phù hợp với chiều cao của bé sẽ giúp bé được học tập tốt hơn.
Thế mạnh khi áp dụng phương pháp dạy học STEM là gì?
1. Mô hình giáo dục STEM dạy trẻ kiến thức tích hợp
Phương pháp học truyền thống sẽ truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách độc lập. Toán là toán, văn là văn, khoa học là khoa học, không hề liên quan, liên kết với nhau. Còn STEM thì hoàn toàn ngược lại, truyền đạt các kiến thức đan xen, lồng ghép, kết hợp lý thuyết và thực hành. Tạo tình huống đặt học sinh vào môi trường thực tế. Nhờ đó các bé sẽ không bỡ ngỡ, có thể xử lý vấn đề khi gặp phải ngoài đời thực.
2. Chương trình giáo dục STEM rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề
Phương pháp STEM thiết kế bài học theo chủ đề. Sau khi học phần lý thuyết, học sinh sẽ được đặt trong một tình huống thực tế. Và các em phải tự tìm tòi, nghiên cứu tất cả các tài liệu của tất cả các môn học có liên quan đến vấn đề rồi sử dụng chúng nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra.
3. Mô hình giáo dục Stem khuyến khích tinh thần sáng tạo
STEM không định hướng học sinh học như thế nào, mà điều quan tâm là cách các em tìm đáp án, thái độ khi các em đi tìm đáp án. STEM hướng đến mục tiêu mỗi học sinh sẽ đóng vai trò là một nhà phát minh. Các em tự tìm ra phương pháp học cho mình, tự hiểu kiến thức thầy cô truyền đạt theo cách của mình, chủ động mở rộng kiến thức.
Phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non ở Việt Nam như thế nào?
Từ năm 2012, phương pháp đã được áp dụng tại nhiều trường mẫu giáo công lập và quốc tế tại Việt Nam. Cho đến nay dù đã được biết đến rất nhiều và được các bậc phụ huynh quan tâm. Nhưng giáo dục STEM vẫn chưa được áp dụng rộng rãi bởi nhiều lý do khác nhau:
- Cơ sở, điều kiện vật chất, đào tạo kiến thức từ giáo viên
- Các chủ đề, cấu trúc và tiêu chí, nhiệm vụ của phương pháp giáo dục STEM chưa được thống nhất.
- Thiếu cơ sở khoa học, khung lý luận giáo dục STEM.
Ngoài ra, phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non giúp kích thích sự tò mò từ trẻ, gắn kết kiến thức từ 4 lĩnh vực. Điều đó giúp trẻ hình thành tư duy, hiểu biết ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sẽ trở nên giỏi hơn, duy trì thói quen học tập tìm tòi từ bé. Và cha mẹ nên tìm hiểu đam mê của con và giúp trẻ thực hiện những đam mê đó, kể cả khi trẻ hay thay đổi quyết định của mình. Trong trường hợp trẻ hay thay đổi thì cha mẹ vẫn nên tiếp tục khuyến khích cho trẻ. Và sau đó ba mẹ sẽ được nhìn thấy con mình đam mê, hăng say nghiên cứu và sáng tạo điều mà chúng yêu thích.
Những điều ba mẹ cần lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục STEM cho trẻ mầm non
Đây là cách dạy trẻ trực quan thông qua các trải nghiệm thực tế. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường mắc những sai lầm khi dạy con, lo cho con và không để chúng tự thực hiện nhiệm vụ của mình, hay giúp đỡ con làm mọi việc. Vậy trong quá trình giáo dục con theo phương pháp STEM, ba mẹ cần lưu ý điều gì?
Không can thiệp vào thực hành của con
Trải nghiệm thông qua thực hành là yếu tố cốt lõi của phương pháp giáo dục này. Vì vậy trước khi bắt đầu giáo dục con, ba mẹ cần xác định đúng vai trò của mình là người bạn, người cùng đồng hành, người hỗ trợ cho con. Ba mẹ hãy luôn bên cạnh, quan sát và dõi theo con khi con thực hành, hỗ trợ đúng lúc và giải đáp mọi thắc mắc cho trẻ. Hãy giúp bé bằng cách cho bé tự làm mọi việc bố mẹ nhé.
Gợi ý: 11 cách dạy con tính tự lập
Đặt câu hỏi mang tính gợi mở
Một trong những nhược điểm khi thực hiện các phương pháp giáo dục tại nhà là luôn được thực hiện theo hướng 1 chiều. ba mẹ có thói quen giải đáp những câu hỏi, thắc mắc của trẻ. Với phương pháp giáo dục STEM thì việc tự khám phá chính là yếu tố cốt lõi. Trẻ phải học cách tìm hiểu, đào sâu và giải quyết vấn đề bằng việc trải nghiệm, trả lời những câu hỏi mà ba mẹ đưa ra. Việc này rèn luyện trí nhớ tốt cho bé, hiểu biết sâu rộng. Tạo cảm giác chiến thắng khi trẻ biết được nhiều hơn nguồn kiến thức hiện tại của mình. Vì vậy ba mẹ hãy khuyến khích và tập cho con về những câu hỏi đáp, những vấn đề đang diễn ra để khơi dậy sự tò mò, phát triển khả năng tư duy của con.
Tham gia dự án đơn giản trước
Ba mẹ tạo điều kiện cho con thực hành, tham gia vào những công việc đơn giản xung quanh mình. Tạo thói quen tự lập, tự làm mọi việc. Mua cho con những đồ chơi kích thích sự tò mò, rèn luyện tính kiên nhẫn, sự thông minh logic của bé.
Thời gian học quá dài
Vì trẻ mầm non còn khá nhỏ vì thế việc học cần gây được hứng thú nhất định cho trẻ. Và thời gian học tập cần được giới hạn đúng lúc để việc học của con hiệu quả tốt hơn. Trẻ sẽ thường mất tập trung vào tầm phút thứ 10. Ba mẹ có thể thiết kế lịch học xen kẽ giữa học và chơi để con vừa tiếp thu kiến thức vừa đảm bảo duy trì nguồn kiến thức lâu dài.
Gợi ý trò chơi: Bàn chơi Pucket 3in1
DSDkids vừa giới thiệu đến bậc phụ huynh về một phương pháp giáo dục cho trẻ phổ biến nhất hiện nay. Ba mẹ cần lưu ý để cùng con phát triển tương lai ngay từ bé ba mẹ nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1