Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là hoạt động hướng đến sự liên kết mối quan hệ giữa Đức- Trí- Thể- Mỹ trong quá trình phát triển của trẻ, thông qua các hoạt động giáo dục. Để áp dụng phương pháp này thành công DSDkids đã tổng hợp một số nguyên tắc khi áp dụng giáo dục thẩm mỹ cho trẻ trong bài viết dưới đây.

Ý nghĩa của giáo dục thẩm mỹ

Giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non là quá trình nuôi dưỡng phát triển vẻ đẹp trong tâm hồn của trẻ. Phương pháp này có mối liên hệ mật thiết giữa giáo dục đạo đức và giáo dục trí tuệ.

Trong quá trình giáo dục trẻ được tiếp xúc với những cái đẹp trong cuộc sống hàng ngày trong gia đình như thể hiện lễ phép với người lớn, đồng cảm yêu thương các vật nuôi, hoặc khi ba mẹ mua bộ bàn học chống gù chống cận  giúp con ngồi học đúng tư thế và học tập hiệu quả,  trẻ nhỏ sẽ cảm nhận được tình cảm, sự quan tâm của gia đình.

Giáo dục thẩm mỹ hướng trẻ nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực
Giáo dục thẩm mỹ hướng trẻ nhìn nhận mọi thứ theo hướng tích cực

 

Kết hợp cùng các môn học nghệ thuật tại trường như âm nhạc, mỹ thuật, văn học,…truyền tải những giá trị nghệ thuật. Qua đó hướng trẻ nhìn nhận mọi thứ xung quanh dưới cái nhìn tích cực, giúp trẻ luôn lạc quan yêu đời và hình thành những phẩm chất tốt đẹp.

Đồng thời, giáo dục thẩm mỹ còn giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và mở rộng thế giới quan của mình sâu sắc hơn về những sự vật, sự việc, hiện tượng diễn ra xung quanh.

Nguyên tắc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Để áp dụng phương pháp giáo dục mầm non cho trẻ thành công, gia đình và nhà trường cần chú ý những nguyên tắc sau:

Tạo không gian trải nghiệm

Môi trường học tập rất quan trọng, để phát triển toàn diện trẻ cần được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động trải nghiệm nghệ thuật như học vẽ, âm nhạc, đóng kịch,… một cách tự nhiên sáng tạo, không nên áp đặt đè nặng kiến thức lý thuyết với trẻ.

Tôn trọng trẻ

Phương pháp giáo dục thẩm mỹ khuyến khích tính cá nhân hóa, trẻ có quyền tự do thể hiện cảm xúc và ý tưởng thông qua các hoạt động sáng tạo như vẽ tranh, ghép hình, xây dựng kịch bản đóng kịch,…

Người hướng dẫn nên tôn trọng và đánh giá cao sự khác biệt của mỗi cá nhân, không nên đưa ra những ý kiến tiêu cực khiến trẻ dần mất đi sự tự tin và sáng tạo.

 

Giáo dục thẩm mỹ khuyến khích trẻ sáng tạo
Giáo dục thẩm mỹ khuyến khích trẻ sáng tạo

Áp dụng thực tế

Để trẻ cảm thấy các bài học dễ hiểu và biết cách vận dụng tốt hơn, gia đình và nhà trường nên kết hợp giáo dục thẩm mỹ vào các hoạt động thường ngày như trang trí sắp xếp phòng học, hướng dẫn con cách mặc quần áo gọn gàng, cách sắp xếp chăn gối, để đồ đạc đúng nơi quy định,…

Luôn khích lệ trẻ

Khi trẻ thực hiện các hoạt động thực tế hãy luôn khích lệ, cho dù trẻ có thể hoàn thành chưa tốt nhưng hãy dành cho con những lời khen để trẻ có them động lực làm tốt hơn trong những hoạt động tiếp theo.

Các hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

Cắt dán, nặn hình thủ công

Với các hoạt động làm đồ thủ công trẻ được tham gia tạo hình những sản phẩm có đường nét và màu sắc đa dạng, hỗ trợ phát triển thị giác cũng như xúc giác của trẻ.

Bố mẹ và thầy cô hãy hướng dẫn con cắt dán, nặn hình theo mẫu với nhiều chất liệu khác nhau như nặn đất sét,  dán tranh vải, cắt dán hình các con vật,..

Thông qua những hoạt động này trẻ sẽ hình thành khả năng cảm nhận nghệ thuật, trẻ nhận biết được cách kết hợp màu sắc, kiểu dáng sao cho thẩm mỹ.

Vẽ tranh

Hội họa là bộ môn nghệ thuật thể hiện rõ cái nhìn thế giới quan của trẻ, qua những nét vẽ trẻ sẽ thể hiện trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của mình.

Vẽ tranh hoặc tô màu theo mẫu sẽ giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ. Bên cạnh đó hãy hướng dẫn và gợi ý trẻ vẽ theo những chủ đề gần gũi như ngôi nhà, con vật, đồ chơi yêu thích,.. qua đó trẻ có thể tự do trình bày ý tưởng và nhận thức thẩm mỹ của riêng mình với những nét vẽ sáng tạo.

Các hoạt động giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo
Các hoạt động giáo dục thẩm mỹ giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo

 

Đọc sách truyện

Đọc sách truyện cho trẻ là một trong những hoạt động tác động mạnh mẽ đến tư duy phát triển của trẻ. Trẻ có thể học được rất nhiều giá trị sâu sắc thông qua những câu chuyện nhân văn. Chẳng hạn như truyện Cây khế dạy trẻ về cách sống nhân ái, biết chia sẻ khó khăn với mọi người. Qua những tác phẩm trẻ sẽ được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật văn học một cách sâu sắc.

Âm nhạc

Âm thanh dịu êm, nhẹ nhàng của tiếng đàn dẫn dắt trẻ bước vào thế giới âm nhạc ,những bài hát ngắn, âm thanh từ các loại nhạc cụ sẽ đánh thức những xúc cảm chân thực trong tâm hồn trẻ.

Giáo dục thẩm mỹ luôn mang lại cho trẻ những giá trị tốt đẹp trong quá trình phát triển tư duy toàn diện. Với những chia sẻ trên, DSDKids mong rằng phụ huynh và thầy cô có thể áp dụng phương pháp giáo dục một cách hiệu quả nhất. 

Xem thêm: Đặc điểm của phương pháp giáo dục thẩm mỹ cho trẻ mầm non

 

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

 

 

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *