Dạy Con Về Tiền Bạc

Có rất nhiều lợi ích khi dạy con về tiền bạc như con biết cách trân trọng tiền bạc, vật chất mình thụ hưởng hay biết cách tiết kiệm. Hiện tại để mà nói thì không có quá nhiều bố mẹ dạy còn về tiền bạc khi con còn nhỏ vì xem đó là việc không cần thiết. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia đã khảo sát và đi đến kết luận, bố mẹ biết cách dạy con về tiền bạc càng sớm thì con về sau sẽ giỏi trong việc chi tiêu và quản lý hơn. Cho nên các ông bố bà mẹ ơi, không nên đợi con đến lúc tiêu hoang phí rồi mới dạy nhé!

Các giai đoạn tuổi của con và tiêu chí dạy con của bố mẹ

Với mỗi giai đoạn phát triển, bố mẹ sẽ cần linh hoạt trong cách dạy của mình với con. Bố mẹ tham khảo các giai đoạn mà DSDkids sẽ trình bày sau đây nhé

3 – 5 tuổi: Bố mẹ nên để con học cách chờ đợi món đồ mình thích chứ không đáp ứng quá nhanh.

Đây có thể nói là giai đoạn khởi đầu của con ý thức được về tiền bạc. Thói quen chi tiêu tốt sẽ bắt nguồn từ khả năng cân nhắc và “trì hoãn ham muốn”. Ví dụ như khi con muốn mua một món đồ chơi mới, bố mẹ cần làm cho con hiểu tại sao mua. Và khi cho con đủ thời gian chờ đợi mà nhận được món đồ mình thích, con sẽ biết trân trọng vật chất mình nhận và biết ơn hơn. Yếu tố “chờ đợi” ở câu chuyện này rất quan trọng bạn nhé! Vì khi con dễ dàng có được thứ mình muốn thì con sẽ không biết cách trân trọng tiền bạc đấy bạn ạ. 

Một số hoạt động bố mẹ có thể dạy con dùng tiền thông thái hơn qua một số hoạt động như: bỏ heo đất chờ cho đủ nhiều và hưởng thành quả. Hay bố mẹ bắt con chờ đợi, xếp hàng khi mua vé đi chơi trò mình thích,… 

6-10 tuổi: Bố mẹ cần bày con cách tiêu tiền của chính mình.

Ở độ tuổi này, điều quan trọng là bố mẹ cần giải thích cho con hiểu: Tiền bạc là hữu hạn và điều quan trọng là phải đưa ra lựa chọn khôn ngoan. Nếu con lãng phí, con sẽ không còn gì. Nếu con biết cách dùng tiền và tiết kiệm, con sẽ có tài chính ổn. 

Ở mức tuổi này, bạn cần cho con tiết kiệm hay nói cho con hiểu về tiền bạc. Có thể lấy ví dụ về bài học “3 chiếc bình chi tiêu”. Câu chuyện này khá nổi tiếng mà cả người lớn cũng phải học tập và áp dụng. 

Đôi khi. bạn sẽ cần lấy nhiều ví dụ minh họa cho con hiểu giữa việc mua cái con muốn và cái con thực sự cần. Để cho con biết, cái con muốn chưa chắc là cái con cần, nên nó sẽ không phải là món đồ nên được ưu tiên. Và nếu món đồ đó thực sự cần cho sự phát triển của con thì được xem là chi tiêu đúng, bố mẹ sẽ ủng hộ. Chỗ này cũng là một lời nhắc cho bố mẹ, đó là bạn không cần quá khắc khe với con. Hãy trao cho con những gì con xứng đáng có bạn nhé. Quan trọng là giúp con hiểu được cách tiêu tiền như nào là đúng và không bị lãng phí thôi nè.

>> Xem thêm: Kiềm Chế Nóng Giận Khi Dạy Con

dạy con về tiền bạc

11 – 13 tuổi: Dạy còn về việc tiết kiệm tiền càng sớm, con sẽ càng có nhiều tiền.

Đây là giai đoạn con học trung học cơ sở, con đã có thể hiểu về cách thức hoạt động và vận chuyển của tiền. Đây cũng là giai đoạn con bắt đầu có quan điểm cá nhân về chi tiêu và tiết kiệm. Cho nên, cách dạy con của bố mẹ cũng cần có sự thay đổi. Bố mẹ thử dạy và hướng dẫn con tiết kiệm, quản lý chi tiêu và có cho con những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn nhé. Cho con biết việc chi tiêu trong gia đình cũng như có sự tôn trọng con trong cách con dùng tiền. À đừng quên giới thiệu cho con khái niệm về lãi suất kép, đây sẽ là 1 loại đầu tư về tiền bạc có lợi về mặt tích kiệm, càng lâu thì con sẽ có càng nhiều tiền.

14- 18 tuổi: Chuẩn bị hành trang bước ra thế giới, con hãy chắc chắn rằng đã cân nhắc kỹ lưỡng giá trị của mỗi món đồ

Đây được xem là giai đoạn con đã thoải mái chi tiêu với số tiền bố mẹ cho nhất định. Sẽ có trẻ biết tiết kiệm nhưng cũng sẽ có trẻ tiêu xài đến mức thiếu và tiếp tục xin tiếp. Cho nên, những cuộc đối thoại trò chuyện về quan điểm tiền bạc giữa bố mẹ và con sẽ rất bổ ích và giúp con biết suy nghĩ về việc chi tiêu hơn. Vì khi sau ngưỡng tuổi 18, con sẽ cần biết quản lý chi tiêu, biết cân nhắc kỹ lưỡng giá trị với những món đồ mà con mua. Nếu không, con sẽ rơi vào khủng hoảng tiền bạc, nợ nần hay túng thiếu bạn nhé.

9 cách thú vị giúp trẻ nhà bạn hiểu về giá trị của tiền bạc 

Chuyện tiền bạc nói khó không khó, nhưng nói dễ cũng không phải dễ. Tùy cách mình hướng dẫn và tác động con như nào. Thì sau đây, mình sẽ giới thiệu 9 cách thú vị để bạn áp dụng. Giúp trẻ nhà bạn hiểu về giá trị của tiền bạc hơn.

1. Dạy trẻ chơi trò bán hàng 

Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp con hiểu về cách thức trao đổi, mua bán theo cách gần gũi nhất. Bạn có thể sử dụng những món đồ trong nhà, bày biện như 1 sạp tạm hóa. Sau đó, đối thoại với con như bình thường các cô bán hàng vẫn làm. Đôi khi, hãy cố ý bán con món đồ cao hơn số tiền con đang có. Điều này sẽ giúp con hiểu hơn về giá trị của tiền bạc. Và nếu con muốn có món đồ đó, con sẽ cần phải biết tiết kiệm. 

2. Cho trẻ đến ngân hàng để thấy tận mắt

Việc này vừa tăng khả năng quan sát cho con, vừa là minh chứng sống cho việc trao đổi hay tích lũy tiền bạc. Con cũng sẽ có cơ hội để hiểu hơn về tiền thực sự là gì. 

Hãy hỏi ý kiến và nói cho con hiểu việc mở một tài khoản cho con. Và con sẽ cần có trách nhiệm “nuôi” sổ tiết kiệm của mình bạn nhé!

3. Cho con theo dõi hóa đơn của gia đình

dạy con về tiền bạc

Việc cho con theo dõi hóa đơn trong gia đình cũng giúp con hiểu hơn về tình hình tài chính của mình. Trẻ mẫu giáo có thể giúp bạn xếp những hóa đơn điện nước, siêu thị,…vào một chỗ. Trẻ lớn hơn có thể giúp ghi lại số tiền trên hóa đơn hoặc thanh toán trực tuyến của bạn. Những điều này không chỉ giúp trẻ có cảm giác mình có ích mà con tác động một cách vô thức vào con về tiền bạc không dễ dàng. Nhằm giúp con biết tiết kiệm và trân quý đồng tiền hơn.

Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến một số thói quen của con. Ví dụ như con sẽ biết tiết kiệm nước khi tắm, biết tắt đèn khi ra khỏi phòng,…

4. Mua sắm tại chợ thay vì siêu thị

Lí do tại sao? Vì con sẽ quan sát được những giao dịch “trả giá” của người mua và người bán. Điều này sẽ tác động đến nhận thức của con ai cũng đang cố gắng kiếm tiền hoặc tiết kiệm tiền. Cho nên, bản thân mình không nên lãng phí, phí phạm bạn nhé.

5. Biết cách sử dụng phiếu giảm giá

Hãy nói cho con về phiếu giảm giá cũng là một cách tiết kiệm tiền. Con có thể có được món đồ con muốn với số tiền ít hơn bình thường. Nếu được, bạn nên cho con thực hành. Còn không, thì bạn cũng cần nói cho con hiểu về những “tờ giấy giá trị” này bạn nhé. 

6. Cho trẻ tình nguyện và quyên góp

Việc tiết kiệm sẽ ngược lại với việc quyên góp và cho đi. Tuy nhiên, việc biết cho đi cũng là một khía cạnh rất quan trọng mà bố mẹ nên dạy con. Nếu chỉ chăm chăm dạy con về tiết kiệm, con sẽ có xu hướng chỉ biết bản thân mình. Làm mọi thứ để mình tiết kiệm tiền chứ không biết chia sẻ. Nhưng nếu chia sẻ thì mức độ nào là hợp lí và trường hợp nào cần chia sẻ. Bố mẹ lưu tâm điểm này nhé!

7. Khuyến khích con bạn kiếm một ít tiền

dạy con về tiền bạc

Kiếm tiền không chỉ mang tính giáo dục mà còn trao quyền được bình đẳng cho trẻ em. Những ý tưởng kiếm tiền cho trẻ em bao gồm bán đồ chơi và quần áo đã cũ ở chợ trời, giúp tổ chức một buổi bán đồ gia đình, làm những món đồ handmade và làm những công việc bình thường quanh nhà để có thêm tiền tiêu vặt.

Những ý tưởng kiếm tiền khác cho trẻ em bao gồm bán đồ chơi và quần áo cũ ở chợ trời, giúp tổ chức một buổi mua bán sân vườn của gia đình và làm những việc vặt xung quanh nhà để kiếm thêm tiền tiêu vặt.

8. Cho trẻ tham gia một lớp học

Có workshop cho người lớn thì cũng sẽ có workshop cho trẻ con. Nhiều công đoàn tín dụng và ngân hàng cung cấp các hội thảo cho trẻ em. Đừng nghĩ rằng con bạn không hiểu gì cả, hãy trao cho chúng một cơ hội. Bạn sẽ không bao giờ hết ngạc nhiên về việc trẻ em hứng thú khi được học về tiền như thế nào.

9. Đặt mục tiêu tiết kiệm cho gia đình

Nếu con muốn mua hay tiêu dùng thì hãy để con biết cách tiết kiệm thay vì xin thêm. Bạn có thể đặt ra một mục tiêu chung cho cả nhà, trong đó có cả tiền tiết kiệm của con để sử dụng nó đến những nơi con thích. Điều này mang lại niềm vui khi tiết kiệm cho cả gia đình và giúp con hiểu được tiền cha mẹ kiếm được không hề dễ dàng.

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

 

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *