Dạy con dùng tiền từ nhỏ sẽ giúp con hình thành thói quen quản lý tiền, tiết kiệm và chi tiêu hợp lý. Bố mẹ sẽ không còn phải lo lắng con sẽ tiêu tiền không đúng mục đích. Bố mẹ hãy tham khảo bài viết để biết thêm một số cách hướng dẫn con dùng tiền thông minh nhé!
Có nên cho con dùng tiền từ sớm?
Nhiều bố mẹ cho rằng không nên cho con tiếp xúc với tiền quá sớm. Vì ở độ tuổi này con chưa hiểu về giá trị của đồng tiền, dễ bị cám dỗ bởi đồ ăn vặt, đồ chơi hoặc dùng tiền chơi điện tử. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của con do ăn đồ ăn không đảm bảo, xao nhãng việc học hành trên lớp…
Tuy nhiên, theo Tiến sĩ xã hội học Phạm Thị Thúy, việc bố mẹ không cho con tiền tiêu không phải là giải pháp tốt nhất cho con. Khi con quá tò mò mà bị cấm thì sẽ dẫn đến những hành động tự phát như lấy trộm tiền để tiêu xài như các bạn. Nếu con có tiền mà không được hướng dẫn cách sử dụng thì còn nguy hiểm hơn. Vì vậy, bố mẹ nên dạy con dùng tiền, tiết kiệm tiền một cách hợp lý.
Dạy con dùng tiền như thế nào?
Cho tiền tiêu theo tuần thay vì theo ngày
Cho con tiền tiêu theo ngày thì con sẽ thoải mái chi tiêu, không nghĩ đến ngày mai vì ngày nào cũng có tiền. Một tuần là khoảng thời gian vừa đủ để con tiêu tiền có trách nhiệm hơn. Thời gian này cũng đủ ngắn để số tiền cho con không quá lớn so với cho tiền theo tháng. Cho tiền mỗi đầu tháng sẽ khiến con tự tin dùng tiền cho một món có giá trị lớn vào đầu tháng. Đến cuối tháng, con không đủ tiền tiêu sẽ lại xin trợ cấp từ bố mẹ.
Đổi nhãn “tiền tiêu vặt” thành “tiền công”
Thay vì cho không tiền tiêu vặt hoặc mắng mỏ trẻ vì không giúp đỡ việc nhà, hãy cho trẻ cơ hội tự kiếm tiền để hiểu về giá trị đồng tiền. Bố mẹ hãy bắt đầu trả công cho trẻ khi trẻ giúp làm những việc nhà. Trẻ sẽ thấy mình trưởng thành hơn và có trách nhiệm hơn với những việc được giao. Từ đó, trẻ hiểu được tiền sinh ra từ giá trị lao động thực sự.
Giúp trẻ quản lý ‘tiền’
Sau khi dạy trẻ cách kiếm tiền và cho trẻ tiền, bố mẹ cần giúp trẻ quản lý số tiền mà mình có. Đồng thời, dạy trẻ cách tiêu tiền thông minh, sáng suốt để không bị cháy túi.
Với trẻ nhỏ, bố mẹ có thể dùng cách truyền thống là giấy và bút để dạy con quản lý tiền. Khi trẻ nhận tiền từ bố mẹ thì phải ghi rõ số tiền, ngày tháng vào một cuốn sổ nhỏ. Sau đó, trẻ sẽ tự ghi chép lại chi tiêu của mình vào cuối ngày. Khi ghi chép lại chi tiêu, trẻ sẽ nhận ra hiệu quả trong cách chi tiêu của mình. Khi trẻ lớn hơn và có điện thoại riêng thì trẻ có thể sử dụng phần mềm có trên điện thoại để quản lý chi tiêu của mình. Cách này giúp trẻ tự rút ra bài học từ những hành động chi tiêu hàng ngày. Từ đó, trẻ hình thành thói quen chi tiêu hợp lý.
>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé
>> Xem thêm: Dạy Con Vào Lớp 1
3 ‘lọ’ tiền: Chi tiêu – Tiết kiệm – Chia sẻ
Bố mẹ dạy con dùng tiền qua công thức phổ biến là chia làm 3 lọ bao gồm: 40% chi tiêu cần thiết – 50% tiết kiệm dài hạn và 10% cho đi. Lọ Chi tiêu cần thiết chiếm 40% số tiền con có. Số tiền này được dùng mua bánh, kẹo, đi chơi, những thứ lặt vặt mà con cần hàng ngày. Lọ Tiết kiệm có tỷ lệ lớn nhất 50% số tiền mình có. Lọ này giúp con học cách tiết kiệm và hiểu được giá trị của việc tiết kiệm tiền từ nhỏ. Tuỳ vào độ tuổi của con, lọ tiền này có thể dùng để mua món đồ đắt tiền mà con muốn. Hoặc để dành cho tương lai, học đại học,.. Lọ Chia sẻ chiếm 10%, dùng để đóng góp cho những việc quan trọng của gia đình, giúp đỡ bạn bè hoặc từ thiện.
Dạy con dùng tiền: dạy con hiểu về tiền bạc theo độ tuổi
Bố mẹ nên dạy con dùng tiền và quản lý tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ? Dưới đây, DSDKids gợi ý bố mẹ một số hoạt động dạy trẻ cách tiêu tiền phù hợp cho từng độ tuổi.
3 – 5 tuổi: Con cần phải chờ đợi để được mua món đồ con muốn
Con phải chờ đợi một tháng để mua đồ chơi Lego mà con đang thích. Đây là cách dạy con dùng tiền trong độ tuổi từ 3 đến 5 hiểu được khái niệm chờ đợi. Trẻ cần được biết: nếu trẻ thực sự muốn một thứ gì đó, trẻ nên tiết kiệm và chờ đợi để mua được món đồ đó.
Các kỹ năng bố mẹ nên dạy con ở độ tuổi này:
- Đếm tiền
- Sở hữu tiền
- Chi tiêu cần thiết
- Tiết kiệm
- Chia sẻ
Các hoạt động rèn luyện khả năng chờ đợi dành cho lứa tuổi từ 3 đến 5:
- Con phải xếp hàng chờ tới lượt chơi xích đu hoặc cầu trượt ở sân chơi. Đây là dịp để bố mẹ giải thích cho con rằng: con phải chờ đợi để có được những điều mình mong muốn.
- Một hoạt động thú vị khác là bày một gian đồ hàng và chơi trò “mua bán” cùng con. Bằng cách đổi tiền để “mua bán”, con sẽ bắt đầu nắm bắt được những điều cơ bản về thương mại.
- Dạy con quản lý tiền theo công thức 3 ‘lọ tiền”: “Chi tiêu”, “Tiết kiệm” và “Chia sẻ”
6 – 10 tuổi: Cho con tự lựa chọn cách tiêu tiền của mình
Ở độ tuổi này, bố mẹ phải giải thích cho con hiểu: Tiền là hữu hạn nên con phải đưa ra những lựa chọn khôn ngoan. Khi con tiêu hết số tiền con đang có, con sẽ không còn gì để tiêu nữa. Giải thích cho con sự khác biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Khuyến khích con suy nghĩ về những điều này trước khi tiêu tiền để con có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn. Ngoài ra, con cũng nên duy trì các hoạt động quản lý tiền theo công thức 3 “lọ” tiền.
Các kỹ năng con cần được học ở độ tuổi này:
- Phân biệt Hàng hóa và Dịch vụ
- Phân biệt Nhu cầu và Mong muốn
- Phân biệt Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Các hoạt động dạy trẻ cách tiêu tiền:
- Cho con tham gia vào một số quyết định mua sắm. Ví dụ: Khi đi mua sắm, bố mẹ hãy giải thích cho con biết con nên đưa ra quyết định tiêu tiền như thế nào. Bố mẹ có thể hỏi con một số câu hỏi như “Đây có phải là thứ thực sự cần thiết không? Hay chúng ta có thể bỏ qua vì ở nhà đã có một món tương tự? ”, “Thay vì mua, chúng ta có thể mượn món đồ này từ ai được không?”,…
- Cho con trải nghiệm lựa chọn với tiền bạc.Ví dụ: bố mẹ cho con một ít tiền và cho lựa chọn món ăn sẽ mua, trong phạm vi số tiền mà con có.
- Yêu cầu con đặt mục tiêu khi tiết kiệm. Số tiền con cần có để đạt được mục tiêu và bao lâu để con đạt được mục tiêu đó.
11 – 13 tuổi: Dạy con dùng tiền cho mục tiêu dài hạn
Ở giai đoạn này, con đã bắt đầu có quan điểm cá nhân về cách chi tiêu và tiết kiệm. Lúc này, bố mẹ nên dạy con dùng tiền vào các mục tiêu dài hạn. Thay vì con dùng toàn bộ tiền tiết kiệm để mua những thứ đắt tiền, bố mẹ hãy chỉ cho con sinh lời trên số tiền tiết kiệm đó.
Các kỹ năng con nên được học ở độ tuổi này:
- Tín dụng
- Nợ
- Lãi suất
- Lập ngân sách
Các hoạt động dạy con dùng tiền:
- Tạo cơ hội cho con tự quản lý tài chính của mình. Khuyến khích con tiết kiệm một phần tiền tiêu vặt hàng tuần.
- Nếu bố mẹ có đủ khả năng, hãy cân nhắc lập một tài khoản tiết kiệm cho con. Cho con thấy số tiền tăng lên theo thời gian từ bảng sao kê mỗi tháng.
- Cho con tiền thưởng, tiền công thay vì tiền tiêu vặt. Cho con một số tiền nhỏ “động viên” mỗi khi con phụ giúp làm việc nhà. Điều này giúp con hiểu rằng số tiền con nhận được là số tiền do con kiếm được, chứ không phải tự nhiên mà có.
>>Xem thêm: Cách dạy con làm giàu từ nhỏ
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline HN: 096 124 9008
Hotline HCM: 096 124 9698
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1