Trước khi đến tuổi trưởng thành, hoạt động vui chơi chính là cuộc sống của bé. Bé sẽ có lối sống lành mạnh hơn khi tham gia các trò chơi vận động tay chân thay vì tập trung vào các trò chơi điện tử online. Nội thất trẻ em DSDkids hi vọng có thể giúp bố mẹ và thầy cô có thêm ý tưởng về trò chơi vận động cho bé qua bài viết tổng hợp 25 trò chơi vận động cho trẻ hay nhất.
Các trò chơi vận động ngoài trời cho bé
Đầu tiên, DSDKids sẽ gợi ý bố mẹ một số trò chơi vận động ngoài trời cho bé. Luật chơi, cách chơi, cần chuẩn bị gì hay lưu ý điều gì trong quá trình chơi những trò chơi vận động này đều sẽ được DSDKids đề cập chi tiết.
1. Trời nắng, trời mưa
Đây là trò chơi phát triển vận động hiệu quả. Bởi sẽ vận dụng khả năng lắng nghe và di chuyển để thực hiện trò chơi. Có thể nói, đây là một trong những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non hiệu quả mà có thể dễ dàng thực hiện.
Luật chơi: Mỗi bé phải tìm một nơi trú mưa để trốn khi có hiệu lệnh “trời mưa”. Ai không tìm được nơi trú sẽ phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Chuẩn bị những vòng tròn trên sân, mỗi vòng cách nhau 30 – 40cm để làm nơi trú mưa. Số vòng ít hơn số trẻ tham gia chơi từ 3 – 4 vòng.
- Trẻ đóng vai học trò đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp phách hay nhịp nhạc. Khi nghe hiệu lệnh: “Trời mưa” thì tự mỗi bé phải tìm một nơi trú mưa để nấp (có nghĩa là chạy vào vòng tròn). Trẻ nào chạy chậm không tìm được nơi để nấp thì sẽ bị ướt và phải ra ngoài một lần chơi.
- Trò chơi tiếp tục, khi có lệnh “trời nắng” thì các bé đi ra xa vòng tròn. Hiệu lệnh “trời mưa” lại được hô lên thì trẻ phải tìm nơi trú mưa.
2. Cáo và thỏ
Luật chơi: Các chú thỏ phải nấp vào đúng hang của mình. Bé thỏ nào bị cáo bắt hay vào nhầm hang thì phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi: Chọn một bé làm cáo ngồi ở một góc, những bé còn lại làm thỏ và chuồng thỏ, cứ một trẻ làm thỏ thì hai trẻ làm chuồng. Hai trẻ làm chuồng nắm tay xếp thành vòng tròn. Sau đó, quản trò hãy yêu cầu các con thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Các con thỏ đi kiếm ăn phải vừa nhảy vừa dùng 2 bàn tay để giả tai thỏ và đọc bài thơ:
”Trên bãi cỏ
Các chú thỏ
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé !
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé !
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”
– Khi bài thơ kết thúc thì cáo xuất hiện, cáo ra bắt đầu đuổi bắt thỏ. Khi thấy cáo, các con thỏ chạy nhanh về chuồng của mình. Những con thỏ nào bị cáo bắt hay vào nhầm hang phải ra ngoài 1 lần chơi, sau đó các bé đổi vai cho nhau.
3. Ai nhanh hơn
Chuẩn bị:
- Các chướng ngại vật (khối gỗ, con ki, túi cát…)
- Bụt bật sâu
- Hầm chui
- Thang leo
- Vòng thể dục
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm tối đa 5 trẻ.
- Cho các bé xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh thì trẻ đứng đầu sẽ ngồi xổm đi qua các chướng ngại vật trên sân, đến bục bật sâu bước lên và nhảy xuống. Sau đó trẻ chạy đến hầm để bò chui qua hầm, chạy đến thang leo để trèo lên xuống thang, chạy lấy vòng rồi quay về xếp cuối hàng. Sau đó bé tiếp theo đứng ngay sau vạch xuất phát sẽ bắt đầu chơi tiếp.
Yêu cầu:
- Trẻ trước chạy đến bục bật sâu phải tự giác ngồi xổm đi dích dắc qua các chướng ngại vật, không để bị nhắc nhiều.
- Trẻ chơi liên tục khoảng 15 phút, không hạn chế số lần chơi.
Chú ý: Người lớn luôn có mặt gần bên thang leo để giúp đỡ cũng như đảm bảo an toàn cho các bé.
4. Chuyền bóng (cho trẻ trên 3 tuổi)
Luật chơi: Trẻ nào làm rơi bóng thì phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Chuẩn bị từ 2 đến 3 quả bóng rồi cho trẻ đứng thành vòng tròn. Có thể chia thành nhiều vòng tròn nếu lớp đông.
- Cứ một nhóm 10 trẻ thì có một quả bóng. Khi có lệnh “bắt đầu” thì trẻ nào cầm bóng đầu tiên sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, cứ thế lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Vừa chuyền vừa hát theo nhịp:
”Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanhbạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”
- Có thể chia làm 2 hoặc 3 nhóm và thi đua cùng nhau, nhóm thắng cuộc là nhóm có ít bạn làm rơi bóng nhất.
Lưu ý: Đây là một trò chơi vận động cho trẻ 3 tuổi trở lên. Các trẻ nhỏ hơn, bố mẹ hoặc thầy cô nên để trẻ tham gia các trò chơi khác.
5. Hái quả (cho trẻ từ 1,5 tuổi)
Hái quả có thể được xem như trò chơi vận động tinh. Khi bé sẽ sẽ vận dụng khả năng của cả tay và chân để thực hiện. Nhờ vậy mà trẻ được phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần.
Chuẩn bị:
- Phấn vẽ.
- Sọt đựng.
- Các cây nấm hoặc con ki.
- Chậu cây có 10 quả.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm tối đa 3 – 4 trẻ.
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Khi nghe hiệu lệnh, trẻ sẽ làm chú gấu bò qua đường hẹp và sau đó bật liên tục qua các vòng tròn. Trẻ tiếp tục chạy dích dắc qua các chướng ngại vật đến cây hái quả rồi chạy về bỏ vào sọt đựng quả, về xếp cuối hàng chờ đến lượt sau.
Yêu cầu:
- Đây là một trò chơi vận động cho trẻ nhà trẻ, các trẻ tham gia chơi từ 1.5 tuổi trở lên.
- Khi trẻ trước bò hết đường hẹp hoàn toàn thì trẻ sau mới bắt đầu bò.
- Trẻ phải vận động liên tục đến cả nhóm hái hết quả.
- Trẻ chơi liên tục từ 10 – 15 phút, không hạn chế đến số lần chơi của trẻ.
6. Chi chi chành chành (cho trẻ từ 3 tuổi)
Cách chơi: Cho một bé đứng xòe bàn tay ra, các bé còn lại đưa một ngón tay trỏ vào lòng bàn tay đó rồi đọc nhanh bài đồng giao:
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế
Chấp dế đi tìm
Ù à ù ập.”
– Đến chữ “ập” thì trẻ xòe tay nhanh chóng nắm tay lại, còn lại thì cố gắng rút ngón tay ra thật nhanh, trẻ nào rút không kịp bị nắm trúng thì phải làm người xòe ra, đọc câu đồng dao cho các bạn khác chơi.
7. Ô tô vào bến (cho trẻ từ 2 tuổi)
Ô tô vào bến là trò chơi vận động nhà trẻ từ 2 tuổi trở lên. Đây có thể là những trò chơi vận động mầm non 5 – 6 tuổi có thể giúp trẻ được phát triển hơn.
Luật chơi: Ô tô phải vào đúng bến của mình. Bé nào đi nhầm phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi:
- Chuẩn bị từ 4 đến 5 lá cờ có màu sắc khác nhau. Chia sân chơi làm 4 đến 5 chỗ tương ứng với các màu của lá cờ.
- Phát cho trẻ một lá cờ hoặc giấy màu có cùng màu với người quản trò.
- Trẻ làm ô tô với nhiều màu khác nhau.
- Khi có hiệu lệnh: “Ôtô chuẩn bị về bến” thì lúc này người quản trò đưa hiệu lệnh màu cờ nào thì ô tô màu đó sẽ vào bến.
- Cho trẻ chạy tự do trong phòng, vừa chạy các bé sẽ giả vờ như lái ôtô và hô: “Bim, bim, bim…”
- Cứ khoảng 30 giây lại hiệu lệnh 1 lần. Cờ màu nào được giơ lên thì ôtô màu đó chạy về bến. Các ôtô khác vẫn tiếp tục chạy nhưng chạy chậm lại. Trẻ nào nhầm bến phải ra ngoài một lần chơi.
8. Bắt chước tạo dáng (cho trẻ từ 1,5 tuổi)
Luật chơi: Trẻ phải đứng ngay lại khi có hiệu lệnh và phải trả lời đúng dáng đứng của mình giống con vật gì.
Cách chơi:
- Trước khi chơi, trẻ được gợi nhớ lại một số hình ảnh qua các câu hỏi như con mèo nằm như thế nào? Con gà mổ thóc ra sao?
- Trẻ phải tự nghĩ xem mình sẽ làm con nào để đến khi nghe hiệu lệnh tạo dáng thì tất cả trẻ sẽ tạo dáng theo các hình ảnh mà trẻ đã liên tưởng từ trước. Sau đó, hỏi trẻ về kiểu dáng đứng tượng trưng cho con gì và trẻ phải trả lời đúng. Để trò chơi được vui hơn, hãy cho trẻ chạy tự do trong phòng theo nhịp vỗ tay. Khi có hiệu lệnh tạo dáng trẻ sẽ dừng lại và tạo dáng.
9. Vượt chướng ngại vật
Đây là trò được nằm trong số các trò chơi vận động cho trẻ mầm non mà thầy cô hay bố mẹ có thể hướng dẫn bé thực hiện. Điều này sẽ giúp bé phát triển hơn về khả năng vận động của trẻ.
Chuẩn bị:
- Hầm chui hoặc thùng giấy.
- Phấn vẽ.
- Dây đeo vòng: vòng bằng nhựa hay bìa cứng.
- Chai nhựa.
Cách chơi:
- Chia trẻ thành các nhóm, mỗi nhóm tối đa là 5 trẻ.
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc sau vạch xuất phát. Sau khi nghe hiệu lệnh, trẻ sẽ chạy lên bật (chụm 2 chân) qua “suối”, chạy, bò chui qua đường hầm, chạy đến dây đeo vòng nhảy lên cao lấy vòng bằng 2 tay. Sau đó đứng tại chỗ ném vòng vào cổ chai nhựa, rồi chạy về xếp cuối hàng.
Yêu cầu:
- Trẻ trước bò chui qua hầm hoàn toàn thì trẻ sau mới bắt đầu chạy từ điểm xuất phát một cách tự giác.
- Trẻ chơi liên tục trong 15 phút, không hạn chế số lần chơi của trẻ.
10. Tàu hỏa
* Luật chơi: Trẻ phải xuất phát và ngừng lại theo đúng hiệu lệnh. Trẻ nào không thực hiện đúng phải ra ngoài không chơi 1 vòng.
* Cách chơi:
- Vẽ 2 đường thẳng song song với nhau hay sử dụng hàng gạch lót nền làm vạch.
- Cho trẻ xếp thành hàng dọc, tay đặt lên vai nhau làm đoàn tàu hỏa đi giữa 2 đường thẳng song song.
- Khi cờ xanh được giơ lên, trẻ di chuyển làm thành đoàn tàu, miệng kêu: “xình xịch”.
- Khi có hiệu lệnh: “Tàu lên dốc” thì tất cả phải đi bằng gót chân và miệng kêu: “tu tu”
- Khi có hiệu lệnh: “Tàu xuống dốc” thì tất cả phải đi bằng mũi chân và miệng kêu: “tu tu”.
* Chú ý:
- Nên thường xuyên thay đổi hiệu lệnh để trò chơi được vui hơn.
- Khi trẻ đang đi bằng gót chân (tàu lên dốc) thì đừng ra hiệu lệnh “tàu xuống dốc” ngay.
- Nhịp độ ra hiệu lệnh chậm quá thì trò chơi sẽ mất vui, nhịp độ ra hiệu lệnh nhanh quá thì hàng ngũ sẽ bị lộn xộn. Vậy nên, phải để ý nhịp độ ra hiệu lệnh.
11. Trò chơi di chuyển thành hàng
Chuẩn bị:
- Dây ruy băng màu
- Băng keo
Cách chơi:
- Dùng băng keo để dán ruy băng thành đường thẳng trên sàn rồi chuyển góc để tạo thành nhiều đường vuông góc và song song với nhau.
- Bé cần đi theo đường ruy băng, chân sau nối gót chân trước.
- Có thể cho các bé nối đuôi thành đoàn tàu và đi theo nhau.
12. Trò chơi Nhảy lò cò
Chuẩn bị:
- Phấn vẽ
Cách chơi:
- Vẽ các ô trên sàn với số lượng tùy thích. Điền số hay chữ cái vào các ô.
- Bé sẽ đứng tại vị trí bắt đầu và nhảy vào ô mà bé chọn. Có thể chọn ô cho bé nhảy bằng các đọc số hay chữ cái của ô.
- Trò này giúp bé làm quen nhiều hơn với việc đọc chữ cái và con số, giúp chúng học nhanh hơn.
13. Trò chơi Lá và gió
Luật chơi: Gió thổi thì lá bay, gió ngừng thổi thì lá dừng lại. Nếu ai làm đúng sẽ được cô khen, nếu làm sai thì phải nhảy lò cò
Cách chơi:
- Quản trò đóng vai làm gió, các bé làm những chiếc lá rụng trên sân.
- Khi gió thổi mạnh thì tất cả những chiếc lá trên sân bay nhanh.
- Khi gió thổi nhẹ thì bay chậm, gió ngừng thì lá dừng hẳn lại.
- Nhắc trẻ không chen lấn xô đẩy nhau.
14. Trò chơi Ô tô và chim sẻ
Luật chơi:
- Khi nghe thấy tiếng còi kêu: “bim bim” trẻ phải nhảy tránh sang hai bên đường.
Cách chơi:
- Chuẩn bị 1 hoặc 2 vòng tròn nhỏ đường kính khoảng 20cm.
- Quy định chỗ chơi ở giữa sân chơi, vẽ hai cạnh đường giới hạn làm đường ô tô và vỉa hè.
- Người quản trò cầm vòng tròn xoay xoay giả làm “ô tô”, trẻ giả làm “chim sẻ”.
- Các con “chim sẻ” phải nhảy kiếm ăn trên mặt đường.
- Khi ô tô kêu “bim bim” và chạy đến. Chim sẻ (trẻ chơi) phải nhanh chân bay (chạy) nhanh lên các vòm cây bên đường (ra ngoài đường ô tô).
- Khi “ô tô” đã chạy qua rồi, “chim sẻ” lại xuống đường vừa nhảy vừa mổ thóc ăn.
- Có thể chọn khoảng hai em nhanh nhẹn làm “ô tô”.
Chú ý: Để trẻ không bị luống cuống khi né tránh, “ô tô” cần phải kêu to và chạy chầm chậm khi đến gần “chim sẻ”. Cần phải nhắc nhở các em không được xô đẩy nhau trong khi chơi. Khi trẻ nhảy khoảng 30 giây thì “ô tô” nên xuất hiện và kêu “bim bim” để trò chơi được vui hơn.
15. Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ (trò chơi làm theo tín hiệu đèn)
Đây là một trò chơi vận động tập thể, khi trò này được thực hiện bởi nhiều bạn nhỏ. Trò này sẽ giúp cho bé tăng cường tính đoàn kết và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Chuẩn bị:
- Ba thẻ tín hiệu đèn đỏ, đèn xanh, đèn vàng.
- Sân bãi rộng rãi, bằng phẳng.
Luật chơi:
- Trẻ phải chạy và dừng lại theo đúng tín hiệu đèn giao thông, ai sai phải ra ngoài một lần chơi.
Cách chơi
- Khi có hiệu lệnh: “Ô tô xuất phát”, trẻ làm động tác lái ô tô, miệng kêu “Bim bim” và chạy chậm.
- Khi có tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại.
- Khi có hiệu tín hiệu đèn xanh trẻ tiếp tục chạy.
- Khi có hiệu lệnh: “Máy bay cất cánh”, trẻ dang 2 tay, nghiêng người làm máy bay bay, miệng kêu “Ù ù…” và chạy nhanh.
- Khi có thẻ xanh các bé chạy, thẻ đèn vàng bé đi từ từ chậm lại.
- Khi có hiệu lệnh “Máy bay hạ cánh”, đồng thời đưa tín hiệu đèn đỏ bé phải dừng lại.
- Khi có hiệu lệnh: “Thuyền ra khơi”, trẻ ngồi nhanh xuống, làm động tác chèo thuyền.
- Khi có hiệu lệnh “Thuyền về bến”, đồng thời giơ tín hiệu đèn đỏ, trẻ dừng lại và đứng dậy.
- Nên thay đổi tín hiệu đèn liên tục và chú ý quan sát để trẻ thực hiện cho đúng.
- Cho trẻ tự điều khiển trò chơi sau khi trẻ thành thạo.
16. Trò chơi hô hào
Với trò chơi này cần chuẩn bị một số vật dụng như: đa dạng các đồ vật có nhiều màu sắc khác nhau. Kẻ vạch xuất phát và vạch đích cho bé
Luật chơi: Sau khi nghe hiệu lệnh: bé sẽ chạy đến và chọn đồ vật có cùng màu.
Về cách chơi như sau:
- Bé sẽ được chuẩn bị nhiều đồ vật và những màu sắc khác nhau.
- Người chơi sau khi nghe hiệu lệnh sẽ di chuyển và tìm những đồ vật nào có cùng màu sắc.
- Người thắng là người có nhiều đồ vật trùng màu sắc nhất, khi trở về vạch đích.
17. Thổi bong bóng xà phòng
Là trò chơi vận động ngoài trời giúp bé phát triển toàn diện hơn. Bố mẹ có thể chơi cùng bé ở trò chơi này, giúp bố mẹ và bé có thể gắn bó tình cảm với nhau.
Đối với trò này cần chuẩn bị cho bé một dụng cụ tạo bong bóng và một cái vòng lắc
Cách chơi trò này cũng khá đơn giản:
- Bố mẹ đứng đối diện bé cách nhau khoảng một mét.
- Nhiệm vụ của bố mẹ là dùng dụng cụ tạo bong bóng để tạo ra bong bóng. Bé sẽ dùng cái vòng lắc để bắt những quả bong bóng đó.
- Bố hoặc mẹ đứng cạnh bên để đếm số lượng bong bóng bé đã bắt được. Sau một thời gian tầm một phút chẳng hạn.
18. Trò chơi thuyền vào bến
Đối với trò này sẽ giúp bé phát triển khả năng nhận diện màu sắc được tốt hơn. Với trò này nhiệm vụ của bé là chọn bến có màu sắc giống với những chiếc thuyền. Cũng như, đặt thuyền đúng vị trí của bến.
Dụng cụ cần chuẩn bị:
- Chuẩn bị cho bé những chiếc thuyền có màu sắc khác nhau.
- Dùng những lá cờ hay một thứ gì đó để đánh dấu màu sắc.
Luật chơi
- Mỗi bé sẽ cầm sẵn chiếc thuyền của mình trên tay. Màu sắc có thể cho bé tự do lựa chọn
- Sau khi nghe hiệu lệnh xuất phát. Bố mẹ có thể hô ” trời sắp bão to mau đưa thuyền cặp bến”. Các bé sẽ mau chóng đưa thuyền của mình vào bến theo màu đúng màu của bến.
- Bé thắng cuộc là bé đưa thuyền mình cặp bến đúng màu sắc của bến và nhanh nhất.
19. Trò chơi giẫm xốp bong bóng
Trò này sẽ giúp bé kích thích khả năng vận động của bé. Khi bé sẽ dùng chân không để ngẫm lên những miếng xốp. Bé sẽ thấy thích thú hơn trong lúc chơi trò này, bởi bé sẽ tạo nên những âm thanh thú vị.
Dụng cụ cần có: Bố mẹ nên chuẩn bị một tấm xốp bong bóng.
Cách chơi:
- Trên sàn đã có sẵn một tấm xốp bong bóng.
- Bảo bé dùng chân trần để giẫm lên và tạo nên những âm thanh.
- Sau một thời gian, bé có thể nhảy lên chúng để tạo ra một âm thanh to hơn.
20. Trò chơi bắt đĩa bay
Với trò này sẽ cần một không gian rộng lớn hơn để chơi. Có thể đó là ở công viên, hay sân vườn có kích thước lớn. Bé có thể tự do di chuyển trong khuôn viên những nơi này để giúp bé phát triển tốt hơn về thể chất.
Với trò này bố mẹ cần chuẩn bị cho bé những chiếc đĩa nhựa.
Cách chơi:
- Cho bé đứng ở những vị trí cách xa với mọi người.
- Bé sẽ đứng và nén những chiếc đĩa nhựa này bay đi.
- Tiếp theo, cho bé đi nhặt những chiếc đĩa này. Điều này, sẽ giúp bé phát triển về mặt thể chất.
21. Trò chơi nhảy qua hộp
Đây là trò chơi dành cho các bé mầm non thuộc nhóm các trò chơi vận động cho trẻ 5 tuổi mà bố mẹ có thể ứng dụng cho trẻ thực hiện. Trò này sẽ làm cho bé tăng cường khả năng đi, đứng của bé được tốt hơn. Giúp bé có thể thư giãn sau thời gian học tập căng thẳng.
Chuẩn bị:
- Một vài những cái hộp để cho bé thực hiện trò chơi.
- Những chiếc cọ và màu để cho bé sơn lên những chiếc hộp này.
- Kẻ cho bé vạch xuất phát và vạch đích
Cách chơi
- Xếp những chiếc một đã tô thành một hàng.
- Đặt món đồ chơi cho bé ở chiếc hộp cuối cùng
- Sau khi nghe hiệu lệnh, bé sẽ di chuyển và nhảy qua những chiếc hộp này để lấy đồ chơi. Khi lấy xong cho bé quay lại vạch xuất phát.
Các trò vận động trong nhà cho bé
Nhắc đến trò chơi vận động dành cho trẻ mầm non không thể thiếu trò chơi vận động trong nhà. Dưới đây, DSDKids giới thiệu 4 trò chơi vận động hay và đơn giản mà trẻ không nên bỏ lỡ.
1. Ném vòng
Chuẩn bị:
- Bộ trò chơi ném vòng hoặc chai nhựa và vòng tròn
Lưu ý:
- Không giới hạn số lượng người ném vòng, có thể tổ chức trò chơi từ 2-3 bé
- Địa điểm lý tưởng là những nơi rộng rãi, thoáng mát
Cách chơi
- Đặt chai hoặc lon thành một hàng thẳng cách nhau 50-60 cm. Hoặc dùng bộ đồ chơi ném vòng có sẵn
- Vẽ vạch chuẩn cách chai từ 100-150cm (tùy chỉnh theo khả năng và mức độ chơi).
- Các bé xếp hàng đứng dưới vạch kẻ, lần lượt ném mỗi bé một lần ném 3 vòng. Mỗi lần chơi cho 3 bé ném.
- Sau khi có tín hiệu bắt đầu, các bé được phép ném vòng. Nếu ai ném được nhiều vòng lọt vào nhất thì bé đó là người thắng cuộc.
2. Yoga cùng ván thăng bằng
Ván thăng bằng không còn là một trò chơi vận động xa lạ đối với bố mẹ quan tâm đến phương pháp giáo dục sớm Montessori. Cấu trúc não hình thành đến 97% khi bé 2 tuổi. Trong giai đoạn này sức mạnh cơ bắp – sự cân bằng – khả năng điều khiển và phối hợp rất quan trọng đối với bé. Ván thăng bằng – đồ chơi sáng tạo giúp trí não cân bằng và phát triển vượt trội cho bé.
Chuẩn bị:
- Ván thăng bằng
Cách chơi
- Bé có thể dang chân đứng thăng bằng trên ván hoặc nằm trên ván theo kiểu võng đu đưa
- Người lớn nên ở bên cạnh để bé không bị té khi lần đầu tập giữ thăng bằng
- Hai chân phải cân đối hai bên, sau khi cân bằng mới bắt đầu dùng lực để thử đung đưa
3. Chơi bập bênh
Chuẩn bị:
- Bập bênh
Cách chơi:
- Có hai loại bập bênh: loại cho một bé và loại cho hai bé
- Đối với loại cho một bé thì chỉ cần đảm bảo bé ngồi đúng tư thế như cưỡi ngựa và không đung đưa quá mạnh
- Đối với loại cho 2 bé, có độ nguy hiểm cao hơn, phải luôn đảm bảo có người lớn bên cạnh từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc. Đồng thời, bé phải dùng tay nắm chặt điểm tựa khi chơi
4. Nhảy thú nhún
Chuẩn bị:
- Thú nhúng
Cách chơi:
- Đảm bảo bé ngồi đúng tư thế trên thú nhúng, cho bé nhúng ở nơi bằng phẳng và không có nhiều đồ vật dễ rơi
- Không cho bé nhúng mạnh để tránh bị té
5. Chơi đồ chơi nhà bếp
Trẻ nhỏ thì thường rất thích quan sát, làm theo và muốn được nấu những món ăn đa dạng như người lớn nhưng nhà bếp là khu vực nguy hiểm với dụng cụ sắc nhọn hay nước nóng… Thực tế, việc để bé trải nghiệm nấu ăn mang đến rất nhiều lợi ích. Giúp bé nắm được các quy tắc an toàn, cách sử dụng đồ dùng nhà bếp, phân biệt nguyên liệu… và hứng thú hơn với bữa ăn. Bộ đồ chơi nhà bếp sẽ giúp các bé hiểu được phần nào cách hoạt động của gian bếp. Đồng thời, chơi nấu ăn cũng một trong các trò chơi vận động cho trẻ trong nhà được ưa chuộng.
Chuẩn bị:
- Bộ đồ chơi nhà bếp
Cách chơi:
- Tùy theo bộ đồ chơi nhà bếp, bố mẹ và giáo viên nên đọc kỹ các thành phần của bộ đồ chơi.
- Khi bé chơi phải ở gần bé để đảm bỏ bé không thử cắn hay nuốt món gì. Đồng thời, giải đáp các thắc mắc của bé khi chơi.
6. Trò chơi đẩy đồ chơi
Trò này sẽ tốt cho bé trong những giai đoạn đầu của việc tập đi. Khi bé sẽ dùng chiếc xe kéo đồ chơi để giúp bé như điểm tựa cho bé khi đi
Dụng cụ cần có: Bố mẹ sắm cho bé một chiếc xe đẩy đồ chơi bằng gỗ.
Cách thực hiện
- Cho bé đứng ở một bên đối diện với bố mẹ.
- Bố mẹ dùng khẩu hiệu để cho bé đẩy chiếc xe theo hướng của mình.
- Nên động viên, khuyến khích bé để giúp bé thêm năng lượng để cho bé di chuyển.
7. Trò chơi vận động lá và gió
Đây là trò được thực hiện bởi cả cô và trẻ. Cô đóng vai trò là cơn gió và trẻ đóng vai trò là những chiếc lá.
Cách chơi:
-
- Quy định cho trẻ là những chiếc là và cô bây giờ là cơn gió
- Cô ra hiệu gió mạnh lá sẽ bay nhanh, gió vừa sẽ bay chậm hơn.
- Cứ như thế thực hiện vài lần để giúp bé phát triển tốt hơn về mặt thể chất.
8. Trò chơi con bọ dừa
Đây là trò chơi vận động cho trẻ 24 – 36 tháng tuổi mà bố mẹ hay cô giáo có thể thực hiện dễ dàng.
Cách chơi
Cô sẽ đọc câu
“Bọ dừa mẹ theo trước
Bọ dừa con theo sau
Gió thổi ngã chổng quèo
Bọ dừa kêu ối! ối!…!”
Cô đóng vai trò là bọ dừa mẹ bò đi trường. Trẻ là bọ dừa con sẽ bò theo sau. Trong lúc chơi cả cô và bé liên tục đọc lời của trò chơi để tăng thêm phần hứng thú. Khi đọc đến câu ” Gió thổi ngã chổng quèo” thì cô và trẻ sẽ lăn ra sàn và kêu “ối ối”
Các trò chơi dân gian cho trẻ mầm non
1. Cướp cờ
Trò chơi vận động cướp cờ thuộc những trò chơi dân gian dễ thực hiện. Khi mà không cần phải chuẩn chuẩn bị quá nhiều dụng cụ để thực hiện, với những thứ sau:
Chuẩn bị:
- Một cây gậy cột khăn, mảnh vải bất kì để làm cờ
- Một vòng tròn có một cục gạch hoặc cái lỗ ở giữa để giữ cờ thẳng đứng
- Vạch xuất phát cũng là nhà của 2 đội
Cách chơi:
- Quản trò chia các bé chơi thành hai đội, hai đội có số lượng bằng nhau từ 5-6 bạn, đứng hàng ngang ở vạp xuất phát của đội mình. Đếm theo số thứ tự 1,2,3,4,5… các bé phải nhớ số của mình.
- Khi quản trò gọi số nào thì thành viên đại diện cho số đó của hai đội nhanh chóng chạy đến vòng và cướp cờ.
- Khi quản trò gọi số nào về thì số đó phải về
- Một lúc quản trò có thể gọi hai ba bốn số
Luật chơi:
- Đội mất điểm khi bé cằm cờ của đội mình bị bé đội bạn chạm vào người trên sân đấu.
- Thắng cuộc khi lấy được cờ chạy về vạch xuất phát của đội mình mà không bị đội bạn chạm vào người.
- Khi có nguy cơ bị chạm vào người thì được phép bỏ cờ xuống đất để tránh bị thua
- Chỉ tính thua khi các số giống nhau chạm vào nhau. Nếu bị số khác vỗ vào không thua
- Không được ôm, giữ nhau, cản trở để cho bạn cướp cờ
- Khoảng cách cờ đến hai đội bằng nhau
2. Dung dăng dung dẻ
Cách chơi:
- Từ 5-10 em sẽ tạo thành 1 nhóm
- Quản trò vẽ sẵn các vòng tròn nhỏ trên đất sao cho số lượng vòng tròn ít hơn số người chơi.
- Khi chơi các bé nắm áo tạo thành một hàng đi quanh các vùng tròn và cùng đọc câu
”Dung dăng dung dè dắc trẽ đi chơi
Đi đến cổng trời gặp cậu gặp mợ
Cho cháu về quê, cho dê đi học, cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp, ngồi xệp xuống đây”
- Khi đọc hết chữ đây các bé chơi nhanh chóng tìm một vòng tròn để ngồi vào. Chắc chắn sẽ có bé không có vòng tròn để ngồi.
- Tiếp tục xoá vòng tròn và chơi như trên cho đến khi chỉ tìm thấy bé chiến thắng cuối cùng.
Luật chơi:
- Trong 1 khoản thời gian bạn nào không có vòng thì bị thua
- Hai bạn ngồi cùng 1 vòng bạn nào ngồi xuống dưới là thắng
3. Thả chó
Cách chơi:
- Một bé đóng vai “chú chó”
- Một bé đóng vai “ ông chủ”
- Các bé còn lại đống vai “thỏ con”
- Các bé cùng hát: “ve ve chùm chùm, cá bóng nổi lửa, ba con lửa chết trôi, ba con voi thượng đế, ba con dế đi tìm, ù a ù ịch”
- Một bé làm ông chủ xòe ngửa bàn tay phải, các bé ngồi thành vòng tròn bên xung quanh ông chủ và lấy ngón tay của mình đặt vào lòng bàn tay của ông chủ khi nghe có có câu “ù a ù ịch” thì các bạn sẽ rút tay ra ông chủ sẽ bốp tay lại.
Luật chơi:
- Khi bé nào bị ông chủ nắm ngón tay, sẽ đóng vai chú chó, các bé còn lại sẽ làm thỏ
- Khi ông chủ tả một vật nào đó thì lập tức các chú thỏ sẽ chạy tới chạm vào vật đó ngay. Trong lúc đó ông chủ sẽ đếm đến ba và thả chó
- Khi thấy chú chó được thả ra thì thỏ phải chạy nhanh đến chỗ vật ông chủ yêu cầu để chạm vào. Và quay về chạm ông chủ.
- Khi thấy chú chó tới gần thì các chú thỏ phải đi về ở tư thế ngồi khum người, 2 tay chéo nhau đặt lên lổ tai. Nếu sai tư thế thì chú có có quyền bắt
- Bé bị chú chó đụng sẽ bị đóng vai chú chó cho vòng sau.
4. Chơi chuyền
Chơi chuyền là một trong những trò chơi vận động tay quen thuộc thường dành cho con gái. Số người chơi 2-5 người. Đồ chơi gồm có 10 que nhỏ (có thể dùng đũa hay ống hút) và một quả banh tròn đàn hồi (thường là banh tenis).
Cách chơi:
- Cầm quả banh và các que bằng 1 tay.
- Vừa phải tung lên không trung vừa thực hiện các bước như rải que và nhặt từng que theo từng cấp độ một một, đôi đôi, ba ba đê.
- Sau mỗi lần banh nảy lên từ mặt đất, phải thực hiện 1 bước và chụp lại banh
- Hết bàn mười thì chuyền bằng hai tay: chuyền một vòng, hai vòng hoặc ba vòng… và hát: “Đầu quạ, quá giang, sang sông, trồng cây, ăn quả, nhả hột…” khoảng 10 lần là hết một bàn chuyền.
- Bé nào hoàn thành trước sẽ là người thắng cuộc
Trò chơi dân gian “Chơi chuyền” với banh tenis và đũa gỗ
5. Bịt mắt bắt dê
Chuẩn bị:
- Một chiếc khăn để bịt mắt
Cách chơi:
- Một bé xung phong để bị bịt mắt lại bằng một chiếc khăn. Các bé còn lại đứng thành vòng tròn xung quanh người bị bịt mắt.
- Khi nào quản trò hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả các bé không bị bịt mắt phải nghe theo. Lúc này bé bị bịt mắt sẽ đi xung quanh để bắt ai đó
- Các bé phải cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng.
- Khi bé ào đó bị bắt, người bị bịt mắt đoán đúng tên thì bé phải thay bé bị bịt để ra “bắt dê” vào vòng sau, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và chơi tiếp.
6. Ô ăn quan
Chuẩn bị:
- Phấn vẽ
- Đá tròn nhỏ hoặc viên bi
Cách chơi:
- Vẽ bàn cờ ô ăn quan. Cho 5 hòn đá nhỏ vào mỗi ô nhỏ hai bên (ô lính), mỗi ô lớn ở 2 đầu cạnh chiều rộng của hình chữ nhật (ô quan) sẽ đặt 1 hòn đá lớn
- Bé thứ nhất chọn nắm sỏi trong ô vuông nhỏ thuộc dãy của mình rồi rãi đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông cả phần của ô quan lớn, khi đến hòn sỏi cuối cùng ta vẫn bắt lấy ô bên cạnh và cứ thế tiếp tục rãi.
- Cho đến khi viên sỏi cuối cùng được dừng trước một ô trống thì ngừng lại. Nếu tính theo chiều rãi mà bên cạnh ô trống có đá thì đó là phần đá bé rãi giành được. Nếu là 2 ô trống liên tiếp hay viên đá cuối cùng ngừng trước 1 ô quan thì bé không có phần thưởng.
- Sau đó bé đối diện được bắt đầu.
- Cứ tiếp tục đến khi ai quan đều được sở hữu. Bé nào ăn nhiều điểm nhất thắng. Mỗi viên đá nhỏ là 1 điểm, 1 viên đá lớn (quan) bằng 10 hòn đá nhỏ.
7. Mèo đuổi chuột
Cách chơi:
- Trò chơi cần 7-10 người đứng thành vòng tròn, tay nắm tay, giơ cao lên qua đầu. Rồi bắt đầu hát.
“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Mèo chạy đằng sau
Thế rồi chú chuột lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo, bác mèo hóa chuột”
- Một bé được chọn làm mèo và một bé được chọn làm chuột.
- Mèo và chuột đứng vào giữa vòng tròn, quay lưng vào nhau. Khi mọi người hát đến câu cuối thì chuột bắt đầu chạy, mèo phải rượt theo đằng sau.
- Mèo phải chạy đúng chỗ chuột đã chạy.
- Mèo thắng khi mèo bắt được chuột. Chuột thắng khi mèo bỏ cuộc hoặc chạy sai vị trí mà chuột đã chạy
- Rồi hai người đổi vai trò mèo chuột cho nhau. Trò chơi lại được tiếp tục.
8. Rồng rắn lên mây
Cách chơi:
- Một bé làm thầy thuốc, những bé còn lại sắp hàng một, tay người sau nắm vạt áo người trước hoặc đặt trên vai của người phía trước. Sau đó tất cả bắt đầu đi lượn qua lượn lại như con rắn, vừa đi vừa hát:
“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
- Thầy thuốc trả lời:
“Thấy thuốc đi chơi ! (hay đi chợ, đi câu cá , đi vắng nhà… tùy theo ý bé)”
- Cả đoàn tiếp tục hát cho đến khi thầy thuốc trả lời:
“Có ! Rồng rắn đi đâu?”
- Bé đứng đầu của đoàn trả lời và liên tục đối đáp với thầy thuốc:
“Rồng rắn đi lấy thuốc để chữa bệnh cho con.”
Con lên mấy ?
Con lên một
Thuốc chẳng hay
Con lên hai.
Thuốc chẳng hay.”
- Cứ thế cho đến khi:
“Con lên mười.
Thuốc hay vậy.”
- Cuộc đối đáp tiếp tục khi thầy thuốc đòi hỏi:
“Xin khúc đầu.
Những xương cùng xẩu.
Xin khúc giữa.
Những máu cùng me.
Xin khúc đuôi.
Tha hồ mà đuổi.”
- Lúc đó thầy thuốc phải tìm cách làm sao mà bắt cho được người cuối cùng trong hàng.
- Ngược lại thì người đứng đầu phải dang tay cố ngăn cản không cho người thầy thuốc bắt được cái đuôi của mình, trong lúc đó cái đuôi (bé cuối hàng) phải chạy và tìm cách né tránh thầy thuốc.
- Nếu thầy thuốc bắt được người cuối cùng thì người đó phải ra thay làm thầy thuốc.
- Nếu đang chơi giữa chừng, mà rồng rắn bị đứt thì tạm ngừng để nối lại và tiếp tục trò chơi.
9. Nhảy bao bố
Đối với trò chơi vận động nhảy bao bố thì khá đơn giản để có thể thực hiện. Trò này được thực hiện thông qua một số điều sau:
Cách chơi:
- Chia người chơi làm hai đội trở lên, mỗi đội phải có số người bằng nhau, xếp thành hành dọc. Mỗi đội có một hàng dọc để nhảy và có một vạch xuất phát và một vạch đích.
- Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao. Sau khi nghe lệnh xuất phát thì mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại vạch xuất phát để đưa bao cho người thứ 2 nhảy. Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.
Luật chơi:
- Ai nào nhảy trước hiệu lệnh xuất phát là phạm luật
- Nhảy chưa đến mức quy định mà quay lại cũng phạm luật.
- Nhảy chưa đến đích mà bỏ bao ra cũng phạm luật và có thể bị loại khỏi cuộc chơi nếu bị nhắc nhiều lần.
10. Kéo co
Chuẩn bị:
- Phấn vẽ
- Dây thừng hoặc dây chuyên dùng cho kéo co
- Găng tay cho bé
- Một cái khăn hoặc miếng vải để cột làm mức
Cách chơi:
- Chia người chơi làm hai đội, mỗi đội phải cân sức (vừa có bé nam, vừa có bé nữ, vừa có bé khỏe, vừa có bé yếu).
- Kẻ 1 vạch mức giữa hai đội
- Hai đội đứng hai bên mang bao tay bảo hộ an toàn. Sợi dây được cột chiếc khăn ở giữa làm cột mốc và được đặt tại vạch mức
- Trọng tài đứng ở giữa vạch xuất phát, cầm cờ và hô to 1…2…3 bắt đầu thì hai đội chơi bắt đầu kéo.
- Hai đội dùng hết sức kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được điểm mốc đánh dấu trên dây về phía mình thì đó là đội chiến thắng.
- Trò chơi kéo co thường diễn ra từ 5 – 10 phút và hai đội phải thi đấu 3 lượt để phân thắng bại.
- Đội nào có hai lượt thắng sẽ là đội dành chiến thắng.
DSDKids hi vọng bài viết trên sẽ giúp bố mẹ và thầy cô có thêm ý tưởng trong việc tổ chức trò chơi vận động cho trẻ mầm non thú vị trong các buổi vui chơi hay tiệc ngoài trời lẫn trong nhà cho bé.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai