Phương Pháp Giáo Dục Trí Tuệ Cảm Xúc: Giúp Trẻ Luôn Sống Tích Cực

Như chúng ta đã biết, cuộc sống hiện đại ngày nay đang vô cùng khắc nghiệp và không kém phần phức tạp. Điều này đã làm cho một bộ phận con người không thể vượt qua rào cản của cảm xúc. Rất nhiều người mắc bệnh tâm lý: Trầm cảm, rối loạn nhân cách hoặc chống đối xã hội. Để tránh những hậu quả đáng tiếc cho con em, ba mẹ cần quan tâm và giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Bài viết về phương pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc dưới đây, chính chìa khoá giúp phụ huynh giáo dục và phát triển cho trẻ một cách toàn diện. 

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” (EQ – Emotional Intelligence) được định nghĩa là khả năng nhận thức và liên kết những cảm xúc của bản thân. Nói cách khác, trí tuệ cảm xúc (EQ) là khả năng thể hiện và quản lý cảm xúc một cách thích hợp. Đó là khi chúng ta hiểu và tôn trọng cảm xúc của người khác. Mọi đứa trẻ từ khi mới sinh ra đều có năng lực về trí tuệ cảm xúc. Nhưng khả năng này phát triển như thế nào còn tùy thuộc vào tính cách và mối quan hệ của từng người. 

Các cấp độ của trí tuệ cảm xúc

Theo Nội thất trẻ em DSDKids tìm hiểu, các chuyên gia đã chỉ ra có 4 cấp độ khác nhau của trí tuệ cảm xúc. Bao gồm:

  • Nhận biết cảm xúc: Trẻ có thể nhận biết đúng cảm xúc của bản thân và cảm xúc của những người xung quanh qua các tín hiệu phi ngôn ngữ.
  • Hiểu được cảm xúc: Trẻ có khả năng thấu hiểu và cảm nhận được các loại cảm xúc. Đồng thời biết được nguyên nhân và hậu quả của từng loại cảm xúc ấy.
  • Tạo ra cảm xúc: Trẻ có khả năng diễn tả và đáp lại các cảm xúc của mọi người xung quanh. Thông qua đó, trẻ biết lắng nghe, cảm thông và chia sẻ với người khác.
  • Quản lý cảm xúc: Trẻ có khả năng tự quản lý được cảm xúc của chính mình, cư xử hợp lý để dễ dàng hòa đồng với tập thể.

Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc cao sẽ giúp trẻ phát triển tốt khả năng giao tiếp, diễn đạt. Trẻ cũng luôn hòa đồng, vui vẻ với bạn bè, từ đó trẻ cũng thích ứng nhanh với cuộc sống. Điều này sẽ hình thành nhân cách tốt ở trẻ. Cũng như phát triển những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống, giúp trẻ biết cách để trở nên thông minh hơn và thành công vững chắc trong tương lai.

Trí tuệ cảm xúc có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Với trẻ có chỉ số EQ thấp, trẻ sẽ ít bạn bè, sống thu mình, khó hòa nhập. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc học kém và mắc các bệnh về tâm lý. Tình trạng thiếu xúc cảm còn có thể dẫn đến những chuyện tồi tệ hơn, chẳng hạn như phạm tội. Các vụ hành hạ người khác hay giết người hàng loạt là dẫn chứng của sự vô cảm.

Khi trí tuệ cảm xúc được phát triển, trẻ sẽ có khả năng đối diện và giải quyết mọi vấn đề trong cuộc sống với thái độ tích cực hơn. Những người giàu trí tuệ cảm xúc thường thành công trong cuộc sống vì họ làm người xung quanh cảm thấy dễ chịu khi tiếp xúc với họ. Họ được tôn trọng trong hầu hết các cuộc trò chuyện và được lắng nghe ý kiến. Họ sẽ dễ dàng nhận được giúp đỡ từ người khác. Chính vì thế, cuộc sống của người giàu trí tuệ cảm xúc thường dễ dàng hơn những người khó kiểm soát được cảm xúc.

phương pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc
Tầm quan trọng của trí tuệ cảm xúc

Các phương pháp giáo dục nâng cao trí tuệ cảm xúc

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thông mình và thành công trong cuộc sống. Bởi họ luôn làm cho mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi tiếp xúc với họ. Chính bởi vì lẽ đó, các bậc phụ huynh nên tìm cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ từ nhỏ, để trẻ có thể tự tin, hòa đồng, có thêm nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Vậy làm cách nào để tăng trí thông minh cho trẻ qua việc nâng cao trí tuệ cảm xúc? Sau đây là 5 cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ đem lại hiệu quả cao mà phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho con em mình.

Dạy trẻ nhận biết cảm xúc của bản thân

Cha mẹ cần phải dạy trẻ biết cách nhận biết cảm xúc của bản thân mình. Chính là những cảm xúc vui, buồn, giận dữ hay chán nản,… Trẻ ở trong độ tuổi mầm non, tiểu học cần được giáo dục thể hiện cảm xúc của mình đúng đắn và tránh nhầm lẫn chúng. Phụ huynh và giáo viên nên dạy bảo trẻ bằng một cách kiên nhẫn để con có thể tiếp thu hiệu quả. 

Các bậc cha mẹ có thể bắt đầu bằng cách cho con xem hình ảnh của các nhân vật hoạt hình con yêu thích. Những nhân vật đó được mô tả rõ ràng từng nét mặt của từng dạng xúc cảm khác nhau. Sau đó, hãy cùng con phân biệt và gọi tên từng cảm xúc như trong hình. Hơn nữa, bạn cũng có thể hình dung cho trẻ nhận biết cảm xúc qua những ví dụ thực tế từ người thân. Để trẻ phân biệt được đâu là nét mặt của một người khi đang giận dữ, đâu là nét mặt biểu lộ niềm vui.

phương pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc
Dạy bé nhận biết cảm xúc

Dạy trẻ hiểu về cảm xúc

Sau khi trẻ nhận biết được cảm xúc phải thể hiện như thế nào. Phụ huynh tiến hành hướng dẫn con hiểu cảm xúc này được thể hiện ở tình huống như thế nào. Bằng cách làm mẫu từ các tình huống giả định để con phản ứng các cảm xúc cụ thể. Ví dụ khi đọc một quyển truyện có kết thúc không có hậu, bố mẹ hãy tỏ vẻ buồn và nói với con rằng “ bố/mẹ cũng như con, đều cảm thấy buồn cho cái kết của nhân vật”. Điều này giúp cho trẻ hiểu được cảm xúc “buồn” là như thế nào.

Trẻ cũng cần được hiểu rằng việc con bộc lộ xúc cảm trước một vấn đề nào đó là điều hoàn toàn bình thường. Thông thường, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ khi không ai có phản ứng giống mình và che giấu đi cảm xúc của bản thân lúc đó. Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên sức khỏe tinh thần của trẻ. Vì vậy, cha mẹ nên nhẹ nhàng nói cho trẻ biết rằng cảm xúc của con người là tự nhiên và con cần thoải mái thể hiện chúng mà không cần phải sợ hãi ánh nhìn của bất kỳ ai.

Dạy trẻ tạo ra cảm xúc tích cực

Trẻ con thường thể hiện cảm xúc tiêu cực lên vấn đề. Ví dụ ngồi vào bàn học khiến trẻ có xu hướng không thoả hiệp, hãy giúp trẻ tạo ra năng lượng tích cực khi học tập bằng các trò chơi hoặc phần thưởng nhỏ khi trẻ làm xong bài tập. Một ví dụ khác khi trẻ tức giận, trẻ sẽ có những hành động như ném đồ vật, cắn hoặc đánh người bên cạnh mình. Trong các trường hợp như vậy, bố mẹ không nên trách mắng con mà hãy giải thích cho con hiểu. Rằng con đang trong cảm xúc tiêu cực của mình và con phải kiểm soát chúng.

Để bắt đầu, phụ huynh có thể dạy cho trẻ cách hít thở thật sâu khi tức giận hoặc nói thật to “bố/mẹ ơi con đang tức giận”. Việc la lớn như vậy cũng phần nào giúp con cảm thấy dễ chịu hơn. Trẻ em luôn học theo cách bố mẹ mình kiểm soát cảm xúc. Do vậy, phụ huynh cần bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc tiêu cực thật tốt để trẻ có thể noi gương theo.

Dạy trẻ về cách kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ

Một trong những bài học quan trọng đó là dạy trẻ cách kiềm chế cảm xúc và các mối quan hệ. Làm thế nào để thông minh hơn trong kiểm soát cảm xúc và các mối quan hệ? Đây cũng là câu hỏi của rất nhiều người lớn và chưa thể cư xử tốt hơn trong các mối quan hệ. Vì thế việc kiểm soát cảm xúc trong các mối quan hệ thật sự rất khó, và cần thời gian dài để rèn luyện. 

Đối với trẻ em, bạn chỉ cần hướng dẫn con sống hoà đồng, thân thiện với mọi người xung quanh. Kiềm chế cảm xúc nóng giận và giải quyết vấn đề thông minh như thông báo với người lớn. Trẻ biết cách điều khiển cảm xúc của mình thì dễ dàng có được cái nhìn thiện cảm từ mọi người, được mọi người yêu mến hơn. Đồng thời, kiểm soát cảm xúc tốt cũng sẽ giúp trẻ biết cách đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, giúp ích cho sự phát triển tương lai sau này của trẻ. Phụ huynh có thể dạy trẻ xây dựng tính hợp tác, tính tôn trọng, biết chịu trách nhiệm. Hãy cùng con thảo luận để đưa ra các cách xử lý hiệu quả trong mỗi tình huống mà con gặp. 

phương pháp giáo dục trí tuệ cảm xúc
Dạy bé kiềm chế cảm xúc nóng giận

Cha mẹ cảm thông, động viên và đồng hành cùng trẻ

Điều quan trọng trong hành trình giáo dục con, chính là cha mẹ cảm thông, động viên và đồng hành cùng con. Ngoài những hoạt động chăm sóc cơ bản hằng ngày với con, bạn cũng cần dành cho con 3-4 tiếng để chơi cùng con, trò chuyện cùng con. Đồng thời, bạn cũng sử dụng thời gian này để giáo dục trí tuệ cảm xúc cho con. Điều này không những giúp con ghi nhớ kiến thức tốt hơn mà còn giúp gắn kết mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái một cách hiệu quả. Hãy kiên nhẫn và tôn trọng con khi đối thoại. Chẳng hạn để mắt nhìn mắt của bạn ngang hàng với con, lắng nghe quan điểm của con. Đặc biệt, đừng thất hứa với trẻ con và xem con chỉ là đứa con nít.

Trên đây là những thông tin liên quan đến các cách phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ. Chúng mình hy vọng bài viết giúp quý phụ huynh lựa chọn được cách thức phụ hợp và áp dụng giảng dạy cho con em mình.

>> Xem thêm: Phương Pháp Giáo Dục Của Hàn Quốc

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 096 156 9005

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *