Top 5 Phương Pháp Giáo Dục Kĩ Năng Xã Hội Quan Trọng Ba Mẹ Cần Biết

Kĩ năng xã hội là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong cuộc sống của mỗi người. Nhưng bạn nhận thấy rằng bé hay cáu kỉnh và không nhận được sự yêu mến từ bạn bè. Hoặc đơn giản là con hành động bất lịch sự, như giành đồ chơi với bạn, cắn, đánh bạn. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời chung cho điều này chính là bé chưa được giáo dục kĩ năng xã hội một cách đúng đắn. Vì vậy, hãy tham khảo bài viết này để có thêm thông tin về các phương pháp giáo dục kĩ năng xã hội nhằm giáo dục bé tốt hơn nhé!

Kĩ năng xã hội là gì?

Kỹ năng xã hội là khả năng tương tác hiệu với người khác thông qua lắng nghe và giao tiếp. Đây là nơi hình thành các quy tắc xã hội trong những mối quan hệ, qua đó con người có thể giao tiếp hiệu quả với nhau qua ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Đây được xem là kỹ năng quan trọng với tất cả mọi người, nó ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thành công của mỗi người trong cuộc sống. 

Các kỹ năng xã hội cần thiết nhất trẻ nên có

Cha mẹ nên nhận thức rõ tầm quan trọng của các kỹ năng xã hội đối với trẻ. Vì nó giúp trẻ tự tin hơn và có nhiều cơ hội trong tương lai. Nội thất trẻ em DSDKids đã liệt kê ra 7 kỹ năng xã hội cơ bản ở trẻ dưới đây, cần phụ huynh nắm rõ:

Biết chia sẻ

Theo tìm hiểu của Nội thất trẻ em DSDKids, nghiên cứu của tạp chí Khoa học Tâm lý (2010) đã chỉ ra rằng: Trẻ em ở độ tuổi lên 2 bắt đầu hình thành mong muốn được bày tỏ suy nghĩ của mình với người khác. Tuy nhiên, trẻ sẽ dần tỏ ra ích kỷ và không muốn nhường nhịn vào thời điểm từ 3 đến 6 tuổi. Đây chính là giai đoạn vàng, để giáo dục kỹ năng chia sẻ cho bé. Độ tuổi này ở trẻ đã có thể hiểu được hầu hết những bài học từ thầy cô và ba mẹ. Đến giai đoạn 7 đến 8 tuổi, trẻ sẽ có nhận thức đúng đắn hơn nếu được giáo dục tốt và dần hướng đến sự công bằng.

Chia sẻ là tiền đề cho mọi mối quan hệ bền vững và khăng khít. Điều kì diệu của sự sẻ chia là làm cho tất cả chúng ta không còn cảm thấy mình cô đơn và lạc lõng. Nếu biết cho đi và nhận lại đúng cách, con không chỉ bồi dưỡng được phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho bản thân. Đồng thời, con cũng nhận thấy niềm vui, có được sự tin tưởng từ người xung quanh.

phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội
Kỹ năng chia sẻ ở trẻ

Kỹ năng lắng nghe

Lắng nghe là kĩ năng quyết định 90% thành công trong giáo tiếp. Lắng nghe không đơn thuần là việc giữ yên lặng. Mà còn đòi hỏi sự liên kết về mặt cảm xúc với đối phương. Lắng nghe là sự thấu hiểu cuộc trò chuyện giữa bản thân với đối phương. Điều này chính là một trong những yếu tố quan trọng để tạo lập nên một cuộc giao tiếp lành mạnh. 

Đặc biệt, nếu được rèn luyện kỹ năng lắng nghe từ sớm sẽ rất có lợi cho trẻ khi con đến trường. Biết cách lắng nghe sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt hơn những gì thầy cô giáo truyền đạt. Điều này không những giúp trẻ tiến bộ mà còn phát huy được khả năng học tập của mình.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là hoạt động luôn có mặt ở mọi tình huống trong cuộc sống. Giao tiếp không chỉ đơn giản là việc nói chuyện bằng ngôn ngữ, mà còn là một nghệ thuật phối hợp từ nhiều kỹ năng khắc. Nhằm đạt hiệu quả cao trong việc truyền đạt thông tin. Giao tiếp còn sử dụng hình thể như ánh mắt, cử chỉ hay thái độ đúng cách. 

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp sẽ giúp trẻ tự tin và chủ động hơn. Con biết cách làm quen với nhiều bạn mới, đồng thời thích nghi tốt với môi trường xung quanh. Giáo dục kỹ năng này ngay từ sớm cho bé là cách giúp bé không còn nhút nhát hay sợ hãi khi gặp người lạ. Trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ tạo ra bầu không khí chuyện trò tự nhiên. Khiến mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái và được tôn trọng.

Phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội
Kỹ năng giáo tiếp ở trẻ

Biết nghe lời người lớn

Nghe lời người lớn là một trong những kỹ năng xã hội rất quan trọng. Kỹ năng này ảnh hưởng đến cách ứng xử và lối sống của trẻ trong tương lai. Với lứa tuổi mầm non, bé vẫn chưa thể nhận thức được nhiều vấn đề. Nên thường tỏ ra bướng bỉnh và thể hiện sự độc lập. Vì vậy, Bố mẹ có thể giải thích cho con những điều đúng – sai, tốt – xấu cơ bản. Như: Cách sắp xếp đồ đạc đúng nơi, cách chào hỏi người lớn, tuân thủ luật lệ giao thông… Đặc biệt, con cũng đang trong độ tuổi bắt chước những lời nói và hành động của ba mẹ. Vì thế trước khi bắt con làm theo ý muốn của mình, bạn nên thực hiện trước để bé học theo.

Phụ huynh không nên ra lệnh hay tạo áp lực cho trẻ. Hãy đưa ra những lời khuyên và nhờ giúp đỡ một cách nhẹ nhàng. Nếu trẻ phân tâm, cư xử không đúng hoặc quên những gì cần làm thì đó là điều bình thường. Bố mẹ nên bình tĩnh sửa lỗi và cùng con làm lại. Điều này giúp tạo thói quen tốt để bé mài giũa những kỹ năng sống của con.

Biết quản lý thời gian

Quản lý thời gian là kỹ năng giúp bé có kế hoạch cho những hoạt động hằng ngày của mình. Bố mẹ có thể giúp con có sắp xếp thời gian biểu cho những công việc lặp đi lặp lại trong ngày. Như ăn uống, ngồi vào bàn học, chơi, đọc sách, đi ngủ,…  Điều này sẽ dần tạo lập thói quen tuân thủ thời gian cho bé, giúp con thành công hơn trong tương lai. Con cũng hình thành lối sống kỷ luật, tự ý thức khi lớn lên mà không có sự trợ giúp từ người khác.

Hợp tác và giúp đỡ người khác

Để con có được nhiều cơ hội tốt trong tương lai. Bạn cần cho con hiểu được tầm quan trọng của việc hợp tác và giúp đỡ người khác. Con cần hiểu rằng, con không sống một mình trong xã hội này. Sức mạnh tập thể và sự phối hợp ăn ý giúp con rất nhiều trong cuộc sống. Vậy ba mẹ cần giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng. Bằng cách tham gia các hoạt động vui chơi, dã ngoại. Để con luôn có tinh thần giúp đỡ người khác. Hãy dạy con biết cho đi và nhận lại đúng cách. Thông qua đó, trẻ không chỉ có dịp phát triển nhiều kỹ năng cho bản thân mà còn có thể tạo lập nhiều mối quan hệ tốt đẹp.

Phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội
Hợp tác và giúp đỡ người khác

Tôn trọng không gian riêng tư của người khác

Quyền riêng tư là điều luôn được chú trọng trong các mối quan hệ. Trẻ con thường rất hiếu động và chú ý đến những đồ vật thú vị khi đến nhà ai đó. Hãy dặn dò trẻ không nghịch phá đồ vật của người khác. Giúp bé hiểu đó là mất lịch sự khi con đụng vào mà chẳng may làm hư hại nó. Dạy bé tôn trọng không gian riêng của người khác sẽ giúp bé giữ chân các mối quan hệ lành mạnh. Từ đó bé sẽ trở thành người lịch sự và hiểu chuyện khi lớn lên.

Phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho trẻ

Để giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội cần thiết như trên. Ba mẹ cần có những phương pháp giáo dục đúng đắn và phù hơp. Sau đây là một số phương pháp giáo dục kỹ năng xã hội cho bé hiệu quả.

Đọc sách cùng bé

Khoa học đã chứng minh sách là phương tiện tuyệt vời giúp con tiếp thu kiến thức nhanh chóng. Sách không chỉ kích thích trí tưởng tượng mà còn phát triển tình cảm kỹ năng xã hội của trẻ. Trẻ có thể gắn kết hơn với ba mẹ trong thời gian đọc sách truyện. Con cũng thoải mái bày tỏ quan điểm của mình về tình huống trong câu chuyện. Từ đó bạn dễ dàng dạy trẻ những kỹ năng xã hội và giúp con phát triển chúng. Ngoài ra, sách dành cho trẻ em được biên soạn nội dung kỹ càng và được truyền đạt theo hình thức dễ hiểu. Chúng rất thú vị để nhanh chóng thu hút sự chú ý của trẻ, để trẻ tiếp thu dễ dàng nhất có thể. Đọc sách cùng bé không chỉ cung cấp kiến thức cho con mà còn gắn kết tình cảm gia đình hơn.

Tạo thói quen tốt cho trẻ

Những thói quen lành mạnh được rèn giũa từ sớm sẽ rất có ích cho trẻ trong quá trình phát triển trí tuệ và thể lực. Đối với trẻ nhỏ, giáo dục lặp đi lặp lại là cách tốt nhất để con ghi nhớ. Nếu chỉ giảng một lần rồi thôi, trẻ sẽ không thể nào hiểu và vận dụng được trong cuộc sống. Vì vậy, phụ huynh nên cố gắng tạo thói quen cho bé bằng cách thường xuyên thực hiện mỗi ngày.

Thường xuyên chia sẻ và giải thích về vai trò của kỹ năng 

Bố mẹ nên giúp bé hiểu được vì sao mình cần rèn luyện những bài học này. Khi hiểu được lợi ích và tầm quan trọng, trẻ sẽ thực hiện một cách tự nguyện và vui vẻ hơn. Điều này đem đến hiệu quả tốt hơn khi cố gắng bắt ép trẻ làm theo điều mà bạn muốn. Lưu ý rằng phụ huynh chỉ nên lựa chọn những câu chuyện, cách nói đơn giản phù hợp với lứa tuổi để giải thích cho bé.

Khích lệ và dành lời khen cho trẻ

Lời khen và khích lệ là động lực để bé tiếp tục cố gắng. Bất kỳ ai cũng mong muốn nhận được sự công nhận khi làm một điều gì đó. Trẻ con cũng không ngoại lệ, trẻ cũng muốn được động viên từ những lời khen và phần thưởng. Chính vì vậy, khi trẻ làm tốt, bố mẹ hãy dành cho con những lời khen đúng đắn, một cách thật chân thành và nhẹ nhàng để bé được vui vẻ hơn.

Dạy bé qua các tình huống thực tế

Người ta thường nói “Học đi đôi với hành”. Vì thế bài học thực hành luôn mang đến hiệu quả cao nhất cho trẻ. Qua các tình huống thực tế, những kiến thức sẽ khắc sâu trong tâm trí bé hơn. Trẻ sẽ hiểu được bản chất của vấn đề. Trẻ cũng biết vận dụng những gì được học vào trường hợp tương tự sau này.

Bài viết trên đã chia sẻ về tầm quan trọng của kỹ năng xã hội và phương pháp giáo dục cách kỹ năng này. Hy vọng, với những thông tin được chia sẻ trên. Bố mẹ đã có thể hiểu rõ hơn và lựa chọn được phương pháp hữu ích nhất cho bé. 

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 096 156 9005

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *