Trẻ đặc biệt là trẻ phát triển không bình thường và gặp khuyết khuyết về thể trạng, thể lý. Trẻ có những dấu hiệu như: Tự kỷ, chậm nói, tăng động, khuyết khuyết thể trạng, hạn chế về trí thông minh,… Có rất nhiều bậc phụ huynh gặp khó khăn trong việc nhận thức đúng đắn vấn đề của trẻ. Dẫn đến không can thiệp kịp thời và bỏ qua thời gian vàng để cải thiện tình trạng của trẻ. Việc phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu đặc biệt để đưa ra phương pháp giáo dục đặc biệt kịp thời. Nhằm giúp trẻ sớm hòa nhập với cuộc sống xung quanh là vô cùng quan trọng.
Giáo dục đặc biệt là gì và nó đặc biệt thế nào?
Trước hết, bạn cần hiểu giáo dục đặc biệt là gì? Theo Nội thất trẻ em DSDKids tìm hiểu, Giáo dục đặc biệt là chương trình được thiết kế dành riêng cho việc giáo dục trẻ có khiếm khuyết về mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ. Việc các bậc phụ huynh nhận biết sớm, can thiệp giáo dục đặc biệt cho trẻ là vô cùng quan trọng và rất cần thiết. Nếu được can thiệp kịp thời, trẻ có thể cải thiện tình trạng và xứng đáng có sự công bằng trong cuộc sống.
Trẻ đặc biệt là gì?
Trẻ đặc biệt là trẻ gặp khó khăn trong quá trình phát triển về mặt thể chất, nhận thức, tinh thần,… Trẻ “đặc biệt” là thuật ngữ dùng chung cho trẻ em khiếm khuyết:
- Về mặt thể lý: Trẻ có các giác quan bị khiếm khuyết như trẻ khiếm thính, trẻ khiếm thị, những trẻ bị bại não hay bại liệt.
- Về trí tuệ, tinh thần và nhận thức: Trẻ mắc các bệnh tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm nói đơn thuần hoặc chậm nói do tự kỷ.
Những điều cần biết khi Giáo dục đặc biệt
Giáo dục cho trẻ đặc biệt sẽ có những khó khăn nhất định, trong quá trình can thiệp có thể có thể xảy ra những điều không mong muốn. Để hạn chế kết quả không mong muốn nhất của trẻ. Trước hết, ta cần phải hiểu thế nào là giáo dục đặc biệt, cách nhận biết trẻ đặc biệt. Từ đó rút ra một số nguyên tắc giáo dục đặc biệt cho trẻ.
Hiểu thế nào là giáo dục đặc biệt?
Giáo dục đặc biệt là những hình thức, phương pháp giáo dục dành cho trẻ đặc biệt. Những đứa trẻ đặc biệt thường không chịu hợp tác với một số hoạt động trong khi học tập. Bạn cần kiên nhẫn và đưa ra các nguyên tắc giáo dục nhất quán. Tùy từng trường hợp của con mà áp dụng các phương pháp đúng đắn. Phương pháp giáo dục đặc biệt là những nội dung mang tính can thiệp, trị liệu. Giúp trẻ phát triển bình thường, học tập và vui chơi như những đứa trẻ khác.
Những dấu hiệu nhận biết trẻ đặc biệt
Để nhận biết trẻ có những dấu hiệu đặc biệt ở nhà, cha mẹ và người chăm sóc cần hiểu biết những cột mốc phát triển bình thường của trẻ. Xem trẻ có phát triển đầy đủ về mặt trí não theo giai đoạn của độ tuổi hay không.
- Chậm nói là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất của trẻ VIP (trẻ tự kỷ). Những khiếm khuyết về thính giác là dấu hiệu cho thấy khả năng nhận thức của trẻ có vấn đề. Khiến con biết nói rất chậm so với các bạn bè đồng trang lứa. Trẻ 1 tuổi vẫn chưa bi bô, không nhận ra người quen, không biết thể hiện nhu cầu, ngôn ngữ rối loạn, thiếu logic có thể chính là dấu hiệu của trẻ đặc biệt.
- Những đối với trẻ đặc biệt có chậm hơn hẳn so với bình thường. Đặc biệt, 20 tháng tuổi là độ tuổi trẻ bắt đầu biết tự xúc cơm, khóc khi dỗi, khi đau. Trẻ cũng biết lắc đầu từ chối và bắt chước những hành động của người lớn. Nếu trong quá trình nuôi dạy trẻ 20 tháng tuổi, bạn có thể dễ dàng nhận ra những bất thường ở bé.
- Trẻ thích một mình là một trong những điều kỳ lạ mà phụ huynh cần quan tâm. Trẻ thường lơ khi được người khác gọi tên, không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp. Đặc biệt, trẻ không nhận ra người quen, có hứng thú kết nối với đồ vật hơn là con người.
- Trẻ có xu hướng dễ kích động và cáu kỉnh hơn bình thường. Trong trạng thái này con thường la hét, đập đầu vào tường hay bứt tóc. Trẻ thường không chịu nói ra lý do khiến con khó chịu là gì.
- Trẻ đặc biệt thường có các hành vi kỳ lạ. Như đi nhón chân, đi xoay vòng tròn, chú ý đến các đồ vật có hình tròn. Đây cũng là các đặc điểm điển hình của trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ.
- Khả năng ghi nhớ và học tập kém, khó tập trung, thường trong trạng thái lơ đãng. Hoặc con chỉ tập trung vào những thứ mà con hứng thú.
- Gặp khó khăn trong giao tiếp ngay cả khi trưởng thành. Trẻ hầu như chỉ có thể giao tiếp với những người quen thuộc nhưng cũng rất bị động.
- Không thể hiện tình cảm với người khác, không tỏ ra vui mừng, không biết biểu cảm. Trẻ không thích đến gần và quấy khóc bỏ chạy khi tiếp xúc với người lạ.
- Trẻ thiếu tính sáng tạo, thường lặp đi lặp lại những thứ quen thuộc. Bao gồm cả món ăn, sở thích, quần áo, đồ chơi…
- Những trẻ đặc biệt còn có xu hướng nhạy cảm quá mức với ánh sáng, màu sắc và dễ dị ứng với đồ ăn…
- Đối với trẻ tăng động, trẻ thường rất hoạt náo và không làm chủ được hành vi quá khích. Một số trẻ ăn đồ ngọt nhiều dẫn đến tình trạng mất ngủ.
Tóm lại, những trẻ đặc biệt có điểm chung là hạn chế về mặt ngôn ngữ, hành vi giao tiếp.
Một số nguyên tắc giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm nói, trẻ tăng động
Để bạn dễ dàng hơn trong việc giáo dục và chăm sóc con, sau đây là những nguyên tắc giúp bạn giáo dục trẻ đặc biệt một cách hiệu quả:
Nguyên tắc tiệm tiến
Nuôi dạy một đứa trẻ bình thường vốn đã không dễ dàng, vì vậy nuôi dạy một đứa trẻ đặc biệt lại càng khó khăn. Cho nên, bạn cần có nhiều năm lập kế hoạch giáo dục lâu dài. Đặc biệt, khi tìm tòi và áp dụng các phương pháp giáo dục mầm non cho trẻ đặc biệt, cần thực hiện từ từ, từng bước một. Cần nhẹ nhàng, kiên trì, tránh tạo áp lực gây căng thẳng cho trẻ.
Nguyên tắc nhất quán
Khi giáo dục sớm trẻ đặc biệt, cần xác định và đặt ra các mục tiêu lâu dài, mục tiêu trước mắt và thực hiện một cách có hệ thống các mục tiêu đã đặt ra bằng các phương pháp can thiệp sớm và phù hợp. Trong quá trình hoàn thành các mục tiêu cần đạt hàng ngày, hàng tuần. Bạn có thể linh hoạt điều chỉnh phương pháp, hình thức giáo dục cho phù hợp với thực tế. Tránh rập khuôn, cứng nhắc nhưng tuyệt đối tránh thay đổi mục tiêu ban đầu.
Nguyên tắc đảm bảo sự liên tục
Ba mẹ đóng vai trò rất lớn trong quá trình giáo dục đặc biệt cho trẻ, góp phần quan trọng vào hiệu quả của các biện pháp can thiệp tại nhà ở trẻ tự kỷ, chậm phát triển. Vì vậy, đừng nản lòng, đừng mệt mỏi và bỏ cuộc giữa chừng. Điều này sẽ làm gián đoạn và quá trình giáo dục trước đó sẽ trở nên vô ích. Vì vậy, việc giáo dục trẻ đặc biệt phải được thực hiện liên tục, bền bỉ, dù khối lượng công việc như thế nào thì luôn phải cân đối để có thời gian nhất định cho việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ.
Nguyên tắc đơn giản
Khi áp dụng những kỹ năng dạy trẻ chậm nói, trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển. Bạn cần đơn giản hóa mọi kế hoạch và chương trình giáo dục. Phương pháp giáo dục cho trẻ đặc biệt càng đơn giản, ngắn gọn, nhẹ nhàng, dễ hiểu càng đem lại cảm giác thoải mái, vui vẻ cho trẻ. Điều này làm tăng hiệu quả can thiệp. Tránh áp dụng những phương pháp giáo dục nặng nề, máy móc, vượt quá khả năng của trẻ.
Chăm sóc giáo dục cho trẻ đặc biệt như nào cho hiệu quả?
Trẻ em xứng đáng được chăm sóc và nhận những điều tốt nhất. Việc chăm sóc trẻ em luôn được phần lớn cộng đồng quan tâm hàng đầu. Đặc biệt là chăm lo cho những trẻ em đặc biệt thiệt thòi. Có rất nhiều phương pháp giáo dục cho trẻ đặc biệt, đã được chúng tôi tìm hiểu sau đây:
Có thói quen giao tiếp với trẻ
Giao tiếp thường xuyên với trẻ sẽ tạo cảm giác gần gũi, đẩy lùi khoảng cách. Trẻ sẽ cảm nhận được sự yêu thương từ ba mẹ, và trở nên ngoan ngoãn hơn. Ba mẹ nên tạo cho con một môi trường thoải mái để trò chuyện. Ba mẹ cũng cần kiên nhẫn và tác động đến cảm xúc của con. Hãy tạo điều kiện tốt nhất cho bé phát triển, kể cả về dinh dưỡng và tinh thần. Giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ từ sớm giúp trẻ phần nào phát triển đúng với độ tuổi, giúp con tỉnh táo hơn và dần hòa nhập với xã hội.
Tạo cho trẻ những sự chú ý
Gia đình có trẻ tự kỷ nên dành nhiều thời gian tham gia các hoạt động vui chơi cùng con. Cố gắng thu hút sự chú ý của con bạn bằng những món đồ chơi hoặc thứ gì đó thú vị. Làm chúng hiểu được cử chỉ và hành động của bạn.
Cho trẻ tham gia một số hoạt động xã hội
Hãy tạo cho trẻ một môi trường hòa nhập, thân thiện và lành mạnh. Điều này có thể giúp trẻ tự tin và nhanh nhẹn hơn. Đặc biệt, giáo dục trẻ tiếp xúc với càng nhiều người càng tốt. Hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động giao tiếp như chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi,… Bạn nên dành thời gian đưa trẻ đến các hoạt động ngoài trời như tham quan sở thú, trải nghiệm thực tế, đi học mầm non,…
Áp dụng một số phương pháp trị liệu
Bên cạnh những phương pháp nuôi dạy đặc biệt như đã trình bày ở trên. Việc áp dụng các phương pháp điều trị khoa học, hiện đại là điều hoàn toàn cần thiết. Sau đây là một số phương pháp trị liệu cho trẻ đặc biệt:
- Liệu pháp Phân tích Hành vi Ứng dụng (ABA): Liệu pháp này tích cực dạy con những kỹ năng mới và cải thiện hành vi. Nó thường được sử dụng để giúp trẻ tự kỷ cải thiện kỹ năng giao tiếp và xã hội.
- Giao Tiếp Trao Đổi Hình Ảnh (PECS): Phương pháp này sử dụng phương pháp giáo dục trực quan như hình ảnh, để trẻ dễ dàng truyền đạt nhu cầu của mình. Nó cũng giúp cải thiện các kỹ năng xã hội và ngôn ngữ của chúng.
- Câu chuyện xã hội (Social Story): Trẻ có thể học các tín hiệu xã hội và phản ứng. Thông qua những câu chuyện.
- Liệu pháp tích hợp cảm giác (SI): Trẻ tự kỷ có thể gặp vấn đề trong việc xử lý cảm giác. Khiến những trải nghiệm hàng ngày trở nên quá tải và khó khăn. Liệu pháp tích hợp giác quan giúp trẻ học cách xử lý và phản hồi thông tin giác quan hiệu quả hơn.
- Ngôn ngữ trị liệu: Trẻ được cải thiện các kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn như phát âm, lưu loát và hiểu ngôn ngữ.
- Hoạt động trị liệu (OT): Hoạt động trị liệu giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động tinh, cải thiện khả năng xử lý cảm giác. Đồng thời, học các kỹ năng sống như mặc quần áo và tự ăn uống.
Ba mẹ nên tham khảo ý kiến thông tin từ các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các nhà giáo dục. Để phát triển một kế hoạch cá nhân đáp ứng nhu cầu cá nhân của trẻ. Với sự hỗ trợ phù hợp, những đứa trẻ đặc biệt có thể phát triển và phát huy khả năng của chính mình.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 096 156 9005
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai