Nên Dạy Bé 20 Tháng Tuổi Những Gì Để Kích Thích Sự Phát Triển? 

Dạy bé 20 tháng tuổi những gì để kích thích sự phát triển toàn diện là một câu hỏi nhận được khá nhiều sự quan tâm. Khi bé 20 tháng tuổi cũng là cột mốc đánh dấu trẻ có thể bộc lộ cảm xúc, hành động rõ ràng và thậm chí có thể bập bẹ nói theo ba mẹ. Vậy nên hãy chuẩn bị các bài học từ sớm cho bé, điều này sẽ phần nào định hướng được sự phát triển của con sau này.

Sự phát triển của bé 20 tháng tuổi

DSDkids sẽ chia sẻ một số thông tin những biểu hiện về sự phát triển của trẻ 20 tháng tuổi mà ba mẹ cần quan sát. Một số cột mốc đáng chú ý diễn ra trong giai đoạn bé 20 tháng như sau:

Sự phát triển về chiều cao cân nặng bé 20 tháng tuổi

Theo WHO – Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết cân nặng của trẻ 20 tháng tuổi phải đạt khoảng 11kg đối với bé gái và đạt 11,3kg đối với bé trai. Ngoài ra, ba mẹ cần quan sát và đo chiều cao của con trong giai đoạn này. Chiều cao trung bình với bé gái là 82,6cm và với bé trái là 84,07cm.

Bé 20 tháng tuổi biết làm những gì?

Trẻ 20 tháng tuổi biết làm gì? Ở mốc tuổi này các bé đã có nhận thức và thực hiện rất nhiều hành động khác nhau như: tự xúc ăn, khóc nhè khi dỗi, lắc đầu từ chối, tập xe đạp ba bánh, đồ chơi bập bênh hay vẫy tay chào,…Các thiên thần nhỏ lúc này có thể nói được những câu dài, có thể bắt đầu biết làm theo chỉ dẫn của bạn,… Đây cũng chính là thời điểm trẻ bắt đầu biết bắt chước hành động, lời nói của người lớn, vậy nên ba mẹ hãy nhân cơ hội dạy con những thói quen tốt.

dạy bé 20 tháng tuổi những gì

Cách để kích thích sự phát triển trẻ 19-20 tháng tuổi?

Quan tâm tới cảm xúc của con, hỗ trợ con tham gia các hoạt động phát triển bản thân chính là kiến thức nuôi dạy con theo khoa học mà bố mẹ nên biết. Mỗi bé đều có quá trình phát triển khác nhau, ba mẹ đừng ép bé phải theo những phương pháp dạy con của người khác. Hãy thấu hiểu là chìa khóa để phát triển con thành công. Vậy phải dạy bé 20 tháng tuổi làm những gì để kích thích sự phát triển?

Lĩnh vực cá nhân – xã hội:

Ba mẹ hãy hỗ trợ bé thực hiện những công việc đơn giản để chăm sóc bản thân như vệ sinh cá nhân, thay quần áo, rửa chân, tay, hay sắp xếp đồ đạc. Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng sẽ giúp bé rèn luyện tính tự giác, có trách nhiệm với việc mình làm.

Lĩnh vực vận động tinh tế:

Khuyến khích ba mẹ hãy dạy các bé 20 tháng tuổi chơi đồ chơi, ba mẹ có thể mua sắm những món đồ chơi bằng gỗ cho bé để an toàn hơn. Ba mẹ hãy cùng chơi với bé, hướng dẫn bé sử dụng như: tìm đồ vật, vẽ,… Việc đó sẽ giúp bé rèn luyện tính khéo léo khi sử dụng đồ và phát triển khả năng sáng tạo.

dạy bé 20 tháng tuổi những gì

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:

Ở cột mốc này, trẻ 20 tháng tuổi đã có thể nói được nhiều và phát âm những câu dài. Giai đoạn này bé cần được trò chuyện nhiều để phát triển khả năng nghe hiểu. Hãy tập cho bé gọi tên đồ vật, cây cối, màu sắc. Bé có thể nói ngọng, câu có vẻ lủng củng, khó hiểu nhưng không sao, hãy sửa cho bé dần dần.

Lĩnh vực vận động thô:

Những thiên thần nhỏ lúc này đã có thể di chuyển linh hoạt, thậm chí là chạy một mình. Vì vậy ba mẹ hãy tạo một không gian an toàn để bé tự mình vận động như: chạy, nhảy, chơi bóng, leo trèo,.. Việc thực hiện những hành động như vậy giúp bé rèn luyện và phát triển khả năng vận động.

Những vấn đề sức khỏe bé 20 tháng tuổi

Đi song song với quá trình phát triển chính là những vấn đề sức khỏe. Ba mẹ không nên quá lo lắng vì đây cũng là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở trẻ 20 tháng tuổi. Ba mẹ cần quan sát con mỗi ngày để phát hiện và xử lý tình trạng sức khỏe kịp thời để không ảnh hưởng tới sự phát triển của bé sau này.

Trẻ 20 tháng tuổi chưa biết nói, phải làm sao?

Trẻ chậm nói là tình trạng gặp phổ biến hiện nay. Chậm nói có thể là do tâm lý sợ sệt, chưa sẵn sàng của trẻ. Ba mẹ cần dành thời gian tích cực trao đổi, trò chuyện cùng con, động viên tinh thần để con tự tin giao tiếp. Nếu bé vẫn chưa nói được thì cần phải xem xét tới một số vấn đề khác như sau.

Bé nghe không được

Khi phát hiện trẻ gặp khó khăn trong việc phát âm chữ hay nghe hiểu, bắt chước thì có thể do là bé gặp phải tình trạng tai bị viêm, nhiễm trùng. Hay tình trạng khiếm thính bẩm sinh cũng là nguyên do cản trở con tiếp xúc với âm thanh và sử dụng ngôn ngữ.

Vấn đề khoang miệng

Nếu khả năng nghe hiểu của bé 20 tháng tuổi hoàn toàn bình thường, phản ứng lại mỗi khi ba mẹ kêu tên nhưng vẫn gặp khó khăn khi nói thì nguyên do có thể là miệng hoặc lưỡi của trẻ có vấn đề. Miệng của bé có thể có các khiếm khuyết như hở hàm ếch hay dính dây thắng lưỡi.

dạy bé 20 tháng tuổi những gì

Chế độ dinh dưỡng cho bé 20 tháng tuổi

Để giúp con phát triển một cách tốt nhất, trẻ 20 tháng tuổi vẫn cần được bú sữa mẹ, một ngày nên bú 3 – 4 lần và ăn cháo 3 bữa. Đối với trẻ đã cai sữa thì cần đảm bảo bồi dưỡng đủ 500ml sữa bột cho con vì nguồn cung cấp canxi tốt nhất cho bé vẫn là sữa.

Các thành phần dinh dưỡng như tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng trong với bé ở giai đoạn này. Cần cung cấp cân đối các loại dinh dưỡng, tránh tình trạng thừa chất béo, thiếu đạm hay thiếu vitamin, điều này khiến cơ thể bé phát triển không đều. 

Một lưu ý nữa trong bữa ăn dinh dưỡng của các bé 20 tháng tuổi. Ba mẹ hãy tạo thời gian vui vẻ cho trẻ ăn và tuyệt đối không ép bé ăn, khi trẻ không muốn ăn nữa mà ba mẹ ép sẽ dẫn đến tình trạng trẻ sợ hãi vào bữa ăn sau, từ đó thành biếng ăn.

Giáo dục trẻ 20 tháng tuổi

20 tháng tuổi – một cột mốc quan trọng mà ba mẹ nào cũng cần lưu ý. Vậy cần dạy bé 20 tháng tuổi những gì để bé có thể phát triển một cách toàn diện? Dưới đây sẽ là một số việc ba mẹ cần theo dõi và đồng hành cùng con.

Dạy bé 20 tháng tuổi đánh răng

Ba mẹ nào cũng hiểu được tầm quan trọng của răng miệng, với các bé cũng vậy. Nhưng dạy bé đánh răng là cả một vấn đề. Ba mẹ hãy thử những mẹo hữu ích sau, có thể sẽ dễ dàng hơn trong việc dạy bé 20 tháng tuổi đánh răng đấy.

  • Chơi trò “bắt chước”: Trẻ nhỏ rất thích quan sát và bắt chước người khác. Bố mẹ hãy đánh răng cùng lúc với con để con có thể bắt chước các thao tác.
  • Trò chơi “nhổ nước”: Biểu diễn ngậm một ngụm nước và nhổ ngay ra, sau đó ba mẹ hãy để bé lặp đi lặp lại hành động nhiều lần tùy thích.
  • Cho bé đứng soi gương: Hãy bế bé lên ghế đứng lên để có thể quan sát được hình ảnh phản chiếu của mình trong tấm gương. Sau đó, vừa vui đùa, vừa cùng đếm những chiếc răng khi chải chúng.
  • Chọn loại bàn chải, kem đánh răng hấp dẫn bé: Hãy lựa chọn loại bàn chải, hương vị kem đánh răng có màu sắc bé ưa thích, hay bàn chải có thể phát nhạc để dụ dỗ bé. Chỉ lấy lượng kem đánh răng cho bé bằng hạt đậu

dạy bé 20 tháng tuổi những gì

Làm gì khi bé 20 tháng tuổi hay chống đối?

Ở cái độ tuổi dâng trào cảm xúc, bố mẹ có thể sẽ rất nản vì hành vi chống đối của bé. Bố mẹ nên hiểu rằng, đây chính là một dấu ấn đặc biệt mà bé nào cũng sẽ trải qua. Có thể khóc, hờn, dỗi, chống đối lại bố mẹ liên tục. Với hành vi như vậy của bé thì ba mẹ đừng quá gay gắt hay đánh mắng, nạt bé. Hãy đưa ra những câu hỏi cho bé sự lựa chọn như: “Con muốn đi tắm trước hay thu dọn đồ chơi trước?” “Con muốn mặc quần dài hay quần ngắn?”

Làm gì khi bé hay sờ vào vùng kín?

Trẻ ở độ tuổi này tò mò về mọi thứ từ môi trường trong tới môi trường ngoài và cơ thể cũng vậy. Có thể bố mẹ sẽ quan sát thấy những hành vi như: bé thường xuyên sờ vào vùng kín. Đừng lo, đây là một hành động rất bình thường ở các bé khi muốn tò mò và có nhu cầu khám phá cơ thể của chính mình. Nếu bé làm hành động này quá thường xuyên, ba mẹ hãy đề xuất con những hành động khác như đếm ngón tay, ngón chân.

Xử trí khi bé 20 tháng tuổi đánh bạn

Hành động xảy ra tiếp theo có thể gặp ở trẻ 20 tháng tuổi chính là nhiều trẻ thường cắn thậm chí là đánh để gây chuyện với bạn. Điều này xảy ra khi trẻ muốn thu hút sự chú ý và muốn tìm kiếm cách cư xử mới. Đối với trường hợp này, bạn hãy kiên quyết nhắc nhở hành vi của con rằng đánh bạn là xấu, không được tái phạm. Bố mẹ không nên xử lý bằng cách đánh con vì như vậy khiến bé sẽ bắt chước giải quyết vấn đề một cách bạo lực. Hãy thường xuyên khen ngợi con để con tiến bộ và luôn làm gương tốt cho trẻ.

Trên đây là những chia sẻ chi tiết hướng dẫn ba mẹ cách dạy bé 20 tháng tuổi làm những gì. Hy vọng những thông tin này sẽ phần nào giúp ba mẹ thấu hiểu con hơn, đồng hành và chia sẻ cùng con suốt quãng thời gian kế tiếp. Chúc ba mẹ thành công

>> Xem thêm: Cách Dạy Trẻ 7 Tháng Tuổi Thông Minh

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *