Dạy con sai cách ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển và hình thành tính cách của con. Do đó, để con phát triển một cách toàn diện, bố mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức nuôi dạy con khoa học đúng đắn. Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 5 sai lầm mà bố mẹ hay mắc phải khi dạy con cũng như những cách dạy con khoa học mà bố mẹ có thể áp dụng.
Dạy con sai cách: 5 Sai lầm bố mẹ dễ mắc phải
Trong quá trình nuôi dạy con khôn lớn, bố mẹ sẽ phải đối mặt với không ít thách thức. Đôi khi bố mẹ mắc phải sai lầm nhưng lại không nhận ra vì nghĩ rằng như thế mới tốt cho con. Dưới đây là những sai lầm của bố mẹ khi dạy con mà bố mẹ nên tránh để không mắc phải.
1. Dạy con sai cách: Không trò chuyện với con
Con luôn cần được lắng nghe và được cho khuyên về những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Tuy nhiên vì công việc quá bận rộn, mà nhiều bố mẹ ít dành thời gian trò chuyện cùng con. Để con tự chơi và tự tìm hiểu những điều xung quanh. Đây là sai lầm điển hình của bố mẹ trong việc dạy con sai cách.
Việc để con hình thành thói quen tự lập ngay từ nhỏ là một điều tốt. Nhưng nếu điều sẽ trở nên nguy hại cho con nếu con sống trong thế giới riêng của mình mà không tâm sự hay nhận lời khuyên hay hướng từ bố mẹ. Điều này dễ dàng khiến trẻ tự cô lập bản thân. Vì vậy, bố mẹ hãy trân trọng từng phút giây bên con và trò chuyện với con thường xuyên.
2. Phản ứng thái quá khi con phạm lỗi
Đây là một trong những điều thường gặp nhất trong dạy con sai cách của bố mẹ. Ví dụ con để bình hoa không cẩn thận khiến bình bị rơi, vỡ. Phần lớn bố mẹ đều nổi giận và la mắng con mà chưa cần biết lý do là gì. Đây là một phản ứng thái quá của bố mẹ đối với hành động của con. Khi con thấy bố mẹ tức giận và la mắng sẽ cảm thấy có lỗi, sợ hãi và kết quả là òa khóc. Điều này lại càng khiến bố mẹ căng thẳng hơn và rất dễ xảy ra xung đột.
Thay vì nóng giận, bố mẹ hãy hỏi con lý do và dạy cho con cách giải quyết vấn đề. Như trường hợp trên, bố mẹ hoàn toàn có thể giải thích và hướng dẫn con đặt bình hoa ở cẩn thận hơn. Điều này giúp con nhận ra được lỗi sai và học được cách chịu trách nhiệm với hành động của mình.
>> Xem thêm: Dạy Con Gái Tuổi Trưởng Thành
3. Bố mẹ so sánh con với ” con người ta”
Khi con mắc lỗi hay chưa đạt điều bố mẹ mong muốn, “con nhà người ta” luôn là hình mẫu lý tưởng để so sánh với con. “Con phải làm như thế này?”, Con nhìn bạn A làm kìa?”, “Sao con lại không làm được như bạn A?”,… Và như vậy, mọi sai lầm của con đều được đặt lên bàn cân để so sánh.
Việc so sánh có thể giúp bố mẹ giải tỏa nỗi mong muốn con như “con nhà người ta“. Đồng thời để cho con nhìn thấy hình tượng mà rút kinh nghiệm và học hỏi. Nhưng điều này không giúp khích lệ con mà mang lại tác dụng ngược. Con sẽ thêm mặc cảm, tự ti hoặc dễ hình thành tính cách ganh ghét, đố kỵ với bạn khác.
4. Dạy con sai cách: Không đặt ra kỷ luật cho con
Một số hành vi bày trò nghịch ngợm hay bắt nạt bạn khác thường không được bố mẹ không ngăn lại. Vì bố mẹ thường cho rằng con còn nhỏ, chưa biết gì nên bỏ qua những hành vi này của con. Đây là một trong những cách dạy con sai lầm. Không nên áp dụng những hình phạt nặng cho bé, mà thay vào đó hãy biết cách dạy con không dùng đòn roi để giúp bé phát triển tốt hơn.
Thiếu kỷ luật trong dạy con thường do bố mẹ không muốn nhìn nhận đúng vào bản chất vấn đề. Các bậc cha mẹ không biết làm sao để xây dựng nguyên tắc với con, do vậy họ chọn im lặng và không làm gì cả. Việc dạy con theo cách này có thể dẫn tới những việc con hình thành những suy nghĩ sai lệch.
Con cần được dạy về ranh giới giữa cái được làm và không được làm. Cũng như cách tương tác, ứng xử và giao tiếp với người khác. Nếu con không được định hướng ngay từ nhỏ, ranh giới giữa đúng, sai sẽ trở nên khó phân định. Vì thế, bố mẹ hãy đặt ra kỷ luật cho con ngay từ nhỏ, từ giờ giấc sinh hoạt cho đến việc học tập.
5. Đặt kỳ vọng quá cao ở con
Bố mẹ luôn mong muốn con sẽ thành công trong cuộc sống sau này dù ở lĩnh vực nào. Chính vì vậy, bố mẹ thường đặt ra các mục tiêu cao với kỳ vọng con sẽ đạt được. Nhưng lại không để tâm đến suy nghĩ của con. Những kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy con thể hiện tốt hơn. Nhưng nếu mục tiêu không thực tế, con sẽ cảm thấy áp lực. Thậm chí con có thể mắc các chứng rối loạn như mất ngủ, giận dữ, mệt mỏi hoặc lo lắng.
Những cách dạy con khoa học, bố mẹ không nên bỏ qua
Làm thế nào để tránh những cách dạy con sai lầm? Đây chắc là vấn đề mà nhiều bố mẹ vẫn đang còn thắc mắc. Để giải quyết vấn đề này, DSDKids mách bố mẹ những cách dạy con khoa học đơn giản mà hiệu quả.
Bố mẹ làm gương tốt cho con
Trẻ con rất dễ bắt chước theo những điều chúng thấy hàng ngày. Đặc biệt, khi còn nhỏ, con luôn luôn quan sát và học theo những gì mà bố mẹ làm hàng ngày. Từ lời nói, hành vi, cách ứng xử của bố mẹ đều trở thành tấm gương của con. Vì vậy, để con phát triển tốt nhất thì bố mẹ cần xây dựng hình ảnh tốt để con học tập theo.
Dạy con tự chịu trách nhiệm với bản thân
Tâm lý của trẻ nhỏ thường rất sợ sệt và muốn giấu đi những lỗi lầm mà mình gây ra. Do đó đôi khi con sẽ nói dối hoặc đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Lúc này, bố mẹ là cần phải kiên nhẫn để dạy con biết phân biệt đúng, sai. Sau đó, dạy con cách nhận lỗi như thế nào cho đúng. Bố mẹ cần phải khuyến khích con nhận lỗi và chỉ con nên nói lời xin lỗi phù hợp với từng hoàn cảnh. Dần dần trẻ sẽ có ý thức tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, không đùn đẩy trách nhiệm.
Dạy con dọn dẹp nhà cửa
Bỏ đồ chơi vào hộp đồ chơi, quét dọn nhà, tưới cây,.. là những việc mà con đã có thể làm khi lên 5 tuổi. Bố mẹ sẽ hướng dẫn con thực hiện các công việc nhà đơn giản tuỳ vào khả năng của con. Điều này giúp con hình thành thói quen tự lập và phụ giúp gia đình ngay từ khi còn nhỏ.
Bố mẹ không nên trách phạt con trước mặt người khác
Khi con không vâng lời, bố mẹ nên cho con vào phòng riêng của con để giải thích cho con hiểu hành động của con là không đúng. Bố mẹ không nên trách phạt con trước mặt người khác vì sẽ làm con bị tổn thương tâm lý. Con sẽ cảm thấy xấu hổ và trở nên tự ti khi bị trách mắng trước mặt bạn bè, người lạ. Lâu dần, con sẽ không dám thể hiện bản thân vì sợ mình làm sai.
Dạy con cách từ chối
Bố mẹ luôn muốn con nghe lời nếu không sẽ bị trách phạt. Vì vậy, con dần hình thành thói quen phải nghe theo ý của người lớn. Nếu con từ chối thì người khác sẽ cảm thấy khó chịu và không vui. Đây là một trong những trường hợp dạy con sai cách của bố mẹ. Vì con sẽ có thể gặp nguy hiểm nếu không có kỹ năng từ chối nhất là trong cuộc sống nhiều cám dỗ như hiện nay. Bố mẹ nên phân tích các tình huống và chỉ cho con tình huống nào nên từ chối.
>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1