Bệnh chậm nói ở trẻ chính là vấn đề nhức nhối thu hút được sự chú ý của hầu hết bậc phụ huynh ngày nay. Bố mẹ nào cũng mong muốn cho con mình được phát triển bình thường, khi gặp tình trạng bé chậm nói bố mẹ thường sẽ cảm thấy rất khó khăn và lo lắng. Hiểu được tâm lý của bố mẹ, DSDKids đã liệt kê ra một vài mẹo chữa bệnh chậm nói ở trẻ nhỏ mà bố mẹ có thể học hỏi và áp dụng những phương pháp phù hợp.
Dấu hiệu trẻ chậm nói cần lưu ý
Biểu hiện rõ nhất ở trẻ chậm nói là khi đã đến tuổi nhưng không giao tiếp với người thân, bạn bè xung quanh, chỉ thu mình vào một góc. DSDKids đã tìm hiểu và liệt kê ra những dấu hiệu nhận biết bé bị chậm nói theo từng giai đoạn dưới đây.
Dấu hiệu bé chậm nói ở 3 – 12 tháng tuổi
Ở giai đoạn này trẻ chậm nói thường không thể hiện phản ứng khi có tiếng động phát ra, không phát ra âm thanh để giao tiếp. Sau 6 tháng đầu đời, nếu bé không có phản ứng ngôn ngữ để giao tiếp với người thân, bố mẹ nên xem xét xem bé có đang chậm nói hay không. Biểu hiện rõ nhất là bé hầu như sẽ không quan tâm đến mọi thứ ở xung quanh mình.
Dấu hiệu bé chậm nói ở 12 – 18 tháng tuổi
Các bẹ hãy theo dõi theo phản ứng của bé. Nếu ở giai đoạn này, bé không có phản ứng gì khi ba mẹ nói hoặc không thể hiện sự yêu thích với món đồ nào đó có thể bé đang bị chậm nói. Các bé bị chậm nói sẽ không muốn giao tiếp thậm chí vào lúc bé cần được giúp đỡ. Ngoài ra, những từ đơn giản như: ê, a, ba, mẹ,… bé cũng sẽ không nói. Đây là những biểu hiện rất dễ nhận biết khi bé bị chậm nói.
Dấu hiệu bé chậm nói ở 18 – 36 tháng tuổi
Khả năng giao tiếp của bé lúc này đã hầu như được cải thiện hơn rất nhiều. Nhưng khi bé chậm nói sẽ không thể nói ra điều mình cần. Khi này bé chỉ muốn chơi một mình mà không giao tiếp với bạn đồng trang lứa. Tình trạng này cũng không hiếm gặp ở độ tuổi này, nhưng bố mẹ không nên chủ quan. Hãy theo dõi và quan sát bé thường xuyên để có giải pháp khắc phục kịp thời.
Nguyên nhân trẻ chậm nói thường gặp
Chậm nói ở trẻ nhỏ chỉ là vấn đề xảy ra tạm thời. Nguyên nhân do khả năng ngôn ngữ của bé phát triển chậm hơn so với lứa tuổi, cần có sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Nhưng với một số trường hợp có thể là do nguyên nhân rất nghiêm trọng.
Trẻ chậm nói do bệnh lý
Bé bị chậm nói có thẻ do bé đang gặp phải những vấn đề về tai, mũi, họng, bệnh về não bộ,…. Đây là những bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp ở trẻ nhỏ. Chính vì vậy, khi trẻ chậm nói có thể do những căn bệnh nguy hiểm. Bố mẹ phải thường xuyên quan tâm con em mình hơn để có thể xử lý kịp thời.
Trẻ chậm nói do tâm lý
Nguyên nhân dẫn đến việc bé bị chậm nói là do gặp phải một cú sốc tâm lý quá sớm. Bố mẹ bận rộn ít quan tâm và trò chuyện với các bé, ít tương tác và khuyến khích bé nói. Việc kích thích khả năng tò mò cho trẻ nhỏ cũng sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp.
Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không
Đối với một đứa trẻ chậm nói sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ và mong muốn của mình. Nếu xãy ra lâu dài, trẻ nhỏ sẽ có xu hướng thu mình lại trong không gian riêng và không muốn giao tiếp với ai kể cả gia đình. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập khi bé lớn lên, cũng như việc giao tiếp và kết bạn đồng trang lứa. Bố mẹ cần phát hiện sớm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu không trẻ sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề về tâm lý và khó kiểm soát hành vi.
6 mẹo chữa trẻ chậm nói dân gian và khoa học cực hiệu quả
Dưới đây là một số mẹo cơ bản giúp chữa bé chậm nói theo cách dân gian và khoa học đã được áp dụng từ lâu đời. Có thể bố mẹ chưa biết việc trẻ chậm nói xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng không cần quá lo lắng, bố mẹ hãy áp dụng những mẹo sau nhé.
Trò chuyện với bé nhiều hơn để bé nhanh nói
Để động viên, khuyến khích các bé nói thì bố mẹ phải dành thời gian trò chuyện với bé nhiều hơn ngay cả khi bé không hồi đáp lại. Đối với trẻ chậm nói bố mẹ nên nói rõ ràng chậm rãi để bé dễ dàng tiếp thu và hiểu rõ hơn. Một trong số mẹo chữa trẻ chậm nói là bố mẹ hãy trò chuyện với con mọi lúc khi có thời gian. Hãy khen ngợi mỗi khi bé nói để bé có thể cảm nhận được sự yêu thương, trở nên tự tin trong giao tiếp hơn.
Trao đổi với trẻ chậm nói về những điều mẹ làm
Khi bố mẹ giải thích cho con biết mình đang làm gì cũng là cách dạy con thông minh nhằm giúp bé mở rộng được hiểu biết. Bố mẹ có thể nhờ bé làm một việc gì đó để tạo thói quen giao tiếp thường xuyên hơn. Điều này được thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp bé cải thiện được bệnh chậm nói.
Bố mẹ có thể tham khảo: Top 13+ cách dạy con thông minh mà bố mẹ nên biết để dạy con cách sinh hoạt hằng ngày.
Tạo môi trường phát triển ngôn ngữ cho con nhanh nói
Ba mẹ cần cho con ra ngoài nhiều hơn, được tiếp xúc với nhiều người xung quanh hơn. Bố mẹ có thể dắt con đi công viên, sở thú, cho con chơi cùng các bạn đồng trang lứa,… Khi được tiếp xúc trong thời gian dài sẽ giúp trẻ tự tin hơn, cũng như cải thiện khả năng giao tiếp.
Đọc sách cùng con thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói
Đọc sách là một hành động tích cực tạo ra được sự tương tác giữa bố mẹ và các bé. Mỗi tối trước khi ngủ, bố mẹ hãy dành thời gian để đọc những câu truyện cho bé nghe. Bên cạnh đó có thể dừng lại và trò chuyện với bé về nội dung truyện. Đây là việc cần thiết giúp kích thích khả năng ngôn ngữ trong trẻ. Mẹo nhỏ là các mẹ hãy lựa chọn những truyện có hình và màu sách sinh động thu hút sự chú ý của bé.
Mẹo chữa trẻ chậm nói bằng âm nhạc
Những giai điệu vui vẻ, rộn ràng của bài hát rất có ích cho khả năng giao tiếp của bé. Khi được nghe giai điệu của bài hát, trẻ nhỏ thường có xu hướng lắc lư và nhảy theo nhạc. Nếu nghe nhạc thường xuyên sẽ góp phần giúp trẻ năng động và hiếu kỳ hơn. Đồng thời có thể cải thiện được tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ.
Mẹo chữa chậm nói bằng màu sắc
Tiếp xúc với màu sắc, hình ảnh là cách nhanh nhất khơi dậy trí tưởng tượng của bé cũng như sự thích thú đối với xung quanh. Bố mẹ có thể mua các tranh ảnh, đồ chơi nhiều màu sắc sinh động. Hoặc dẫn con đến các khu giải trí để bé có thể thỏa sức vui chơi và học qua các màu sắc. Thông qua việc này, bố mẹ có thể dạy con cách phát âm những từ ngữ về màu sắc, dần dần giúp con cải thiện ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1