Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay là một trong những bài học cần thiết mà bố mẹ cần phải dạy cho trẻ. Trẻ em luôn được xem là đối tượng nhạy cảm và dễ bị tác động bởi môi trường bởi sự non nớt. Bước đầu để bố mẹ có thể bảo vệ con mình đó là dạy con quy tắc 5 ngón tay. Bố mẹ vẫn còn đang thắc mắc quy tắc 5 ngón tay là gì và vì sao quy tắc đó quan trọng đối với trẻ. Vậy hãy cùng DSDKids tìm hiểu thông qua bài viết ngày hôm nay nhé!
Vì sao quy tắc 5 ngón tay lại quan trọng đối với trẻ?
DSDkids hiểu hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục đối với trẻ em đang gia tăng. Phần lớn trẻ hiện nay chưa được cung cấp kiến thức, giúp đỡ từ bố mẹ, thầy cô để thoát khỏi tình trạng này. Tình trạng xã hội gần đây, những thủ phạm gây tội có không ít là người lớn tuổi. Những sự việc này đã gây nên làn sóng dư luận phẫn nộ. Điều này sẽ tác động lớn tới tâm lý của trẻ ảnh hưởng tới hiện tại và cả tương lai sau này. Vì vậy việc bố mẹ dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay là điều quan trọng. Và cũng là nền tảng để dạy bé cách cầm bút đúng cách.
Nội dung quy tắc 5 ngón tay
Dạy con quy tắc 5 ngón tay là bước đầu giúp trẻ có thể tự bảo vệ được chính mình. Hãy cùng DSDKids tìm hiểu từng quy tắc nhé!
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay: Ngón cái
Đây là ngón tay gần nhất trong quy tắc 5 ngón tay tượng trưng cho những người thân thiết trong gia đình như: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em ruột. Bố mẹ cho bé biết đây là những người có thể tắm chung, ngủ chung với bé. Nhưng đến khi trẻ tự làm được thì sẽ không cần sự trợ giúp của gia đình nữa.
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay: Ngón trỏ
Ngón trỏ thì thường tượng trưng cho đối tượng như là thầy cô, bạn bè thân thiết những người thường gặp ở trường, cô chú, anh em họ. Những người trong nhóm này chỉ được nắm tay, khoác tay và chơi đùa cùng trẻ. Những hành động không được vượt quá như hôn hay chạm vào vùng kín. Khi xảy ra những hành động như vậy, bé cần phải hét thật to và báo cho bố mẹ.
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay: Ngón giữa
Đây là nhóm người bao gồm hàng xóm, bạn bè hay đồng nghiệp của bố mẹ. Là nhóm người có quen biết nhưng ít gặp và chỉ được dừng lại ở việc chào hỏi, cười, bắt tay.
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay: Ngón áp út
Đây là nhóm người quen của gia đình bao gồm những người lần đầu gặp. Đối với nhóm người này thì chỉ dừng lại ở việc vẫy tay, chào.
Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay: Ngón út
Trên bàn tay thì đây là ngón tay xa nhất là nhóm người xa lạ mà bé không hề biết. Nếu họ có những hành động gần gũi như hôn hay chạm,.. khiến trẻ lo sợ. Lúc này, bé cần phải chạy thật nhanh và hét to cho những người xung quanh biết.
Cách để giúp trẻ ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay hiệu quả
Sau khi trẻ đã có những nhận thức rõ ràng hơn về các mối quan hệ xung quanh thì bố mẹ có thể giới thiệu về nguyên tắc 5 ngón tay và vòng tròn giao tiếp. Để giúp trẻ nhớ lâu hơn thì bố mẹ có thể chơi cùng với bé tại bàn học. Những trò chơi như là hỏi đáp về vòng tròn giao tiếp, giải quyết những vấn đề trong những tình huống giả định. Những tình huống này bố mẹ và bé có thể đóng vai để tăng thêm phần sinh động. Cùng bé xem những tình huống trong video quy tắc 5 ngón tay.
Lưu ý, bên cạnh việc nói cho trẻ những nguyên tắc ứng xử với mỗi nhóm người. Bố mẹ cần phải nhắc về những trường hợp đặc biệt như ở nơi công cộng, tham gia các hoạt động xã hội hay giúp đỡ người khác.
Một số quy tắc bé cần biết thêm để có thể tự vệ
Quy tắc đồ lót
Đối với những bố mẹ Việt Nam luôn khá hạn chế nhắc nhữ từ như đồ lót trước mặt trẻ. Nhưng quy tắc đồ lót là một quy tắc khá là nổi tiếng được tuyên truyền bởi Hiệp hội Quốc gia Phòng chống Bạo hành trẻ em giúp bố mẹ giáo dục con tránh bị xâm hại. Hay còn được gọi là thông điệp PANTS:
- P – Privates are Private “Riêng tư là riêng tư”: Không một ai có thể chạm vào vùng kín trừ bố mẹ, bác sĩ khi đi khám. Khi chạm vào thì người đó cần phải giải thích lý do và được sự đồng ý của bé.
- A – Always remember your body belongs to you “Luôn nhớ rằng cơ thể con thuộc về con”: Cơ thể trẻ là của trẻ vì vậy nên dặn trẻ không cho phép bất kỳ ai làm bất cứ điều gì với cơ thể của con khiến con cảm thấy khó chịu.
- N – No means No “Không là không”: Trẻ có quyền nói không khi có người nào chạm vào người mình khi bé không thích . Thậm chí là thành viên trong gia đình.
- T – Talk about secrets that upset you “Nói những điều bí mật khiến trẻ buồn”: Bố mẹ cần phải nói cho bé biết những bí mật nào là tốt và nào là xấu. Có những người ép con giữ những bí mật xấu và dọa khi bé kể cho người khác.
- S – Speak up, someone can help “Hãy lên tiếng, sẽ có người giúp con”: Dạy bé khi gặp chuyện buồn thì hãy nói với người mà con tin tưởng. Cho bé hiểu rằng mọi người sẽ luôn ở bên con dù con có mắc sai lầm.
Quy tắc 5 ngón tay, 4 vòng tròn
Dựa trên hình ảnh của quy tắc 5 ngón tay, thì bàn tay có 5 ngón tay tượng trưng cho 5 vòng tròn giao tiếp. Bố mẹ có thể dạy con các nhóm người thường gặp trong đời sống hằng ngày. Từ đó giúp bé có thể giao tiếp một cách phù hợp, tránh trường hợp bị xâm hại.
- Vòng 1: Ôm hôn với những người ruột thịt trong nhà như ông bà, bố mẹ.
- Vòng 2: Nắm tay hay khoác tay với những người như thầy cô, bạn bè hay họ hàng.
- Vòng 3: Chào hỏi và bắt tay với những người quen.
- Vòng 4: Đứng xa vẫy tay khi gặp người lạ.
Quy tắc này sẽ giúp trẻ nhận biết được mức độ hành vi dựa trên quan hệ đối với bé. Bố mẹ cần dạy con biết cư xử đúng mực và có khoảng cách. Ví dụ như vòng màu xanh biển là bố mẹ là những người mang đến cuộc sống cho trẻ. Vì vậy bố mẹ được phép chạm vào một số bộ phận của trẻ.
Vòng màu xanh bạc hà là khu vực cho ông bà, anh chị em. Những người này chỉ được phép nắm tay, khoác vai chứ không được động vào những khu vực khác.
Vòng màu vàng dành cho người quen như cô giáo, hàng xóm,… được phép bắt tay chào hỏi. Trẻ không đồng ý khi được yêu cầu đụng chạm đến những bộ phận khác.
Vòng màu đỏ là dành cho người lạ. Bố mẹ nên dặn bé hạn chế tiếp xúc gần với những nhóm người này. \
Dạy trẻ cách chạy trốn hoặc nhờ sự giúp đỡ của mọi người.
Bên cạnh việc dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay. Để phòng trường hợp bé bị người lạ tấn công khi đi trên đường. Bố mẹ cần giả định trường hợp và hướng dẫn cho trẻ thoát thân. Do sự chênh lệch của sức khỏe của một người lớn và một đứa trẻ nên việc bé phản kháng, chống cự chỉ khiến bé nguy hiểm hơn. Thay vào đó, bé cần lợi dụng sơ hở để dùng sức chạy thoát và kêu cứu. Bố mẹ có thể đưa ra những trường hợp cụ thể để rèn cho bé tư duy. Thêm vào đó, bố mẹ có thể cho con ghi nhớ hoặc ghi số điện thoại của bố mẹ, người thân vào để gọi điện cầu cứu nếu được.
Tránh xa người lạ mặt khi họ cố gắng đến gần
Bố mẹ cần căn dặn cho trẻ luôn phải tránh xa và giữ khoảng cách với những người lạ đi trên đường. Đặc biệt, cần phải lưu ý trường hợp người lạ dùng những thứ như đồ chơi,bánh kẹo,… đều dụ bé. Không được bắt chuyện hay tiếp xúc khi không có bố mẹ. Đồng thời, bố mẹ cần chỉ ra hậu quả khi bé đi một mình với người lạ vào những chỗ vắng vẻ.
Không cho phép người lạ vào nhà mình
Bố mẹ hiện nay khá bận bịu với công việc, thường xuyên không ở nhà. Những ngày bé được nghỉ học thì bé phải ở nhà một mình. Vì vậy bố mẹ cần phải dặn trẻ tuyệt đối không cho bất kỳ ai vào nhà mình, bố mẹ về thì sẽ tự mở cửa được. Bố mẹ hạn chế cho con đi chơi một mình hay sang nhà hàng xóm mà không có sự kiểm soát của bố mẹ.
Báo liền với bố mẹ khi trẻ bị người lạ đe dọa
Bố mẹ cần căn dặn bé không có gì phải sợ hãi hay phải lo lắng khi có người đe dọa hay có tác động không tốt đến bé. Bố mẹ luôn phải ở bên cạnh bé, tạo cho bé một cảm giác tin tưởng, an toàn. Điều này sẽ giúp trẻ có thể dễ dàng hơn trong việc chia sẻ với bố mẹ. Đặc biệt khi bị đe dọa không được kể thì càng phải nói cho bố mẹ.
Việc giáo dục con trẻ hiện nay cần sự toàn diện nhiều hơn. Bố mẹ không chỉ phát triển bé về mặt tư duy, kiến thức mà còn phải phát triển bé về kỹ năng sống và đặc biệt là khả năng tự bảo vệ bản thân mình. Những điều này sẽ giúp bé phát triển một cách toàn diện, tự tin hơn. Việc dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay là điều quan trọng không thể thiếu đặc biệt là trong xã hội đầy rẫy sự nguy hiểm. Hy vọng bài viết trên của DSDKids đã phần nào giúp bố mẹ hình dung được tầm quan trọng của việc dạy bé tự bảo vệ và hiểu rõ hơn nguyên tắc 5 ngón tay.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1