Dạy Con Gái Tự Bảo Vệ Mình

Dạy con gái cách bảo vệ mình là việc làm cần thiết để giúp bé được an toàn hơn. Ngày có rất nhiều vụ những bé gái bị cưỡng hiếp. Điều này gây hoang mang cho bố mẹ có con gái. Vì thế, bố mẹ nên có cách dạy trẻ cách tự bảo vệ mình để giúp bé được an toàn hơn. Tránh xảy ra những vụ việc đáng tiếc. Hãy trang bị cho bé những kiến thức bổ ích thông qua bài viết dưới đây.

Dạy trẻ hiểu về giới tính

DSDkids khuyên bố mẹ nên cho con biết thêm về giới tính của trẻ để có nhận thức được tốt hơn. Nhiều bậc cha mẹ có tâm lý e ngại khi nói chuyện về giới tính, nhưng những kiến thức này là vô cùng giá trị để giúp bé được an toàn hơn.

Giải thích mọi thứ phù hợp với độ tuổi của trẻ

Bố mẹ nên sàng lọc những thông tin nào nên được nói cho con nghe. Như những món đồ chơi nào là phù hợp với những bé gái. Đôi lúc trẻ sẽ chơi những món đồ không phù hợp với độ tuổi hay giới tính của trẻ. Hãy giải thích ngắn gọn những vấn đề mà bố mẹ muốn con làm để bé dễ dàng hiểu hơn. 

Sử dụng tên chính xác cho những bộ phận cần nói với trẻ

Việc cho trẻ biết chính xác tên những bộ phận trên cơ thể sẽ giúp bé hiểu thêm về cơ thể của trẻ. Hãy tạo thói quen gọi tên bộ phận cơ thể và chức năng của từng bộ phận đó sẽ làm cho bé có thêm những kiến thức hữu ích. Đây là những kiến thức quan trọng để giúp trẻ phát triển hơn. Chẳng hạn như, dùng bàn tay để dạy cho trẻ quy tắc 5 ngón tay để giúp bảo vệ bản thân trẻ được tốt hơn. Nhờ vào đó, trẻ sẽ phát triển được an toàn và khỏe mạnh hơn. 

dạy con gái cách bảo vệ mình

Cách bắt đầu một cuộc trò chuyện

Cũng những trẻ khá thụ động trong việc bắt chuyện với bố mẹ. Vì thế, bố mẹ hãy là những người chủ động cho trẻ bày tỏ vấn đề của bản thân. Nhờ đó, mà bố mẹ có thể hiểu được những vấn đề nào mà trẻ đang gặp phải và tìm cách giải quyết. Chủ động lắng nghe những gì trẻ tâm sự là cách tốt nhất để giúp mối quan hệ gia đình trở nên được tốt hơn. 

Dạy con quy tắc “PANTS Rules”

Quy tắc này bố mẹ nên áp dụng trong việc dạy trẻ biết cách tự bảo vệ mình. Cách này sẽ giúp trẻ tránh bị lợi dụng bởi những kẻ xấu. Quy tắc này dạy cho trẻ hiểu cơ thể của mình do mình quyết định. Trẻ có quyền từ chối những việc làm gây ảnh hưởng đến bản thân và từ chối những điều đó. Điều này sẽ dạy trẻ tự bảo vệ mình trong những trường hợp nhất định.

Bộ phận riêng tư là riêng tư

Dạy cho trẻ những bộ phận nào trên cơ thể mà bất cứ ai cũng không thể chạm vào. Đây là những bộ phận nhạy cảm nhất trên cơ thể của một người phụ nữ. Nếu ai đó cố tình chạm vào thì đó là những hành vi xâm hại và cần được lên án tố cáo. Mẹ bảo vệ con bằng cách giải thích những điều này cho trẻ hiểu. Từ đó, trẻ sẽ có được sự phát triển tốt trong môi trường lành mạnh.

Luôn nhớ cơ thể của con thuộc về con

Cơ thể của mỗi người là do người đó quyết định. Dạy cho trẻ hiểu không ai có quyền ép buộc con phải làm những điều mà con cảm thấy khó chịu. Trẻ rất dễ bị lợi dụng vào những trường hợp xấu hay bị bóc lột sức lao động. Những kiến thức này sẽ giúp trẻ không bị người khác điều khiển và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Không có nghĩa là không

Dạy trẻ biết cách nói KHÔNG cho dù đó là những thành viên trong gia đình. Đôi khi người lớn hay ép trẻ làm những việc quá sức dẫn đến trẻ có tâm lý bị hành hạ. Biết cách nói không là cách tốt nhất để từ chối một điều gì đó mà mình  cảm thấy khó thực hiện.

Hãy lên tiếng để được giúp đỡ

Hãy cho trẻ biết cách nhờ sự giúp đỡ của người khác. Đôi khi có những việc mà bản thân trẻ khó mà tự thực hiện và phải cần sự giúp sức. Thường thì trẻ có tâm lý ngại không dám nhờ người khác. Bố mẹ hãy hỏi con có cần giúp đỡ gì không để bố mẹ giúp. Nhờ vào sự giúp đỡ đó mà mọi mọi trở nên dễ dàng hơn. 

Dạy con cách cư xử trước người lạ

Cho con biết cách cư xử trước người lạ là việc làm vô cùng quan trọng để giúp bé được an toàn hơn. Trẻ sẽ dễ bị dụ dỗ bởi những những hành động của người lạ. Hãy cho bé biết những cách cư xử một cách tinh tế nhất trước những người mà trẻ mới lần đầu gặp.

Dạy trẻ về định nghĩa “người lạ”

Nói cho trẻ biết những người là những người lần đầu tiên trẻ gặp và không phải là những người quen. Đây là những người có thể cố tính tiếp cận trẻ để nhằm những mục đích không tốt. Mẹ nên là người thường xuyên tâm sự với con gái mình những điều này. Đây là cách giúp mẹ bảo vệ con gái mình được tốt hơn.

Cụ thể cách mà trẻ nên xử lý

Nên dạy cho con những cách để trong những trường hợp cụ thể. Chẳng hạn như việc, khi  có người bảo trẻ mua giùm một thứ gì đó nên dạy trẻ biết cách từ chối. Hãy mô phỏng ra nhiều trường hợp khác nhau để giúp bé có nhiều cách xử lý nhất có thể. Bằng cách chơi những trò chơi nhập vai cùng trẻ. Từ đó, sẽ giúp trẻ linh hoạt hơn trong những trường hợp nhất định.

dạy con gái cách bảo vệ mình

Dạy con cách cầu cứu khi gặp tình huống nguy hiểm

Kỹ năng cầu cứu là đặc biệt quan quan trọng trong dạy con gái cách bảo vệ mình khi gặp trường hợp nguy hiểm. Bời không phải đứa trẻ nào cũng biết cách kêu cứu. Cho trẻ biết cách kêu sự giúp đỡ từ những người khác điều này là vô cùng cần thiết. Chẳng hạn như việc, nên chạy đến những nơi đông người để kêu gọi sự giúp đỡ. Hay là việc hét to, bỏ chạy khi có ai đó cố ý giữ trẻ lại. Đây là những việc làm hết sức cần thiết để giúp trẻ thoát khỏi những tình huống gây nguy hiểm cho trẻ.

Dạy con tôn trọng cơ thể

Tôn trọng cơ thể là cách để yêu bản thân mình nhiều hơn. Hãy dạy cho trẻ biết cách chăm sóc cơ thể được tốt hơn. Và cho trẻ hiểu rằng cơ thể riêng của mỗi người là bất khả xâm phạm không ai có quyền đụng chạm vào một cách tùy tiện. Cũng như là không nên đụng chạm vào người khác bất kể là người đó thân chúng ta đến nhường nào khi chưa có sự cho phép. Điều này sẽ cho trẻ cách nhìn được toàn diện hơn về cách dạy trẻ tự bảo vệ mình một cách hiệu quả hơn.

Những cách giáo dục con gái bảo vệ mình

Sau đây là một số những cách giáo dục con gái bảo vệ mình được tốt hơn mà bố mẹ nên biết và áp dụng cho con mình.

dạy con gái cách bảo vệ mình

Giáo dục con qua sách báo

Sách báo là nơi chứa nhiều thông tin về những tình huống nguy hiểm thường gặp nhất. Những vụ lạm dung trẻ em được báo chí thường xuyên đăng lên. Đây là những tình huống thực tế để giúp con tránh rơi vào những tình huống tương tự. Cũng như là cách xử lý khi rơi vào những trường hợp đó. 

Thêm vào đó, sách sẽ cung cấp cho trẻ những kiến thức vô cùng giá trị về nhiều mặt đời sống – xã hội. Đây là những kiến thức giúp trẻ hình thành nên kiến thức xã hội cho trẻ. Đọc sách báo hay xem những tin tức trên mạng sẽ giúp trẻ cập nhật tình hình thế giới một cách trực quan nhất.

Cho con tham gia các hoạt động tập thể

Tham gia những hoạt động mang tính tập thể sẽ giúp trẻ có thêm nhiều mối quan hệ hơn. Những hoạt động này có thể bao gồm tham gia những hoạt động tình nguyện, sinh hoạt hè,… Đây là những hoạt động rèn luyện cho trẻ kỹ năng xã hội giúp trẻ làm quen thêm nhiều người mới hơn. 

Khi cần sự giúp đỡ nào đó thì những người bạn mới quen này sẽ giúp khi trẻ cần sự giúp đỡ. Khi tham gia những hoạt động ngoại khóa trẻ sẽ rèn thêm cho trẻ biết cách đoàn kết lại để hoàn thành công việc được giao. Đây là điều sẽ mang đến cho trẻ những thành công hơn trong cuộc sống.

Làm bạn với con

Bố mẹ hãy là những người bạn để cho con chia sẻ những cảm xúc bên trong. Đừng để có một khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. Tạo điều kiện được gần gũi với con mình nhiều hơn. Hãy là những cùng trẻ chơi những hoạt động đồng đội và luôn sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi trẻ gặp khó khăn. Hay việc tham gia những hoạt động ngoài trời, dã ngoại sẽ giúp trẻ khám phá thiên nhiên được tốt hơn. 

Nhận diện cảm xúc của con

Thường xuyên quan tâm những biểu hiện cảm xúc của con mình. Bằng việc hỏi thăm con về tình hình học tập chẳng hạn. Những cảm xúc bất thường có thể là những nguyên nhân trẻ đang gặp một vấn đề nào đó cần được giải quyết. Bất kể đó những những cảm xúc tích cực hay tiêu cực thì cũng nên biết nguyên nhân từ đâu.

Nhận diện dấu hiệu không an toàn từ sớm

Tuy rằng trẻ dễ dàng bộc lộ những cảm xúc cảm xúc bản thân thông qua những dấu hiệu nhận biết từ bên ngoài. Chẳng hạn như, tim đập nhanh, chay run,…. Đây là những dấu hiệu cho thấy rằng trẻ đang trong một tình huống không an toàn. Phát hiện những dấu hiệu này từ sớm sẽ giúp trẻ có thể thoát khỏi tình huống xấu được tốt hơn.

Khuyến khích con chia sẽ bí mật với bố mẹ

Mẹ mẹ hãy khuyến khích con nói những bí mật bên trong. Những bí mật này là chìa khóa quan trọng để giúp bố mẹ hiểu con mình hơn. Làm việc này thông qua việc hãy thường xuyên tương tác nói chuyện với trẻ. Dần dần bé sẽ xem bố mẹ là những người bạn đồng hành để chia sẻ những điều thầm kín.

Bài viết trên của DSDkids đã giúp bố mẹ phần nào trong việc giúp trẻ tự bảo vệ mình một cách tốt hơn. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang lại nhiều giá trị cho trẻ về mặt kiến thức.

>> Xem thêm: Dạy Trẻ Xì Mũi Đúng Cách

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

 

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *