Dạy con bướng bỉnh là luôn là vấn đề mà bố mẹ đều quan tâm. Từ xa xưa đã có câu “ bố mẹ sinh con, trời sinh tính”. Cho nên tính cách của con là thứ bố mẹ không thể quyết định được khi sinh ra. Mặc dù vậy nếu bố mẹ dạy con với một phương pháp đúng và phù hợp thì cũng có thể giúp cho trẻ trở nên ngoan ngoãn hơn. Bài viết dưới đây, DSDKids gợi ý cho bố mẹ một vài phương pháp dạy trẻ ngang bướng.
Những nguyên nhân khiến trẻ bướng bỉnh
Đầu tiên DSDKids sẽ giúp bố mẹ chỉ ra những nguyên nhân tác động khiến trẻ bướng bỉnh. Bên cạnh việc tính cách của con đã có sẵn từ lúc mới sinh ra. Đồng thời còn có những nguyên nhân khác bên ngoài tác động đến tính cách của con làm con trở nên bướng bỉnh hơn.
Nuông chiều quá mức
Hiện nay, xã hội phát triển đã giúp nhiều gia đình có nhiều điều kiện. Đồng thời bố mẹ cũng nuông chiều con hơn là răn đe dạy dỗ. Vì vậy đã vô tình gây ra một thói quen xấu cho con khiến cho trẻ bướng bỉnh. Vô tình tạo cho trẻ con có một suy nghĩ ngầm đó là được đáp ứng mọi yêu cầu. Bé sẽ trở nên không hài lòng và bướng bỉnh hơn mỗi khi không được đáp ứng nhu cầu. Bé sẽ hay làm nũng và trở nên không nghe lời bố mẹ.
Mâu thuẫn trong cách dạy con
Khi ở trong những ngôi nhà gồm nhiều thế hệ, sẽ dễ xảy ra mâu thuẫn trong cách dạy con. Khi dạy con bướng bỉnh thì mỗi người bố mẹ hay ông bà sẽ có phương pháp khác nhau. Đặc biệt thường thì ông bà sẽ hay chiều cháu của mình hơn. Khi trẻ bị bố mẹ la mắng thì bé sẽ chạy đến ông bà. Lâu dài thì điều này vô tình khiến cho trẻ trở nên ngang bướng hơn, không sợ bố mẹ vì có sự bảo vệ của ông, bà.
Cha mẹ không làm gương cho con cái
Khi trẻ con nhỏ thì bé thường hay bắt chước những người lớn như bố hoặc mẹ. Trong gia đình mà bố mẹ sống cùng với ông bà. Khi xảy ra những trường hợp như bố mẹ bất đồng quan điểm với ông bà dẫn đến tranh cãi. Khi trẻ nhìn vào điều vô tình sẽ khiến cho trẻ có nhận thức sai. Mặc dù bố mẹ luôn dạy con phải ngoan ngoãn và nghe lời bố mẹ khi con bướng bỉnh. Nhưng vẫn sẽ ra tình trạng trẻ ngang bướng do ảnh hưởng từ bố mẹ.
Cha mẹ gia trưởng tạo ra áp lực
Bố mẹ luôn mong muốn con mình phải thành đạt, giỏi giang. Vì mong muốn này mà nhiều bố mẹ đã đặt một kỳ vọng quá cao lên con cái của mình mà không nghĩ đến khả năng của con. Điều này đã tạo ra một áp lực vô hình cho trẻ. Khi của trẻ không thực hiện được, nhiều bố mẹ tức giận và sử dụng hình phạt với con. Bố mẹ thường sử dụng là đòn roi hay la mắng khi con bướng bỉnh. Đây là những pháp dạy con không đúng, khiến cho trẻ trở nên bất mãn và phản khảng lại. Khi lặp lại quá nhiều lần sẽ vô tình khiến bé tự ti vào bản thân. Bé dần sẽ trở nên cứng đầu, không muốn tiếp thu và thay đổi.
Tác động bởi môi trường xung quanh
Môi trường sống, học tập là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính của bé lúc nhỏ. Vì thế từ khi bé còn nhỏ bên cạnh việc dạy dỗ cho bé, bố mẹ nên cho con sống trong môi trường tốt. Thêm vào đó, bố mẹ có thể cho bé tiếp xúc với những người giỏi để giúp bé triển theo hướng tốt đẹp như mong muốn của bố mẹ.
Những đặc điểm của trẻ bướng bỉnh
Nhiều bố mẹ vẫn thường có sự nhầm lẫn trong tính cách của con mình. Bố mẹ đôi lúc cho rằng con không nghe lời hoặc làm theo ý mình là con không ngoan. Điều này sẽ khiến cho bố mẹ hiểu lầm con cái và sẽ dạy trẻ ngang bướng sai hướng. Nhiều khi, là do đứa trẻ ấy có cá tính mạnh và có lập trường riêng của bản thân. Vì vậy, bố mẹ cần phải nhận biết đúng trẻ bướng bỉnh để có phương án phù hợp.
Còn những đứa trẻ thực sự bướng bỉnh là những trẻ luôn làm theo ý mình mà không phân biệt đúng sai. Bé không thể ngồi yên khi ngồi vào bàn học cho bé hay thường xuyên đòi hỏi. Một số đặc điểm để nhận biết:
- Tỏ ra khó chịu, vùng vằn khi có những thứ xảy ra không theo ý mình.
- Khó chịu khi người khác nhắc nhở.
- Hay làm trái lại với những lời khuyên, dạy dỗ của bố mẹ.
- Thích ắp đặt người khác làm theo những mong muốn của mình.
- Thường xuyên làm theo mong muốn của bản thân mặc kệ lời khuyên từ mọi người.
Việc dạy con bướng bỉnh không phải là một điều dễ dàng đối với các bố mẹ. Bởi vì những đứa trẻ bướng bỉnh luôn khó khăn trong việc tiếp thu lời khuyên. Vì vậy bố mẹ cần có cách dạy những đứa trẻ ngang bướng phù hợp.
Gợi ý những cách dạy con bướng bỉnh cho bố mẹ
Biết lắng nghe con cái
Khi con bướng bỉnh thì việc giao tiếp với con sẽ tốt hơn là việc dạy con bằng roi hay la mắng. Giao tiếp luôn phải là vấn đề về 2 chiều. Bố mẹ cần phải lắng nghe ý kiến, mong muốn của con trước khi đưa ra những ý kiến căn dặn một cách nhẹ nhàng. Tạo cho bé cảm giác ý kiến của mình được lắng nghe.
Không ép buộc con mình.
Đối với những đứa trẻ, đặc biệt là những đứa trẻ ngang bướng. Sự ép buộc sẽ khiến các bé có tâm lý phản kháng chống đối ngược lại. Đây là tâm lý xuất không chỉ ở những đứa bé mà còn ở cả những người lớn.
Để hạn chế điều này thì bố mẹ cần phải quan tâm, chia sẻ với con nhiều hơn. Khi trẻ bướng bỉnh như ăn quá nhiều kẹo hay ham chơi, thay vì việc la mắng hay cấm cản bé vì những điều đấy. Bố mẹ có thể nói chuyện, kể chuyện cho bé nghe rồi dần dần hướng sang việc những tác hại của kẹo và khuyên nên ăn vừa phải.
Cho con quyền được lựa chọn
Những đứa trẻ bướng bỉnh thường có suy nghĩ riêng và làm theo ý mình. Vì vậy thay vì kêu bé phải làm việc này, bố mẹ có thể đưa cho trẻ những lựa chọn khác nhau và cho bé chọn. Điều này sẽ tạo ra cảm giác rằng trẻ vẫn được làm theo ý mình. Nhưng bố mẹ nên đưa ra 2 hoặc 3 sự lựa chọn. Vì khi đi quá nhiều lựa chọn thì có thể gây sự bối rối cho bé.
Tôn trọng ý kiến của con
Một trong những cách dạy con bướng bỉnh có hiệu quả đó là tôn trọng ý kiến của con. Những đứa trẻ này thường có chính kiến riêng và khi bố mẹ không tôn trọng ý kiến của bé mà luôn bắt làm theo ý bố mẹ. Điều này sẽ khiến bé cảm thấy không được tôn trọng .
- Luôn tạo ra sự hợp tác giữa bố mẹ và con.
- Tôn trọng ý kiến nhưng vẫn phải trong một giới hạn nhất định bằng việc đưa ra những quy tắc nhất quán với con.
- Luôn để con tự làm theo mong muốn. Điều này giúp con phát triển đồng thời thể hiện sự tin tưởng của bố mẹ.
- Không được nói dối và giữ lời hứa với con. Đây là một trong những điều quan trọng trong việc tôn trọng người khác.
Trò chuyện với con
Trong mối quan hệ gia đình thì vấn đề giao tiếp vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần trò chuyện nhiều hơn với con cái mỗi ngày. Điều này ngoài giúp bố mẹ có thể hiểu được con mình hơn mà còn tăng sự gắn bó giữa bố mẹ và con cái. Đặc biệt, đối với những đưa trẻ bướng bỉnh thì còn thể hiện sự quan tâm. Nhưng trò chuyện là sự tương tác qua lại chứ không phải chiều chuộng.
Giữ sự bình tĩnh
Đa số các bố mẹ thường sẽ có phản ứng la mắng khi trẻ không nghe lời mình. Đây là phản ứng bình thường của hầu hết bố mẹ khi con bướng bỉnh. Việc này sẽ dẫn đến sự căng thẳng giữa bố mẹ và con cái. Thay vào đó bố mẹ có thể bình tĩnh lại ngồi xuống nói chuyện rõ ràng hơn với con. Để luôn giữ được sự bình tĩnh và tạo ra sự tin tưởng đối với con. Bố mẹ nên biết cách dạy con không đòn roi để giúp bé phát triển hơn. Cũng như, Bố mẹ có thể thường xuyên đi chơi hay tham gia các hoạt động thể thao với con.
Tạo cho gia đình bầu không khí vui vẻ
Trẻ con thường bị ảnh hưởng tính cách thông qua những sự việc xung quanh. Những trải nghiệm hay những hành vi không đúng của bố mẹ như cãi vã có thể tạo cho bé một thói quen, tính cách chống đối, cãi lại. Việc xây dựng một bầu không khí cho gia đình hạnh phúc, vui vẻ. Điều này vừa có tác động tốt cho con cái vừa tạo ra sự ấm cúng cho gia đình của mình. Đây là một trong những cách dạy những đứa trẻ ngang bướng có hiệu quả tích cực.
Hợp tác với con
Những khi con bướng bỉnh thường khá là nhạy cảm với cách đối xử của bố mẹ. Vì vậy, bố cần phải để ý nhiều hơn tới những hành động, lời nói của bố mẹ dành cho trẻ nhỏ. Luôn phải tạo một cảm giác hợp tác để có thể dễ tiếp cận với bé. Khi bố mẹ tiếp cận bé với một thái độ hòa giải thì bé sẽ ngoan ngoãn hơn.
Hãy hiểu được suy nghĩ của trẻ
Mọi hành động của trẻ đều có lý do. Bố mẹ thay vì liền phản ứng thì có thể tìm hiểu xem suy nghĩ và quan điểm của bé là gì. Đặt mình vào vị trí của bé để có thể hiểu được rõ hơn. Đồng thời, đưa ra hướng giải quyết cho con. Trẻ con thì thường không nói dối. Do đó khi bố mẹ quan tâm đến suy nghĩ của con thì bé sẽ cho bố mẹ biết những suy nghĩ của mình.
Hãy hướng cho con tới những thứ tích cực
Khi trẻ ngang bướng như đang bực tức và khó chịu trong người mà phản ứng của bố mẹ cũng mang đến sự tiêu cực. Điều này sẽ khiến vấn đề không được giải quyết và côn không nghe lời. Thay vào đó, bố mẹ có thể truyền năng lượng tích cực cho con để xua đi sự tiêu cực. Cảm xúc của trẻ con sẽ rất dễ bị ảnh hưởng đặc biệt là từ bố mẹ. Nếu con bị điểm thấp hay không hài lòng chuyện gì đó thì bố mẹ có thể vừa dẫn con đi ăn kem vừa trò chuyện.
Phạt trẻ bướng bỉnh sao cho đúng cách
Đối với những đứa trẻ bướng bỉnh, thường sẽ gây cho bố mẹ sự khó khăn trong việc dạy dỗ con mình. Không phải lúc nào bố mẹ cũng có thể nhẹ nhàng với con được. Có những trường hợp cần phải có sự răn đe nhất định để khiến con vâng lời. Vậy đối với những đứa trẻ như vậy thì răn đe sao cho phù hợp?
Bố mẹ cần phải thỏa thuận với con mình những quy định. Và sẽ có những hình phạt phù hợp khi con không làm theo những quy định. Và những hình phạt cần phải có bài học và hướng tới việc giúp con nhận ra hành vi sai trái của mình trong đó thay vì việc sử dụng đòn roi.
Việc dạy con bướng bỉnh cần rất sự yêu thương và thời gian của bố mẹ dành cho con. Đây không phải là một việc đơn giản nhưng khi bố mẹ thành công thì sẽ giúp cho con mình phát triển rất tốt. Qua thời gian bé sẽ học được tính cách tốt như ngoan ngoãn, hợp tác hơn. Bên cạnh đó, bé còn có chính kiến riêng, cá tính của mình. Điều này giúp bé trở nên giỏi giang trong tương lai.
Thông qua bài viết trên, DSDKids hy vọng sẽ cung cấp cho bố mẹ được những kiến thức về dạy con bướng bỉnh. Bên cạnh đó còn cung cấp cho bố mẹ những gợi ý về cách dạy con. Hy vọng bố mẹ sẽ có cho mình một cách dạy con bướng bỉnh phù hợp.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1