Dạy con không đòn roi – Phương pháp dạy con hiện đại

Dạy con không đòn roi là cách dạy được hầu hết các bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia nuôi dạy trẻ tán thành. Đây là cách dạy con nghe lời mà không gây ra những tổn thương tâm lý cho con. Vậy cụ thể cách dạy này như thế nào? Hãy cùng DSDKids tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Tác hại của dạy con bằng đòn roi 

Theo một số chuyên gia việc dạy con bằng đòn roi sẽ để lại nhiều hệ quả về cả thể chất lẫn tinh thần cho trẻ. Dưới đây, DSDkids tổng hợp một số tác hại của cách dạy này: 

  • Gây ra những tổn thương trên cơ thể của trẻ.
  • Khiến trẻ bị tổn thương tinh thần và gây nên các rối loạn tâm sinh lý. 
  • Trẻ trở nên khép kín, không tâm sự hay trò chuyện với bố mẹ
  • Tạo ra khoảng cách về mặt tình cảm giữa con và bố mẹ 
  • Tạo cho trẻ thói quen xấu: không có đòn roi sẽ không nghe lời. 
dạy con không đòn roi
Dạy con bằng đòn roi gây ra tổn thương tâm lý cho trẻ

Vì sao con không nghe lời bố mẹ?

Có phải trẻ không nghe lời vì trẻ bướng bỉnh? Hay còn nguyên nhân khách quan nào khác khiến trẻ không nghe lời bố mẹ? Hiểu được nguyên nhân có thể giúp bố mẹ giải quyết vấn đề một cách tích cực hơn. Dưới đây là một số lý do vì sao trẻ không nghe lời: 

  • Trẻ không nghe thấy bạn nói vì trẻ đang bị xao nhãng bởi một số việc xung quanh. Lúc này, bố mẹ nên hỏi lại con có nghe thấy hay không và lặp lại lời nói của mình với con. Không nên vội vàng cho rằng con đang tỏ ra bướng bỉnh. 
  • Trẻ không hiểu bạn đang nói gì. Bố mẹ hay đưa ra những lời giải thích dài dòng về lý do vì sao bố mẹ muốn con làm. Nhưng không để ý đến khả năng tiếp nhận của con. Với trẻ nhỏ, việc tiếp nhận quá nhiều thông tin trong thời gian ngắn sẽ khiến trẻ không kịp xử lý. Vì vậy, bố mẹ hãy cố gắng nói đơn giản, ngắn gọn và đủ ý.
  • Trẻ thật sự không muốn nghe. Lúc này trẻ đang phớt lờ lời nói của bạn vì trẻ không muốn thực hiện điều bố mẹ mong muốn. Ví dụ: bố mẹ muốn trẻ đi ngủ nhưng trẻ đang muốn tiếp tục được chơi. Hãy thừa nhận cảm xúc của con và giải thích cho con hiểu vì sao con nên làm theo lời của bố mẹ. 
dạy con không đòn roi
Trẻ phớt lờ lời bố mẹ vì không muốn thực hiện

Có những cách dạy con không đòn roi nào?

Con không nghe lời phải làm sao? Đây là câu hỏi khiến nhiều bố mẹ đau đầu khi áp dụng cách dạy con không đòn roi. Thấu hiểu khó khăn này, DSDKids mách bố mẹ 3 cách dạy con không đòn roi cực kỳ hữu ích.

Hãy nói con NÊN làm gì

 Bố mẹ nên nói “ Con nên cất đồ chơi vào thùng đồ chơi” thay vì nói “Con không được vứt đồ chơi lung tung”. Bố mẹ nên khuyên răn, giải thích và hướng dẫn trẻ thay vì sử dụng các từ mang tính chất yêu cầu, ra lệnh. 

Việc bố mẹ yêu cầu trẻ không được làm gì đó sẽ khiến trẻ phải xử lý thông tin nhiều hơn. Trẻ phải suy nghĩ và ghi nhớ ý nghĩa của các từ: KHÔNG ĐƯỢC – LÀM GÌ ĐÓ. Trong khi nếu bố mẹ khuyên trẻ nên làm gì đó thì trẻ chỉ cần tập trung vào ý LÀM GÌ ĐÓ. 

Bên cạnh đó, ngoài việc đưa ra lời khuyên, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ làm như thế nào cho đúng để trẻ không lặp lại các lỗi sai tương tự. Và khi con làm đúng hay cho trẻ một lời khen để trẻ có ý thức luôn hành động đúng. 

dạy con không đòn roi
Bố mẹ hãy nói: “Con nên cất đồ chơi vào thùng”

Đặt ra thời gian chờ và kiên nhẫn hướng dẫn con

Bố mẹ có biết phương pháp dạy con không đòn roi bằng cách đặt thời gian chờ? Ví dụ: bố mẹ đếm từ 1 đến 3, và sau khi bố mẹ đếm đến 3 con phải tắt tivi hoặc đi ngủ. Phương pháp này có tính kỷ luật cao hơn những lời la mắng của bố mẹ. Đồng thời, hình thức này cũng ngầm cảnh báo với trẻ rằng con sẽ bị phạt nếu hết thời gian chờ mà con chưa thực hiện được yêu cầu. 

Trong những lần đầu áp dụng phương pháp này, con có thể chưa quen. Con chưa thực hiện yêu cầu của bố mẹ khi đã hết thời gian chờ. Lúc này, bố mẹ không nên lặp đi lặp lại những yêu cầu của mình nóng giận, la mắng con. Hãy giải thích cho con hiểu và hướng dẫn con thực hiện yêu cầu trong thời gian chờ.  

dạy con không đòn roi
Đặt ra thời gian chờ cho trẻ

Đặt ra những phần thưởng và hình phạt rõ ràng

Nói sao cho trẻ nghe lời mà bố mẹ không cần la mắng, cáu gắt? Hãy đặt ra những phần thưởng và hình phạt cho trẻ. 

Bố mẹ có thể khen con hoặc đặt ra những phần thưởng cho con khi con hoàn thành tốt các yêu cầu của bố mẹ. Ví dụ: nếu hôm nay con dọn gọn đồ chơi sau khi chơi thì bố mẹ sẽ mua thêm đồ chơi mà con thích cho con. 

Có thưởng thì phải có phạt. Bố mẹ giải thích cho con hiểu những hậu quả và kèm theo hình phạt nếu trẻ không làm theo yêu cầu của bố mẹ. Ví dụ: bố mẹ có thể đưa ra hình phạt là không cho con chơi đồ chơi nếu hôm nay con không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi. Hình phạt phải đủ tính răn đe và quan trọng với trẻ để trẻ có thể nghe lời mà không gây ra tác dụng ngược. Phần thưởng hay hình phạt nên mang tính khuyến khích con thực hiện yêu cầu chứ không phải ép buộc con. 

 

>>Xem thêm: Những cách dạy con nghe lời mà bố mẹ nên biết

 

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline HN: 096 124 9008

Hotline HCM: 096 124 9698

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1
DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *