Dạy con bằng đòn roi là phương pháp khá sai lầm. Bời nhiều phụ huynh có quan điểm “thương cho roi cho vọt”. Vì thế mà nhiều phụ huynh giáo dục con theo quan điểm này. Thế nhưng điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ.
Phương pháp giáo dục không chỉ ảnh hưởng đến nỗi đau thể xác mà đó còn là tâm lý. Về lâu về dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Dạy con bằng đòn roi – Những hệ lụy khủng khiếp
Theo tìm hiểu của DSDkids dạy con bằng đòn roi sẽ có những hậu quả. Bố mẹ nên biết những hậu quả này để có cách nhìn khác về phương pháp này:
Trẻ có thể trở lên lì lợm hơn
Mục đích của việc đưa ra hình phạt cho trẻ là để cho chúng biết được lỗi sai. Thế nhưng khi dùng đòn roi thì sẽ dẫn đến trẻ không nhận ra sai lầm. Khi bàn học của bé bề bộn thì bố mẹ thường lôi con ra đánh mà không giải thích cho chúng hiểu. Điều này dẫn đến trẻ sẽ hận bố mẹ. Từ đó, trẻ sẽ trở nên lì lợm hơn. Khi trẻ ngày một lớn hơn trẻ sẽ cảm thấy chay lì với điều này. Mỗi khi bị đánh trẻ sẽ cam chịu. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn về mặt tâm lý.
Trẻ trở lên bướng bỉnh và phản ứng thái quá
Sau những trận đánh mọi việc sẽ không được giải quyết. Nghiên cứu đã cho thấy phương pháp này là không hiệu quả. Trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh hơn và có tâm lý chống đối lại. Điều này chứng tỏ rằng bé không sợ bố mẹ. Thay vào việc dùng đòn roi thì bố mẹ nên áp dụng phương pháp ngược lại hãy dạy con không đòn roi. Nhờ vào phương pháp này sẽ làm cho bé hiểu vấn đề hơn. Từ đó, trẻ sẽ không bướng bỉnh và phản ứng thái quá với bố mẹ.
Trẻ thấy tự ti và chán nản
Ngược lại, đối với những đứa trẻ có tâm lý yếu, trầm tính. Sau những trận bị đánh trẻ sẽ có tâm lý sợ bố mẹ. Tìm cách xa lánh với bố mẹ. Trẻ sẽ lúc nào cũng mang tâm trạng sợ làm sai, sợ bị đánh. Dẫn đến tình trạng tự cách ly bản thân với mọi người. Cũng như là trẻ cảm thấy tự ti với xã hội. Không dám làm bất cứ điều gì khác biệt. Cứ sống trong vùng an toàn, điều này trẻ sẽ khó phát triển. Hãy giúp trẻ sống tự ti. Thay vì đánh đòn chúng hãy ngồi lại nói cho chúng hiểu vấn đề. Từ đó, mối quan hệ gia đình sẽ trở nên tốt hơn.
Cha mẹ giáo dục con bằng đòn roi sẽ tạo ra khoảng cách với trẻ
Tất nhiên, khi bị bố mẹ đánh trẻ sẽ sợ bố mẹ hơn. Trẻ sẽ luôn luôn tránh né với bố mẹ để không để bị thấy những việc làm sai. Trẻ sẽ đắm chìm vào trong những thiết bị điện tử. Trẻ sẽ không quan tâm vào những thứ xung quanh. Về lâu dài, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái trở nên nhạt dần. Khi trẻ trưởng thành trẻ sẽ có xu hướng muốn xa gia đình. Đây là cách giáo dục ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến mối quan hệ gia đình. Nếu nhiều gia đình có hoàn cảnh như thế thì xã hội sẽ xuất hiện nhiều tệ nạn, khó mà phát triển.
Nguyên tắc khi dạy con bằng đòn roi
Tuy nhiên, việc dạy con bằng đòn roi không phải lúc nào cũng ảnh gây ảnh hưởng tiêu cực. Nếu áp dụng đúng nguyên tắc thì sẽ dạy con hiệu quả hơn. Sau đây là một số nguyên tắc cần lưu ý khi bố mẹ dạy con bằng đòn roi:
- Hãy dùng trong những trường hợp thật sự quan trọng và đừng áp lực cho trẻ. Chằng hạn như trẻ hay đùa giỡn ngoài đường.
- Áp dụng khi đã răn đe trẻ vài lần. Điều này sẽ giúp tránh làm lại lỗi sai. Những lỗi này là những lỗi có thể gây nguy hiểm cho bé. Thông qua đó, trẻ sẽ an toàn hơn.
- Đánh với lực vừa đủ. Không tăng lực đánh theo số lần đánh.
- Khi đánh xong hãy giải thích đây là lỗi sai. Sau đó, không nên tái phạm lần nữa. Nhờ vào đó, việc giáo dục trẻ sẽ trở nên hiệu quả hơn. Và trẻ sẽ trở nên là người hiểu chuyện hơn.
Những biện pháp giáo dục con hiệu quả hơn
Thay vì sử dụng dùng đòn roi để giáo dục trẻ thì hãy áp dụng phương pháp khác hiệu quả hơn.
Trò chuyện với con nhiều hơn
Hãy giao tiếp với trẻ nhiều hơn. Hãy cho trẻ được bày tỏ cảm xúc bên trong dù đó là chuyện buồn hay vui. Thông qua đó, bố mẹ sẽ hiểu cảm xúc của trẻ nhiều hơn. Hãy lắng nghe con mình nhiều hơn. Nói chuyện với trẻ trong những lúc rảnh hay trong lúc ăn cơm. Có thể hỏi trẻ về những vấn đề học tập, bạn bè. Có như thế bố mẹ sẽ nắm bắt được tình hình của con mình hiện tại.
Lấy đi thứ gì đó của con
Nói cho trẻ rằng sẽ lấy đi một thứ gì đó mà con yêu thích nếu con không nghe lời. Có thể đó là gấu bông, bộ đồ chơi của trẻ. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình dạy trẻ. Trẻ sẽ nghe lời hơn khi bố mẹ nói những câu như vậy. Trẻ sẽ lựa chọn việc giữ lại thứ mình thích hay việc làm thứ mình muốn làm.
Cho trẻ thời gian suy nghĩ
Hãy cho trẻ có thời gian và không gian riêng tư để suy nghĩ những việc bản thân trẻ làm. Tuy có thể trẻ không hiểu hết nhưng sẽ giúp trẻ hiểu về bản thân nhiều hơn. Trẻ sẽ nhận thức sâu sắc những điều mình đã phạm phải. Hy vọng qua bài viết này DSDkids giúp bố mẹ có phương pháp dạy con đúng đắn hơn mà không dùng đòn roi.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1