Bé 2 tuổi đang bước vào giai đoạn tìm hiểu, tò mò về thế giới sẽ có rất nhiều thứ thu hút bé. Đồng thời, cũng có nhiều thứ bé chưa hiểu được. Do đó, ở giai đoạn này bố mẹ cần có cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích để đồng hành cùng con.
Vì sao trẻ 2 tuổi bướng bỉnh?
Hãy cùng DSDKids tìm hiểu tại sao trẻ 2 tuổi bướng bỉnh. Trẻ 2 tuổi ngang bướng do trẻ đã có khá nhiều nhận thức về cuộc sống, nhưng vẫn chưa hiểu rõ về các vấn đề. Khi trẻ lớn dần, sẽ phản ứng mạnh mẽ cảm xúc hơn như khóc lóc, nằm ra sàn, ném đồ chơi, đánh người lớn,…
Trẻ 2 tuổi ngang bướng như thế là do đâu? Có phải do ở độ tuổi này các bé phát triển và bắt buộc phải trải qua? Cha mẹ cần hiểu con, để lựa chọn phương pháp dạy con 2 tuổi phù hợp. Cùng tìm hiểu một số lý do khiến trẻ không nghe lời dưới đây.
Trẻ 2 tuổi được nuông chiều quá mức sẽ làm cho trẻ ương bướng
Gia đình chính là cái nôi của xã hội, một xã hội văn minh hay đi xuống đều bắt nguồn từ gia đình. Chính vì thế các tác động từ gia đình rất quan trọng đến sự phát triển của trẻ. Ở đây là trẻ 2 tuổi ngang bướng hay trẻ 2 tuổi biết nghe lời.
Bố mẹ nuông chiều con quá mức sẽ là một lý do nhức nhói. Điều này khiến bé nghĩ ai cũng phải nuông chiều mình như thế. Đồng thời, bố mẹ cũng chủ động đứng ra bênh vực bé, dẫn đến bé trở nên ngang bướng.
Mâu thuẫn giữa bố mẹ và bé trong quá trình dạy
Trong quá trình dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời vô tình thì bố mẹ mất kiên nhẫn, không thể lắng nghe con. Điều này làm cho con cảm thấy bị áp đặt và bắt đầu ngang bướng hơn. Việc nuôi dạy, giáo dục trẻ là cả một quá trình. Các ông bố, bà mẹ nên kiên trì hơn, quan tâm đến cảm xúc và lắng nghe con nhiều hơn. Để tìm ra được phương pháp giáo dục mà cả bạn vào bé đều có thể vui vẻ thực hiện dễ dàng.
Trẻ học theo tính cách từ bố mẹ
Trẻ em cũng như là một tờ giấy trắng, môi trường xung quanh sẽ vẽ lên. Vì thế bố mẹ chính là tấm gương dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời hoặc trẻ 2 tuổi ngang bướng. Bố mẹ cần chú ý vấn đề này nhé. Nếu muốn dạy bé có thái độ tốt, ngoan ngoãn, nghe lời… thì hãy trở thành một tấm gương thật sự sáng. Cụ thể, lúc dạy con học tập bố mẹ mất kiên nhẫn tỏ ra tức giận. Thì đôi khi những biểu cảm lúc tức giận này của bạn, khiến bé học theo.
Trẻ 2 tuổi thiếu sự giáo dục
Như đã nói, trẻ ở khoảng 2 tuổi có nhận thức nhưng đôi khi chưa phân biệt được đúng sai. Vì thế, bố mẹ nên ở bên cạnh kèm cập, giáo dục con mỗi ngày. Để tránh trường hợp con nhận thức sai lệch, làm điều không tốt. Môi trường giáo dục tốt giúp kịp thời chỉnh đốn trẻ. Đồng thời, giúp bạn dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời dễ dàng hơn.
Trẻ 2 tuổi bướng bỉnh có đáng lo không?
Thường thì bố mẹ nghĩ trẻ 2 tuổi bướng bỉnh sau này sẽ nghe lời trở lại. Tuy nhiên, đây là nhận định chưa hợp lý. Nếu cứ để tình trạng này xảy ra, bé sẽ càng khó để giáo dục. Vì bé đã mặc định rằng đó là làm đúng nên bố mẹ mới đồng ý như thế. Trẻ 2 tuổi ngỗ ngược là vấn đề đáng ngại về lâu dài. Khi càng lớn bé càng tiếp xúc với thế giới hơn, nếu cứ ngang bướng thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều. Từ các mối quan hệ bạn bè, công việc, gia đình, thậm chí đến an toàn của con.
Học cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời
Cùng tìm hiểu một số cách nuôi dạy bé 2 tuổi biết nghe lời bên dưới:
Không cư xử bất lịch sự trước mặt trẻ
Không nên cư xử bất lịch sự trước mặt trẻ, trẻ sẽ học theo. Chẳng hạn như bố mẹ nói tục chửi thề, nói những từ ngữ khiếm nhã. Hoặc tham gia giao thông sai luật, với suy nghĩ không có cảnh sát giao thông ở đấy. Bố mẹ mâu thuẫn cãi nhau ầm ĩ. Phân biệt vùng miền, miệt thị ngoại hình người khác… Tất cả các hành động bất lịch sự trước mặt trẻ là không nên. Kể cả khi không có trẻ bố mẹ cũng đừng nên làm như thế.
Dạy trẻ không ngắt lời người khác
Các bậc phụ huynh đừng quên dạy trẻ không ngắt lời người khác khi giao tiếp với người thân hay bất kì người nào xung quanh. Việc dạy bé không ngắt lời người khác không chỉ là phép lịch sự. Mà bé sẽ học được cách lắng nghe người khác hơn. Khi lớn lên bé sẽ biết rằng ngoài thể hiện quan điểm. Thì việc lắng nghe là điều vô cùng cần thiết.
Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người khác
Bố mẹ nên dạy con cách cho đi để nhận lại. Dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời còn mở rộng ra việc trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người khác. Một người tốt cần biết chia sẻ, cảm thông, bao dung. Ngoài ra, còn phải biết giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Hãy để bé có tấm lòng nhân hậu và nhận ra được niềm vui là khi người khác vui.
Tổng Hợp 9+ Cách Dạy Trẻ 2 Tuổi Biết Nghe Lời Hiệu Quả
Uốn nắn con một cách khoa học, hợp lý. Cùng con phát triển theo hướng tích cực. Kéo sát khoảng cách giữa con với bố mẹ. Hãy tạo cảm giác thoải mái tiếp nhận giáo dục cho con. Sau đây là những cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời hiệu quả, các bố mẹ có thể tham khảo:
Chọn thời điểm thích hợp để dạy con
Hãy chọn thời gian thích hợp để dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời. Chẳng hạn như không nhắc nhở con lớn tiếng ở nơi đông người. Hãy chọn thời gian nào mà cả bố mẹ lẫn con không có áp lực nào, để không bị chi phối. Việc bị những tác nhân bên ngoài ảnh hưởng sẽ làm cho đôi bên mất kiên nhẫn để thấu hiểu.
Hãy mềm mỏng và dứt khoát đúng lúc để dạy trẻ 2 tuổi nghe lời hơn
Bố mẹ hãy xử lý các tình huống nuôi dạy bé 2 tuổi một cách mềm mỏng. Những tình huống được xử lý theo các mềm mỏng sẽ dễ dàng hơn. Tạo được không khí thấu hiểu nhau giữa phụ huynh với bé. Nhưng cũng nên lưu ý bạn phải dứt khoát để con cảm thấy mức độ quan trọng và cấp thiết của vấn đề.
Không đáp ứng tất cả yêu cầu của trẻ
Đôi khi cần đưa ra các thỏa thuận để bé nghe lời hơn. Tuy nhiên, đó là con dao hai lưỡi, bạn cần phải lưu ý. Đừng đáp ứng tất cả các yêu cầu của bé, bé sẽ được nước làm tới. Bên cạnh đó, bé cũng sẽ làm tất cả vì lợi ích chứ chưa thật sự hiểu.
Cha mẹ không nên ép trẻ
Hãy đối xử với con công bằng, lắng nghe những khó khăn của con. Điều này sẽ giúp bạn hiểu trẻ nhiều hơn. Đừng để con cảm thấy bị chèn ép và khó chịu. Điều này thậm chí còn phản tác dụng khi giáo dục con. Bạn hãy tạo cho trẻ một không khí học tập nhẹ nhàng, một tâm trạng tốt. Như thế, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và nghe lời bạn hơn.
Cha mẹ cần đặt ra những giới hạn để trẻ biết tự cân đối
Tập cho bé biết đâu là giới hạn để bé chủ động cân nhắc là cách dạy trẻ 2 tuổi hay ho. Bé vừa biết nghe lời có khả năng quản trị cá nhân. Đồng thời bé còn biết tự chủ động trong cuộc sống. Chẳng hạn như cha mẹ có thể đặt ra quy định một ngày con có thể xem tivi 2 giờ hay dành 1 giờ 30 phút ngồi trên bàn học. Điều này sẽ giúp bé tự giác thực hiện mọi việc theo bạn mà không cần gượng ép.
Là chất xúc tác để trẻ thể hiện tính cách theo hướng tích cực
Môi trường sống và những người xung quanh có tác động rất lớn đến con trẻ. Bố mẹ chính là người gần gũi, ảnh hưởng đến trẻ nhiều nhất. Vì vậy bạn hãy là những người bố mẹ tốt để con noi theo. Bạn có thể chính là tấm gương phản chiếu của con. Hãy hành động tích cực để chính bạn trở thành cách dạy trẻ 2 tuổi gần gũi.
Cha mẹ cần khen ngợi, động viên trẻ đúng lúc
Mỗi lần trẻ có hành động tốt dù lớn hay nhỏ. Bạn đừng tiếc lời khen ngợi và động viên bé. Bé sẽ có động lực và tự tin hơn, kích thích hành động tốt đẹp nhiều hơn. Ngoài lời khen, bạn có thể dành tặng cho bé một món đồ chơi nho nhỏ, sẽ làm bé càng vui và càng thích thú. Sự công nhận và quan tâm của bố mẹ sẽ là điều bé cũng mong muốn.
Đồng hành cùng con khám phá thế giới
Hãy đồng hành cùng con mỗi khi con cần. Ở độ tuổi này, bố mẹ nên chính là người đồng hành cùng con thay vì gửi con cho ông bà hay người giúp việc. Bố mẹ hãy gần gũi với con, luôn là người đồng hành vững chãi mà con cần. Đồng thời, có thể giáo dục con kịp thời.
Có những hình phạt hợp lý
Có thưởng thì phải có phạt, nhưng hãy hành động hợp lý. Đừng dùng những hình phạt tiêu cực quá với trẻ, trẻ sẽ học theo và trở nên tiêu cực. Việc có những hình phạt quá đà sẽ khiến bé sợ hãi và càng không chịu lắng nghe hơn. Hơn hết các hình phạt phải không gây ảnh hưởng con trẻ.
Trên đây là những cách dạy trẻ 2 tuổi biết nghe lời hữu ích dành cho các ông bố bà mẹ. Bạn hãy cân nhắc áp dụng và biến tấu để phù hợp với bé và gia đình bạn nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai