7 lưu ý dạy con từ thuở còn thơ để nuôi dạy con nên người

Dạy con từ thuở còn thơ không chỉ là kinh nghiệm được truyền miệng trong dân gian mà đã được khoa học chứng minh. Vậy vì sao bố mẹ nên dạy con từ thuở còn thơ? Và có những điều gì cần lưu ý khi dạy con? Bố mẹ hãy cùng DSDKids tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Vì sao phải “dạy con từ thuở còn thơ”?

Giúp trẻ phát triển theo khả năng, đúng giai đoạn

Dạy bé từ thuở còn thơ chính là giúp trẻ học hỏi, khám phá mọi thứ xung quanh. Cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển tự nhiên theo đúng khả năng, giai đoạn phát triển trí não của trẻ. Vì theo các nghiên cứu, những năm đầu đời là giai đoạn “vàng” cho sự phát triển trí não của trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng tư duy và học hỏi rất nhanh. Mặt khác, ở mỗi giai đoạn, sự phát triển về trí não của trẻ có những thay đổi nhất định. Nếu không được dạy dỗ, kích thích mà để trẻ tự phát triển sẽ tạo ra sức ì cho bộ não. 

Trẻ có tính kỷ luật, độc lập và tự tin hơn

Các kỹ năng ngôn ngữ xã hội của trẻ đều được hình thành trong quá trình phát triển. Vì vậy, khi bố mẹ có những phương pháp dạy con từ thuở còn thơ khoa học sẽ giúp trẻ thông minh hơn, có tính kỷ luật và độc lập hơn khi lớn lên.

dạy con từ thuở còn thơ
Trẻ có tính kỷ luật, độc lập

Những điều bố mẹ lưu ý khi dạy con từ thuở còn thơ

Quá trình phát triển và hình thành nhân cách của con cái luôn cần phải có sự hướng dẫn và chỉ dạy từ phía bố mẹ. Với những phương pháp dạy con từ thuở còn thơ đúng đắn và hiệu quả sẽ hình thành cho trẻ tính cách và lối sống có chuẩn mực. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề khi áp dụng các phương pháp nuôi dạy con, để trẻ có thể hiểu đúng và không cảm thấy bị gò bó, điều khiển.

Vậy phụ huynh cần lưu ý những điều gì? Tất cả sẽ được DSDKids bật mí ngay tại bài viết này.

Thiết lập những quy tắc rõ ràng

Bố mẹ cần diễn tả cụ thể các hành vi đúng đắn và không đúng đắn thành các nguyên tắc. Tránh những từ mơ hồ trong các quy tắc như “vô trách nhiệm”, “thái quá” khiến trẻ khó hiểu. Bố mẹ có thể đặt ra các nguyên tắc cụ thể như: “Sắp xếp đồ chơi vào thùng sau khi con chơi xong”,.. Từ đó, hình thành tính kỷ luật cho con. Đây là cách dạy con của người Nhật mà bố mẹ có thể áp dụng.

Bắt đầu áp dụng quy tắc khi bé được bốn tháng tuổi

Bố mẹ cho rằng khi này con còn quá nhỏ để áp dụng các quy tắc? Tuy nhiên, ở thời điểm này, trẻ đã có thể nhận thức thông qua các giác quan. Vì vậy, ở thời điểm này, bố mẹ có thể bắt đầu làm rõ quyền lợi của bé bằng giọng nói. Ví dụ: khi đọc chuyện cho bé, mẹ sẽ dùng giọng ấm áp, truyền cảm và khi cần làm rõ quyền lợi với trẻ thì dùng giọng nghiêm nghị hơn. 

dạy con từ thuở còn thơ
Áp dụng các quy tắc với trẻ từ 4 tháng tuổi

Cho trẻ biết những hành vi mà bố mẹ mong muốn trẻ thực hiện

Nếu bố mẹ đưa ra quá nhiều quy tắc thì trẻ càng có xu hướng không muốn nghe theo. Vì vậy, bố mẹ chỉ nên đưa ra một số ít quy tắc mang tính bắt buộc. Những hành vi khác như trẻ tự xúc cơm ăn, trẻ tự ngủ đúng giờ,…thì bố mẹ nên hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hiện. Khi trẻ thực hiện tốt các mong muốn của bố mẹ, bố mẹ có thể khen trẻ để trẻ có thêm động lực. 

Áp dụng những quy tắc hợp lý

Những quy tắc bố mẹ đặt ra phải phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Không nên phạt trẻ khi trẻ chưa làm tốt ở những lần đầu tiên như phát âm sai,… hoặc có các hành vi là một phần của sự phát triển bình thường như mút tay, sợ hãi khi bị rời xa người thân,..

Khi trẻ còn nhỏ, việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, bố mẹ không nên quá nghiêm trọng lỗi sai của trẻ mà nên cho trẻ các cơ hội sửa sai. Chỉ ra những điều con làm chưa đúng và khuyến khích con thực hiện tốt hơn vào những lần sau.

Tập trung vào hai hoặc ba quy tắc

Bố mẹ nên ưu tiên các quy tắc liên quan tới vấn đề an toàn của trẻ như không chạy ra đường, không nghịch lửa,…Sau đó là đến các quy tắc để bé không làm hại tới người khác hoặc động vật nuôi. Tiếp đến là các hành vi phá tài sản của mình hoặc người khác. Cuối cùng là các hành vi phiền nhiễu khác. 

Tránh tranh chấp, đôi co với trẻ

Bố mẹ thường hay kiểm soát trẻ và lặp lại các yêu cầu cho tới khi trẻ hoàn thành điều mà bố mẹ mong muốn. Tuy nhiên, những điều trên thường không đem lại nhiều kết quả tích cực, ngược lại còn khiến trẻ trở nên bướng bỉnh. Vì vậy, bố mẹ nên nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng, giải thích cho bé hiểu và thực hiện theo.

Áp dụng các quy tắc một cách nhất quán

Các thành viên trong gia đình cần phải thống nhất các quy tắc đã đặt ra cho trẻ. Và áp dụng các quy tắc này một cách nhất quán. Không nên để xảy ra sự việc, mỗi người dạy một kiểu. Nếu phản ứng của bố hoặc mẹ đối với một tình huống không giống nhau sẽ khiến trẻ nhầm lẫn giữa các cách xử lý tình huống.

dạy con từ thuở còn thơ
Bố mẹ thống nhất các quy tắc dạy con

Nuôi dạy con từ thuở còn thơ, các hành vi ảnh hưởng tới nhân cách của con bố mẹ không nên bỏ qua

Trẻ ép buộc bố mẹ làm theo ý mình

Khi trẻ không được bố mẹ chiều theo ý mình, trẻ có các hành vi như vùng vằng, khóc, la hét,… Trước các trường hợp này, nhiều bố mẹ đã chọn cách thoả hiệp, chiều theo ý trẻ. Tuy nhiên, nếu bố mẹ tiếp tục chiều thì đòi hỏi của trẻ sẽ ngày càng lớn và không có điểm dừng. Trẻ sẽ trở nên ích kỷ, bất mãn và không biết tốt xấu. Vì vậy, bố mẹ cần phải kiên quyết thể hiện sự không hài lòng khi trẻ có các biểu hiện trên. Đồng thời, giải thích cho trẻ hiểu rằng những đòi hỏi của mình là sai. 

Trẻ có các hành vi không tôn trọng cha mẹ, người lớn tuổi

Trẻ không tôn trọng người lớn như nói tục hay có các hành vi quát tháo thậm chí đánh lại bố mẹ, ông bà. Ví dụ: trẻ không chịu xếp đồ chơi vào thùng đồ chơi mà ném lung tung hoặc trẻ la hét, đánh lại mẹ để được cho sử dụng điện thoại. Những hành vi này của trẻ cần phải được kỷ luật nghiêm khắc để trẻ có những nhận thức đúng đắn.

Trẻ cố chấp, thích làm tổn thương người khác

Một số bậc phụ huynh nuông chiều con quá mức nên bao dung cả những tật xấu của trẻ như cố chấp, ích kỷ, vô lý,… Không những vậy, một số trẻ còn thích thú trước nỗi buồn của người khác, thích xé vở, phá đồ chơi của bạn. Những tính cách này nếu không được uốn nắn từ nhỏ sẽ khiến trẻ có tư tưởng lệch lạc, không biết đúng sai khi lớn lên. 

Trẻ không có quy tắc

Từ 3 – 6 tuổi là thời điểm quan trọng cần thiết lập các quy tắc để trẻ hiểu được đúng sai. Nếu bố mẹ chiều theo ý trẻ ngay khi trẻ khóc la, đòi ăn vạ thì tại thời điểm đó các liên kết trong phần trước não bộ không được hình thành để giúp trẻ phát triển tính kỷ luật bản thân. Dần dần, trẻ mất khả năng tự kỷ luật bản thân. Vì vậy, bố mẹ nên dạy trẻ biết các trật tự, hành vi nào tốt, hành vi nào xấu từ sớm. Bên cạnh đó, bố mẹ cần dạy trẻ cách giao tiếp, bày tỏ cảm xúc hợp lý để giải quyết vấn đề. 

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline HN: 096 124 9008

Hotline HCM: 096 124 9698

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1

 

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *