Top 8 Các Phương Pháp Giáo Dục Tiếng Anh Tích Cực Hiệu Quả Cho Trẻ

Tiếng anh đang ngày càng trở nên thông dụng, nhất là khi Việt Nam trong quá trình hội nhập hoá như hiện nay. Hiểu được tầm quan trọng đó, nhiều phụ huynh đã áp dụng các phương pháp giáo dục tiếng anh cho con từ rất sớm. Tuy nhiên không phải ba mẹ nào cũng hiểu rõ và áp dụng các phương pháp này đúng cách. Vì vậy, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều thông tin hơn về phương pháp giáo dục tiếng anh nhé! 

Phương pháp dạy học là gì?

Phương pháp dạy học là cách thức truyền tải và tương tác chung giữa giáo viên và học sinh, trong một điều kiện dạy và học nhất định, nhằm thực hiện tối ưu các mục tiêu và nhiệm vụ của việc dạy học. Để đạt được mục tiêu dạy học, giáo viên phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp. Hiệu quả của phương pháp dạy học phụ thuộc một phần quan trọng vào sự lựa chọn, tuỳ chỉnh và kết hợp.

Phương pháp dạy học tích cực

Một trong những phương pháp dạy học được xem là phổ biến nhất hiện nay, đó là phương pháp dạy học tích cực. Phương pháp này được công nhận là cách giáo dục mới lạ và sáng tạo. Phương pháp giáo dục tích cực giúp nội dung bài giảng thu hút và hiệu quả hơn, làm cho học sinh nhiều động lực học tập hơn. Vậy phương pháp dạy học tích cực là gì? Dạy học tích cực và thụ động có gì khác nhau? Và tại sao nên áp dụng phương pháp dạy học tích cực?

Phương pháp giáo dục tiếng anh tích cực
Phương pháp giáo dục tiếng anh tích cực

Thế nào là phương pháp dạy học tích cực?

Phương pháp dạy học tích cực khác biệt với phương pháp truyền thống ở điểm. Giáo viên sẽ giúp học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề trong nội dung bài học. Từ đó, giúp học sinh tăng tính chủ động và sáng tạo trong khi học. Đặc trưng của phương pháp giáo dục tích cực là giúp học sinh chủ động tìm tòi, phát hiện ra vấn đề thông qua các hoạt động được tổ chức trong lớp học.

So sánh giữa dạy học tích cực và thụ động

Nếu hiểu được sự khác biệt giữa phương pháp tích cực và thụ động, bạn sẽ nhận ra đâu là cách học phù hợp cho bản thân và con em mình.

Phương pháp dạy học tích cực Phương pháp dạy học thụ động
  • Lấy học sinh làm trung tâm.
  • Học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, tự đưa ra kết luận.
  • Giáo viên hướng dẫn – Học sinh chủ động tiếp thu.
  • Học sinh học cách giải quyết vấn đề của bản thân.
  • Giáo viên đánh giá khách quan dựa trên cả quá trình học tập.
  • Lấy giáo viên làm trung tâm.
  • Giáo viên cung cấp kiến thức sẵn có.
  • Giáo viên dạy – Học sinh thụ động tiếp thu.
  • Học sinh học thuộc lòng.
  • Giáo viên tự đánh giá kết quả.

Tại sao nên áp dụng phương pháp dạy học tích cực?

Phương pháp dạy học tích cực được sử dụng phổ biến trong môi trường giáo dục. Hiện nay đã có rất nhiều tài liệu chứng minh lợi ích mà phương pháp dạy học tích cực đem lại. Cũng không ít tài liệu, sách báo đã nghiên cứu về phương pháp giáo dục này. Vì thế, nếu quyết định áp dụng phương pháp giáo dục tích cực trong bài giảng. Bạn cũng không khó khăn trong việc tìm tài liệu và đề tài cho bài giảng. Áp dụng phương pháp giáo dục tích cực đúng cách sẽ có được hiệu quả tối đa mà phương pháp này đem lại.

Một số phương pháp giảng dạy tiếng Anh tích cực phổ biến

Các phương pháp giáo dục tiếng anh
Bé học tiếng anh

Việc cho trẻ học ngoại ngữ còn sớm được khoa học chứng minh mang lại nhiều lợi ích về kỹ năng lẫn tư duy của trẻ. Vì thế, ba mẹ nên dạy con học tiếng anh từ sớm. Con sẽ dễ dàng tiếp thu ngoại ngữ theo trình tự tự nhiên là “nghe, nói, đọc, viết” thay vì học thụ động như khi trưởng thành. Để nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng phương pháp giáo dục tiếng anh tích cực. Mời bạn theo dõi một số phương pháp dạy tiếng Anh tích cựcNội thất trẻ em DSDKids đã tìm hiểu:

Phương pháp dạy tiếng Anh trực tiếp (Direct method)

Được phát triển từ những năm 1900, phương pháp dạy tiếng Anh Trực tiếp (Direct Method) đã thay thế phương pháp Ngữ pháp – Dịch truyền thống. Phương pháp truyền thống này đã tỏ ra không hiệu quả trong việc dạy ngoại ngữ giao tiếp. Đặc điểm chính của phương pháp trực tiếp là không sử dụng ngôn ngữ trung gian, học viên sẽ được dạy trực tiếp bằng ngôn ngữ tiếng anh. Điều này giúp thầy trò thực hành nghe nói liên tục trong các tình huống sinh hoạt thường nhật. Từ đó, phương pháp trực tiếp trở thành phương pháp giảng dạy tích cực lấy người học làm trung tâm.

Lợi thế của phương pháp này chính là học viên được nói tiếng Anh rất nhiều, sử dụng ngôn ngữ chủ động. Quá trình thẩm thấu từ vựng và ngữ pháp diễn ra tự nhiên (do có quá trình luyện phản xạ theo tình huống, chứ không chỉ luyện theo sách vở đơn thuần). Hơn nữa giải pháp này còn đem đến cho học viên kỹ năng phát âm rất tốt, nói chuyện tự tin và tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này không trang bị được nhiều kiểu câu phức tạp và khó áp dụng cho các học sinh lớn tuổi. Nó cũng đòi hỏi giáo viên có trình độ giảng dạy cao và có tính kiên nhẫn, thời gian học dài để đạt được mức hiểu nghĩa của từ ngữ.

Phương pháp dạy tiếng Anh Giao tiếp (Communicative Language Teaching)

Từ trước đến nay chúng ta đều hiểu rằng dạy ngoại ngữ là một tiến trình của việc kích thích nhận thức và tăng ghi nhớ. Nhưng theo lý luận và các phương pháp giảng dạy tiếng anh của những nhà phát triển mô hình học tiếng anh cho răng: Giao tiếp, ngôn ngữ còn có thể được học qua quá trình tương tác xã hội. Phương pháp Giao tiếp tập trung vào đào tạo kỹ năng nghe nói tiếng Anh, nâng cao kỹ năng truyền đạt thông điệp thay vì chú trọng vào sự hoàn hảo của ngữ pháp.

Ngoài việc dạy kiến thức ngôn ngữ còn dạy học viên cách sử dụng ngôn ngữ như kỹ năng giao tiếp và năng lực giao tiếp. Các giáo trình được biên soạn theo phương pháp Giao tiếp được tổ chức theo các bước:

  • (1) Giới thiệu ngữ liệu
  • (2) Thực hành bài tập
  • (3) Hoạt động giao tiếp
  • (4) Đánh giá
  • (5) Củng cố

Phương pháp Giao tiếp có ưu điểm hơn hẳn các phương pháp khác, là nó bao trùm mọi phương diện của quá trình dạy học ngoại ngữ. Đó là các yếu tố ngôn ngữ, văn hóa, xã hội, các yếu tố ngoài ngôn ngữ,… Học viên có thể nhanh nói được và luyện phản xạ theo tình huống, giúp học viên nhớ theo tình huống. Từ đó tốc độ bật với các tình huống cố định và quen thuộc sẽ nhanh hơn. Thêm vào đó, trong quá trình dạy học, kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp) không được quan tâm một cách thích đáng.

Phương pháp dạy học theo dự án (Project-based learning)

Phương pháp dạy học theo dự án là một phương pháp mới, chủ động. Khác hẳn những phương pháp giáo dục truyền thống. Khi dạy các học viên là sinh viên hoặc độ tuổi cuối cấp trung học phổ thông. Giáo viên có thể tổ chức dạy học bằng phương pháp dạy học theo dự án. Giáo viên từ vai trò người giảng dạy (Lecturer) thành người điều phối (Facilitator) các hoạt động học. Người học tự lựa chọn chủ đề, xác định các nhiệm vụ cụ thể, tự tổ chức, tự giải quyết nhiệm vụ. 

Phương pháp dạy học theo dự án có các đặc điểm là định hướng cho người học tham gia vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Kể cả giai đoạn xác định chủ đề. Vai trò của giáo viên là định hướng cho người học. Người học cũng được thực hiện các nhiệm vụ học tập có tính chất thực hành. Ngoài ra, học sinh được chia theo nhóm, mỗi nhóm giải quyết nhiệm vụ có liên quan đến thực hiện chủ đề chung của cả lớp. Điều này giúp mở rộng sự quan tâm, hứng thú và kinh nghiệm của người học.

Các phương pháp giáo dục tiếng anh
Bé học tiếng anh

Lợi ích:

  • Gia tăng hứng thú của người học.
  • Hành động tự lực được khuyến khích và phát triển.
  • Mở rộng tầm hiểu biết, tầm nhìn thế giới bên ngoài.
  • Lao động trí óc và chân tay, tư duy và hành động được kết hợp chặt chẽ với nhau.

Phương pháp trò chơi (Game-Based Learning)

Dựa trên một số phương pháp học tiếng anh hiệu quả, phương pháp dạy học trò chơi kích thích việc học tiếng anh một cách tự nhiên. Phương pháp này thông qua việc tổ chức các trò chơi liên quan đến nội dung bài học. Chúng có tác dụng phát huy tính tích cực nhân thức, gây hứng thú học tập cho học sinh. Qua trò chơi, học sinh tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, đồng thời qua trò chơi phát triển sự tự giác, tự chủ của học sinh. Phương pháp trò chơi cũng được áp dụng nhiều nhất trong phương pháp giảng dạy tiếng anh bậc tiểu học.

Các phương pháp giáo dục tiếng anh
Bé học tiếng anh

Tiến trình tổ chức của phương pháp trò chơi:

  • Chuẩn bị: 
    • Giáo viên lựa chọn trò chơi căn cứ vào mục tiêu và nội dung dạy học.
    • Chuẩn bị không gian trò chơi.
  • Tiến hành: 
    • Giải thích trò chơi, luật chơi; 
    • Tổ chức phân vai, phân việc sao cho mỗi học sinh đều nhận được vai trò mong muốn. Đồng thời, giúp chúng ý thức rõ ràng nhiệm vụ và công việc của mình trong trò chơi.
    • Các luật chơi được thông báo và được quán triệt, tất cả đều phải giữ luật chơi; 
    • Trong quá trình chơi, giáo viên quan sát nhắc nhở, giúp đỡ khi học sinh lúng túng. Giáo viên cũng can thiệp chỉ khi nào có người vi phạm luật chơi.
  • Kết thúc: Giáo viên tổ chức tổng kết những kết quả học tập đạt được qua trò chơi. Nhận xét, đánh giá tinh thần, thái độ trong khi chơi. 

Lợi ích:

  • Tạo điều kiện để phát triển kiến thức mới, ôn tập các kiến thức đã học
  • Tăng khả năng ghi nhớ
  • Không khí lớp học thoải mái và dễ chịu hơn.
  • Học sinh có ấn tượng với kiến thức một cách mạnh mẽ và ghi nhớ thông tin lâu hơn. 

Phương pháp TPR (Phản xạ toàn thân)

Đây là phương pháp được mệnh danh là phương pháp học ngoại ngữ ưu việt và toàn diện nhất. Phương pháp này dựa trên sự phối hợp giữa ngôn ngữ và vận động thể chất. Giúp trẻ tăng cường tương tác, rèn luyện phản xạ ngôn ngữ tự nhiên cũng như kỹ năng nghe và nói. Phương pháp dựa trên 3 nguyên tắc: Học thông qua nghe, vận dụng hành động và hình ảnh để ghi nhớ. Môi trường học thoải mái, không áp lực.

Lợi ích:

  • Nâng cao khả năng nghe hiểu của học viên qua việc giáo viên sử dụng tiếng Anh đồng thời dùng ngôn ngữ hình thể. 
  • Tạo cho học viên phản xạ ngay lập tức với ngôn ngữ mà không cần suy nghĩ quá nhiều.
  • Giúp lưu trữ kiến thức trong bộ nhớ dài hạn.
  • Giảm sự căng thẳng và áp lực cho học sinh.
  • Học sinh hào hứng tham gia lớp học với các hoạt động sôi nổi.

Phương pháp PPP (sử dụng trò chơi, âm nhạc, tranh ảnh, vật thật)

Gồm 3 bước  Presentation (thầy cô giảng dạy) – Practice (trẻ thực hành) – Production (trẻ tạo ra sản phẩm của riêng mình từ bài học & thực hành) giúp trẻ tiếp thu và nắm chắc được lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải, sau đó vận dụng vào những tình huống thực tế trong cuộc sống. PPP (Presentation – Practice – Production) là phương thức tiếp cận thân thiện dễ dạy dễ học. Giúp giáo viên chuẩn bị bài nhanh và học sinh lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên. Đồng thời, học sinh cũng dễ dàng sử dụng ngôn ngữ ngay trong lớp học.

Các bước thực hiện:

  • Presentation: Giáo viên cung cấp kiến thức trong một ngữ cảnh. Giáo viên làm mẫu để giúp học sinh hiểu được kiến thức đó.
  • Practice: Học sinh được thực hành theo hướng dẫn với các bài tập. Nhằm tăng độ chính xác khi sử dụng ngữ liệu (trắc nghiệm, điền vào chỗ trống…).
  • Production: Học sinh được thực hành với các bài tập tự do hơn.

Lợi ích:

  • Giúp học sinh tiếp thu và nắm chắc được lượng kiến thức mà giáo viên truyền tải.
  • Tiếp thu kiến thức một cách trực tiếp, nhanh chóng.
  • Thực hành ngay với kiến thức vừa học.
  • Tăng độ trôi chảy khi sử dụng ngữ liệu đó (thảo luận, trình bày ý kiến, giải quyết vấn đề…).
phương pháp giáo dục tiếng anh tích cực
Bé học cùng thầy giáo tiếng anh

Phương pháp Scaffolding (phương pháp giàn giáo)

Ở phương pháp Scaffolding, học sinh sẽ được giáo viên “cầm tay chỉ việc” làm mẫu từ đầu. Sau đó giảm dần hỗ trợ để học trò từ nghe nói đọc viết. Thông qua việc cung cấp đa dạng các nguồn tài liệu và tổ chức nhiều hoạt động học tập. Thầy, cô có thể hỗ trợ trẻ từng bước hấp thụ và nâng cao kiến thức. Theo thời gian trẻ làm chủ các kiến thức, kỹ năng đó và sử dụng chúng một cách tự nhiên, thành thạo.

Các bước thực hiện Scaffolding sẽ theo thứ tự như sau:

  • Giáo viên làm mẫu
  • Giáo viên hướng dẫn học trò
  • Học trò luyện tập theo nhóm nhỏ có giáo viên quan sát
  • Học trò luyện tập theo cặp có giáo viên quan sát
  • Học trò tự tự làm việc

Phương pháp này được áp dụng phù hợp cho mọi đối tượng. Đặc biệt trong quá trình học tập ngoại ngữ của bé. Tác giả của phương pháp này chỉ ra 3 lợi ích chính của Scaffolding mang lại:

  • Giúp bé học tập và tiếp nhận từ các kiến thức đã biết cho đến các kiến thức chưa biết. Thông qua làm việc nhóm và xác định được ZPD (vùng phát triển lân cận).
  • Sự hỗ trợ của thầy cô và cha mẹ là bước đệm và bước đà vững chắc cho sự vươn lên của bé. Từ đó có thể chinh phục được mục tiêu một cách thuận lợi và nhanh chóng.
  • Là phương pháp phù hợp vào việc áp dụng ôn luyện trong các kỳ thi lớn. Như IELTS, kỳ thi Cambridge ở các trình độ Starters, Movers, Flyers,… 

Các phương pháp trên không chỉ giúp các bạn nhỏ khơi dậy niềm yêu thích tiếng Anh. Mà còn giúp trẻ từng bước hiểu và sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh một cách tự tin, linh hoạt.

> Xem thêm: Đặc Trưng Của Phương Pháp Giáo Dục

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 096 156 9005

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *