4 Đặc Trưng Cơ Bản Của Phương Pháp Giáo Dục Tích Cực Thầy Cô Nên Biết

Phương pháp dạy học tích cực là một phương pháp giáo dục không thể thiếu trong chương trình bài giảng trên lớp của nhiều thầy cô giáo. Phương pháp dạy học tích cực được hiểu là cách thức truyền tải & sự tương tác chung giữa giáo viên và học sinh, học sinh được hướng dẫn tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề. Phương pháp này giúp học sinh hứng thú hơn, chủ động và sáng tạo trong việc học. Trước khi đến với các đặc trưng của phương pháp giáo dục tích cực, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao phương pháp này lại quan trọng như vậy?

Tại sao phương pháp giáo dục tích cực lại quan trọng?

Theo sự tìm hiểu của Nội thất trẻ em DSDKids, Phương pháp dạy học tích cực làm cho bài giảng thêm phần sinh động và có ý nghĩa hơn. Nhờ đó, học sinh chú ý hơn vào bài học, từ đó giúp nâng cao uy tín giảng dạy của thầy cô. Phương pháp tích cực là một phương pháp khó. Vì cần đầu tư nhiều thời gian và chất xám để thiết kế bài giảng hoàn hảo. Vì thế, trình độ chuyên môn của thầy cô sẽ ngày càng tăng lên. Thầy cô cũng tích cực thích nghi với nhiều phương pháp giảng dạy đổi mới.

Phương pháp dạy học tích cực tạo điều kiện cho học sinh được tự do nói lên ý kiến của mình. Học sinh cũng chủ động tiếp thu kiến thức, không những qua thầy cô mà còn qua các bạn trong lớp. Khác với việc để thầy cô hướng dẫn và học sinh chỉ việc ghi chép như trước đây. Phương pháp dạy học tích cực cho phép học sinh thoải mái sáng tạo, đưa ra những ý tưởng hay. Hơn nữa, những ý tưởng tự học sinh nghĩ ra sẽ giúp chúng nhớ lâu hơn, ứng dụng vào thực tế hiệu quả hơn.

4 đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực

Song song với những lợi ích mà phương pháp giáo dục tích cực đem lại. Giáo viên cần nhận biết rõ các đặc trưng của phương pháp giáo dục này để chuẩn bị bài giảng phù hợp. Dưới đây là 4 đặc trung cơ bản của phương pháp giáo dục tích cực:

Dạy học thông qua các hoạt động của học sinh

Khác với phương pháp giáo dục truyền thống là cung cấp kiến thức một cách thụ động từ giáo viên. Phương pháp dạy học tích cực khuyến khích tinh thần tự khám phá tri thức. Thông qua các hoạt động động của học sinh. Theo đó, bạn cũng hạn chế cung cấp các kiến thức có sẵn. Mà hướng dẫn học sinh nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới. Cùng với hoạt động vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,… Ví dụ, tổ chức những trò chơi nhỏ, khởi động trước khi tham gia học tập. Hoặc kết hợp trò chơi với nội dung bài giảng cũng là phương pháp giáo dục hiệu quả.

Đặc trưng của phương pháp giáo dục
Các em học sinh đang làm việc nhóm

Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Hướng dẫn học sinh biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có. Từ đó tự suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,… Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động. Tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định.

Hơn nữa, thầy cô cũng rèn luyện cho học sinh các lối tư duy như phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, tương tự,… Để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của chúng. Cuối cùng, thầy cô cũng khuyến khích ba mẹ nhắc nhở con tự giác học ở nhà và dạy con cách tập trung. Để con luôn luôn có ý thức rèn luyện, bổ sung nhiều kiến thức.

đặc trưng của phương pháp giáo dục
Bé tự giác ngồi học

Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

Phương pháp giáo dục hợp tác giúp học sinh kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong quá trình tìm tòi kiến thức mới. Học sinh và thầy cô có thể thoải mái giao tiếp và nêu ra quan điểm trong không gian lớp học. Thay vì cố gắng tự lực học tập một cách độc lập. Học sinh cũng biết cách vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân. Mà giải quyết các nhiệm vụ học tập chung của tập thể. Mỗi chủ đề của các nhóm học sinh được yêu cầu thảo luận trong một thời gian nhất định. Sau đó, trình bày trước lớp những kiến thức cơ bản và rút ra kết luận của nhóm. Điều này giúp học sinh phát huy nhiều kĩ năng cần thiết cho tương lai sau này.

Đặc trưng của phương pháp giáo dục
Các học sinh làm việc nhóm

Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Thầy cô cần đánh giá kết quả học tập, dựa trên mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học. Thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Thầy cô cũng chú trọng phát triển cho học sinh kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh. Cùng nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn. Hoặc tự xác định tiêu chí để có thể tìm được nguyên nhân. Và nêu cách sửa chữa các sai sót. Thầy cô cũng cần có những đánh giá khách quan trong kết quả học tập của học sinh. Nhằm đem lại tính công bằng trong môi trường học đường.

Tóm lại, phương pháp dạy học tích cực mang lại rất nhiều lợi ích cho cả người dạy và người học. Sau khi đọc bài viết, hy vọng bạn có nhiều thông tin bổ ích về phương pháp giáo dục này.

> Xem thêm: So Sáng Các Phương Pháp Giáo Dục Sớm

>> Xem thêm: Bàn Học Trẻ Em

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 096 156 9005

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *