Dạy Con 7 Tuổi Biết Nghe Lời Đơn Giản Và Hiệu Quả

Dạy con 7 tuổi là việc quan trọng cần bố mẹ quan tâm. Bởi đây là độ tuổi bé bắt đầu làm quen với trường lớp. Ở đây nơi có bạn bè, thầy cô bé cần phải có những kỹ năng để hòa nhập vào môi trường mới này. Nên không thể tránh khỏi việc bé có những hành động bướng bỉnh để thể hiện bản thân. Bố mẹ cần biết cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh trở nên ngoan hơn và từ đó, sẽ giúp bé được nhiều người yêu mến hơn.

Tâm lý trẻ 7 tuổi sẽ phát triển ra sao?

Cùng DSDkids tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của trẻ 7 tuổi để bố mẹ có thể dễ dàng hơn trong việc giáo dục bé. Bởi đây là giai đoạn có sự thay đổi lớn bên trong cơ thể của bé. Sau đây, là một số đặc điểm tâm lý thường gặp của trẻ mà bố mẹ có thể bắt gặp. 

Tâm lý trẻ 7 tuổi: Thích đặt câu hỏi và tìm hiểu

Về mặt bản chất trẻ là người luôn yêu thích tìm tòi những điều mới mẻ mà chúng bắt gặp trong cuộc sống. Ở độ tuổi này trẻ đã được đi học, vì thế trẻ sẽ học được những kiến thức khoa học từ thầy cô. Vì đây là những kiến thức mới nên trẻ khó có thể hiểu ngay mà cần phải hỏi lại thầy cô, bố mẹ về kiến thức mà chúng được học.

Trên kệ sách của bé nên đặt nhiều quyển sách về thế giới tự nhiên để cho bé khám phá và tìm ra những câu trả lời riêng cho mình. Điều này sẽ giúp cho bé phát triển được nhiều hơn về kiến thức của bé và giúp bé học tập được tốt hơn.

dạy con 7 tuổi

Phát triển về tính cách và nhận thức về bản thân

Ở độ tuổi này, trẻ có sự phát triển lớn về tính cách và nhận thức về bản thân. Cũng như, trẻ trẻ không nghe lời từ người lớn và muốn làm những điều mình thích. Bố mẹ nên biết những sự thay đổi này để có cách dạy trẻ khi không nghe lời được hiệu quả hơn. 

Xu hướng thích chơi một mình

Đây là giai đoạn trẻ thích tự khám phá những điều mới. Bố mẹ có thể thấy thông qua việc trẻ tự mày mò ngắm những món đồ chơi của mình để tìm hiểu chúng. Hãy cho bé có không gian riêng để tập trung khám phá. Tập trung là yếu tố quan trọng để giúp bé thành công hơn trong cuộc sống bố mẹ nên biết các phương pháp dạy con cách tập trung hơn để bé được phát triển tốt hơn.

Thích tranh luận nhiều hơn với bạn bè

Bé lên 7 tuổi đã có thể có những chứng kiến của riêng mình. Bé có thể dễ dàng đưa ra những quan điểm của mình trước mọi người xung quanh. Cho nên là việc tranh luận với bạn bè về một vấn đề nào đó là điều không thể tránh khỏi. Nhờ điều này mà bé được phát triển tư duy khá là nhiều. Nhưng có đôi lúc trẻ 7 tuổi trẻ sẽ tranh luận về những điểm bất đồng mà điều này cần sự giải quyết của thầy cô, bố mẹ. 

Phát triển mối quan hệ xã hội

Dễ dàng nhận thấy rằng trẻ đã làm quen với nhiều người bạn trong trường lớp. Lập thành những nhóm để chơi với nhau. Hãy dạy trẻ cách chia sẻ, giúp đỡ nhau để xây dựng những mối quan hệ này trở nên tốt hơn.

dạy con 7 tuổi

Phát triển ngôn ngữ và tư duy

Sau thời gian dài trẻ được tiếp xúc với ngôn ngữ, chữ viết thì trẻ đã học được rất nhiều từ vựng khác nhau. Nhờ vậy mà từ duy về ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên phát triển hơn nhiều. Cũng như thông qua sự phát triển này mà trẻ rèn luyện được tư duy lập luận được tốt hơn.

Tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ 7 tuổi không nghe lời

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ 7 tuổi không nghe lời. Dưới đây là một số nguyên nhân mà bố mẹ nên biết để có cách dạy trẻ khi không nghe lời được hiệu quả hơn.

Trẻ không nghe lời do khủng hoảng tâm lý lứa tuổi

Đây là giai đoạn trẻ sẽ đối mặt về nhiều vấn đề trong học tập và cuộc sống. Có thể hiểu rằng vào lúc trẻ 7 tuổi có rất nhiều sự thay đổi diễn ra bên trong và bên ngoài của trẻ. Điều này dẫn đến việc trẻ không bắt kịp với những sự thay đổi này. Hay là việc trẻ đang sống trong một môi trường không tốt. Cho nên rằng trẻ dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi này. Bố mẹ cần quan tâm con nhiều hơn để có cách dạy con 7 tuổi phù hợp hơn.

Trẻ không nghe lời do sai lầm trong cách giáo dục của cha mẹ

Phương pháp dạy con không phù hợp là một nguyên nhân khá phổ biến cho việc trẻ không nghe lời. Bố mẹ quá đặt nặng về vấn để thành tích học tập của con từ khi trẻ lên 6. Khi cố gắng làm sao cho con mình học giỏi nhất và quên đi việc cho con thư giãn. Dẫn đến việc trẻ bị áp lực nhiều vào thành tích. Bị la mắng với những kết quả xấu. Điều này làm cho trẻ xa lánh bố mẹ và dẫn đến việc trẻ 6 tuổi không nghe lời đến khi trẻ bước sang năm 7 tuổi.

Trẻ không nghe lời do không hiểu ý của cha mẹ

Trẻ ở giai đoạn này mới làm quen với những việc nhiều hơn. Bố mẹ thường nói những câu phức tạp làm trẻ không hiểu ý và làm sai cách. Điều này dẫn đến việc bố mẹ thường la mắng con khi làm sai. Vậy nên, bố mẹ hãy giải thích rõ ràng điều mà mình muốn con làm để tránh bé làm sai. Sau khi yêu cầu xong cần hỏi bé lại là có hiểu ý chưa. Hãy nói thật chậm rãi và ngắn gọn để cho bé hiểu cần làm những việc gì.

Trẻ không nghe lời vì trẻ thật sự không muốn

Trẻ đã có những suy nghĩ độc lập nên không tránh việc trẻ làm theo những điều mà mình muốn. Bố mẹ luôn nghĩ là mình là người hiểu trẻ rõ nhất, nên cứ sắp đặt những điều nghĩ là trẻ sẽ thích nó, nhưng thực tế là trẻ không thích. Trẻ sẽ làm những điều mà mình thích. Bố mẹ nên tôn trọng những sở thích của con để cho con được phát triển tốt hơn. Chúng ta không để áp đặt trẻ làm những thứ mà trẻ thật sự không muốn. Đây là cách dạy con 7 tuổi khá sai lầm mà bố mẹ thường bị mắc phải.

dạy con 7 tuổi

Các bước dạy trẻ khi trẻ không nghe lời

Khi trẻ không nghe lời thì bố mẹ cần có những bước cụ thể và khoa học để giúp bé được tốt hơn. Sau đây là các bước để dạy con 7 tuổi nghe lời mà bố mẹ nên biết.

Bước 1: Thể hiện sự nghiêm túc

Hãy thể hiện sự nghiêm túc khi nói chuyện với bé để cho bé hiểu vấn đề mà mình đang mắc. Hãy ngồi đối diện và nhìn bé. Nói chuyện một cách rõ ràng. Đây là bước khá quan trọng để giúp bé hiểu vấn đề hơn.

Bước 2: Cảnh báo hành vi của trẻ

Khi trẻ lần đầu mắc lỗi thì điều đầu tiên mà bố mẹ cần làm là hãy nói chuyện với bé. Để cho bé biết lỗi sai của mình. Đây là bước khá quan trọng để giúp bé tránh mắc thêm những sai lầm tương tự. Nếu như trẻ còn mắc lỗi cũ thì nên có một số hình thức kỷ luật như lấy lại đồ chơi của con. 

Bước 3: Dẫn trẻ đến không gian riêng

Đi đến không gian riêng sẽ giúp bố mẹ có thể bình tĩnh lại và có những giải pháp dạy con được tốt hơn. Bố mẹ có thể dẫn con đến phòng ngủ của bé. Điều này sẽ giúp bé có thời gian để suy nghĩ những việc mình đã gây ra. Đồng thời, không gian thoải mái sẽ giúp cho mọi vấn đề được thông suốt hơn.

Bước 4: Giải thích cho trẻ hiểu

Trẻ sẽ không biết những việc làm của mình là sai. Bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu để tránh những lỗi. Chẳng hạn như việc, trẻ hay đùa giỡn trong lúc ăn. Nói cho bé nghe đây là việc làm không tôn trọng người khác và con có thể làm đồ ăn bị đổ vỡ. Dần dần trẻ sẽ khắc phục được những khuyết điểm và trở nên tốt hơn.

Bước 5: Cho trẻ thời gian tự ngẫm lại

Cho trẻ đến một góc riêng nào đó trong nhà để có thời gian suy nghĩ những việc làm sai của mình. Nhờ vào việc này mà trẻ có thể hiểu bản thân mình hơn. Từ đó, sẽ khắc phục được những lỗi mà mình mắc phải. 

Bước 6: Yêu cầu lời xin lỗi chân thành

Xin lỗi là một hành động cho thấy trẻ đã biết lỗi sai của mình. Dạy cho trẻ cách xin lỗi là việc làm cần thiết để giúp trẻ sống tốt hơn. Tuy lời xin lỗi có thể dễ nói nhưng xin lỗi một cách chân thành từ một đứa trẻ là một việc làm cần được khích lệ.

Bước 7: Khen ngợi, thể hiện tình cảm khi con biết lỗi

Sau khi trẻ đã xin lỗi thì bố mẹ nên khen ngợi con mình để trẻ được vui hơn. Khen ngợi sẽ khuyến khích trẻ nghe lời bố mẹ hơn. Bố mẹ có thể khen ngợi thông qua những hành động như ôm, hôn mẹ hay thậm chí tặng quà cho bé. Đây là những việc bố mẹ có thể làm để giúp con phát triển hơn.

Bài viết trên của DSDkids đã giúp bố mẹ có thể kiến thức dạy con 7 tuổi được hiệu quả hơn. Hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho mọi người.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1

 

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *