Các Biện Pháp Giáo Dục Cảm Xúc Cho Trẻ Mầm Non Không Thể Bỏ Qua

Mầm non là thời gian đầu tiên bé tiếp xúc với môi trường giáo dục. Chắc chắn có những phản ứng về mặt cảm xúc. Đó là lý do thúc đẩy giáo viên và cả phụ huynh tìm kiếm các biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Bài viết này DSDKids sẽ gợi ý những biện pháp hữu ích về giáo dục trẻ mầm non trong mặt cảm xúc. 

Lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Bên cạnh trí tuệ và thể chất, thì cảm xúc của bé rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện. Nếu chỉ số IQ quan trọng thì chỉ số EQ cũng không hề kém cạnh, thậm chí mang tính quyết định hơn. Vì thế mà ngay từ những bước chân đầu đời của trẻ, cần sự quan tâm về mặt cảm xúc đến từ phụ huynh và thầy cô. Nội thất trẻ em DSDKids đã tìm ra top 3 lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ ở giai đoạn mầm non sau đây sẽ thuyết phục bạn xây dựng giáo án cảm xúc của bé ngay lập tức.

Nâng cao những kỹ năng cần thiết

Quản trị cảm xúc là điều mà không chỉ trẻ mầm non mà người lớn cũng luôn phải rèn luyện. Kỹ năng quản trị cảm xúc tốt sẽ giúp các mối quan hệ trong cuộc sống ổn định. Hơn thế nữa, sự phát triển này sẽ có ích cho công việc và sự tiến lên của bản thân mỗi người. Bên cạnh đó, hãy dạy con biết chia sẻ, thể hiện cảm xúc của mình đúng cách. Rèn luyện cảm xúc của trẻ mầm non sẽ là thời điểm vàng để đặt nền móng tốt đẹp cho tương lai của các bé.  

Đương đầu với thử thách

Một ví dụ điển hình mà đa số các trẻ mầm non dễ gặp phải là nỗi sợ đi học. Bởi vì từ khi sinh ra đến giai đoạn này thì trẻ chỉ nhà và được bố mẹ chăm sóc. Khi phải đi học trẻ bị xáo trộn tâm lý ở môi trường mới. Các biểu hiện sẽ là khóc lóc, muốn về nhà, sợ hãi,… Có được các biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non phù hợp trẻ sẽ không còn sợ hãi việc đi học nữa. Hãy giúp trẻ nhận viết được niềm vui và ợi ích của việc học. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên yêu thích việc học hơn. Đồng thời tiếp thêm sức mạnh, giúp trẻ dám đương đầu với thử thách.

Biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Nền tảng quan trọng cho tương lai

Dạy con từ thuở nằm nôi, nghĩa là việc giáo dục trẻ người nên bắt đầu từ rất sớm. Phụ huynh kết hợp với giáo viên giúp bé xây dựng hình ảnh cảm xúc tích cực từ khi còn nhỏ chính là gieo hạt giống tương lai tốt đẹp. Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non góp phần rất lớn cho sự thành công trong tương lai của trẻ. Trong quá trình lớn lên, bé không bị áp lực cảm xúc, khả năng cải thiện lại cảm xúc tốt hơn.

Nguyên tắc trong giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Giáo dục trẻ mầm non cần lấy trẻ làm trung tâm. Phải dựa trên tính cách cá nhân của trẻ mà rèn dũa. Để phát huy được hiệu quả của các biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

Linh hoạt trong phương pháp giáo dục

Không thể áp dụng cách người lớn để giáo dục cảm xúc của bé. Nên dành thời gian kiên nhẫn, lời nói bình tĩnh giúp các bé kiểm soát tâm trạng. Không nên cứng nhắc trong cách giáo dục, hãy linh hoạt ở các tình huống khác nhau. Vừa có ích trong việc giáo dục trẻ, vừa cho trẻ cơ hội tiếp thu với đa dạng các cách xử lý tình huống trong cuộc sống.

Thực hiện giáo dục mọi lúc, mọi nơi

Thực hiện giáo dục trẻ mọi lúc, mọi nơi để tăng hiệu quả hơn. Trong mỗi môi trường sẽ có những tính chất khác nhau, cho nên phải chỉ bảo trẻ. Độ tuổi này bé dễ tiếp thu những thói quen xấu như bướng bỉnh, ngắt lời, lười biếng,… Bên cạnh đó, cũng dễ tiếp thu thói quen tốt. Các bậc phụ huynh và giáo viên nên cận kề để giúp trẻ phân biệt đúng sai. Hỗ trợ bé tiếp thu những hành vi đúng đắn. Giáo dục trẻ từ lâu đã không còn giới hạn bởi trường lớp. Bố mẹ có thể chủ động dạy trẻ mọi lúc, mọi nơi. Điển hình như việc dạy trẻ tại nhà, giúp trẻ luyện tập những kiến thức học được tại trường.

Người lớn phải làm gương 

Trẻ em là tờ giấy trắng, sẽ noi theo tấm gương của người lớn mà làm theo. Chính người lớn nên trở thành tấm gương sáng để các bé noi theo. Đó chính là biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hữu ích nhất và dễ thực hiện nhất. Không cần đầu tư quá nhiều để rèn dũa bé, bạn hãy là một tấm gương tốt cho trẻ học theo. Tính cách của một người được phản ánh phần lớn từ gia đình của họ. Đừng quên lưu lại nguyên tắc quan trọng này nhé!

Các biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ lứa tuổi mầm non nên biết

Giáo dục cảm xúc cho trẻ là cả một nghệ thuật cần sự mềm mỏng kết hợp kiên nhẫn. Việc rèn luyện cảm xúc từ bé sẽ giúp trẻ dễ dành trở thành người tốt, có ích cho xã hội trong tương lai. Cùng DSDKids điểm qua 5 biện pháp hữu ích giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non dưới đây.

Hoạt động kiểm soát cảm xúc

Tạo những tình huống ví dụ hoặc xem phim ảnh để dạy trẻ kiểm soát cảm xúc. Các chủ đề đơn giản có thể là khi cãi nhau với bạn ở lớp, khi bị cô giáo phạt, khi làm sai với bố mẹ,… Rồi hướng dẫn trẻ kiểm soát cảm xúc và ứng xử phù hợp với tình huống. Cho trẻ biết bộc lộ cảm xúc quá đáng là không nên, phải bình tĩnh và tìm sự hỗ trợ của người lớn. Đồng thời, kiểm soát lời nói trong lúc tức giận.

biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Hoạt động giải phóng cảm xúc 

Phụ huynh nên hỏi thăm trẻ có những chuyện vui buồn gì sau giờ học. Trường hợp trẻ có uất ức hay khó chịu gì, hãy khuyến khích trẻ nói ra. Sau đó, đưa ra giải pháp để trẻ biết cách ứng xử trong các tình huống đó. Cùng đừng quên giúp trẻ giải tỏa cảm xúc tiêu cực và động viên khi có cảm xúc tích cực. Cô giáo hãy lưu tâm đến những tiết dạy cảm xúc của bé, vì độ tuổi nào cũng có cảm xúc cần được quan tâm.

Làm việc nhóm

Môi trường làm việc nhóm cho trẻ học hỏi qua lại từ các bạn. Làm việc nhóm đối với trẻ mầm non được thể hiện đơn giản qua việc thầy cô cho các bé cùng nhau chơi đồ chơi. Đây cũng là cơ hội để trẻ trải nghiệm kiểm soát cảm xúc khi làm việc đông người. Sẽ là thời điểm để giáo viên điều chỉnh thái độ chưa hợp lý tiềm ẩn của các bé. 

Dùng tài liệu hướng dẫn cảm xúc

Để chắc chắn có đủ kiến thức để giáo dục trẻ, đừng bỏ lỡ các tài liệu hướng dẫn. Bạn có thể tìm kiếm trên mạng, các hội nhóm nuôi dạy trẻ và sách vở. Bạn có thể tham khảo các tựa sách sau đây: Dạy con kiểu nhật, Cha mẹ thông thái thời 4.0, Mẹ do thái dạy con tự lập,… về giáo dục trẻ ở đủ các độ tuổi.

Sử dụng những ứng dụng học tập

Thời đại công nghệ ngày nay, việc sử dụng các ứng dụng để hỗ trợ học tập rất phổ biến. Sử dụng các hình ảnh biểu cảm thú vị để bé học theo. Cho bé tiếp xúc với các mẩu truyện để liên hệ giữa trí tuệ và cảm xúc. Rèn luyện cho trẻ được học tập các câu chuyện tích cực.

Một số hoạt động giúp ích bố mẹ giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Bố mẹ luôn tìm kiếm biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ. Thông qua các hoạt động ý nghĩa, bố mẹ sẽ hiểu thêm về trẻ. Các hoạt động sau đây giúp ích cho bố mẹ giáo dục cảm xúc cho trẻ ở độ tuổi mầm non.

Biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Tạo một hộp đựng long lanh

Tạo một hộp đựng long lanh để kích thích thị giác, kích thích khả năng sáng tạo và giảm cảm giác lo lắng, tiêu cực. Để bé ngắm nhìn chiếc lọ trong thích thú. Mỗi khi vui vẻ trẻ có thể bỏ những mẩu giấy xinh đẹp vào. Khi có chuyện buồn bã thì có thể lấy hộp đựng long lanh ra để nghĩ về những điều tích cực và xua tan áp lực.

Viết một bức thư, vẽ một bức tranh

Để cho bé thể hiện cảm xúc thông qua việc viết thư hoặc vẽ tranh cho người xung quanh. Giúp bé có được kỹ năng xây dựng quan hệ và nhận thức xã hội. Thông qua việc này, trẻ có thể gửi gắm yêu thương. Người nhận đừng quên phản hồi thư để cho bé động lực thể hiện tình cảm nhé! 

Lập kế hoạch việc cần làm

Lập kế hoạch và duy trì kế hoạch để bé có thói quen giữ nguyên tắc. Tự xây dựng và duy trì kế hoạch, rèn luyện cho bé tự quyết định và có trách nhiệm. Sau đó, khi hoàn thành lịch trình, bé có thể ngẫm nghĩ về những việc đã qua, rồi rút được kinh nghiệm cho bản thân bé.

Luyện tập cho cơ thể

Khi trẻ trải qua đa dạng cảm xúc, biện pháp hiệu quả là luyện tập những bài tập cho cơ thể. Chẳng hạn như điều khiển nhịp thở, giãn cơ và thư giãn cơ thể,… Bố mẹ có thể thực hiện cùng với trẻ vào mỗi buổi tối trước khi ngủ. Hoặc bất kỳ khi nào có thể cùng trẻ luyện tập.

Như vậy, tổng hợp những biện pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả cho bố mẹ giúp con. Đừng quên dù bé ở độ tuổi nào cũng cần được quan tâm cảm xúc. Hy vọng bài viết đã cung cấp thông tin hữu ích để bố mẹ đồng hành cùng trẻ trên con đường phát triển.

>> Xem thêm: Phương Pháp Giáo Dục Lấy Trẻ Làm Trung Tâm

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *