Kiềm chế nóng giận khi dạy con là một trong những kỹ năng cần có của bố mẹ. Vì trong quá trình đồng hành cùng con, sẽ có giai đoạn vui vẻ nhưng cũng có giai đoạn bị stress. Hay bố mẹ có thể bị tác động bởi các áp lực bên ngoài như công việc mà không kiềm được cơn nóng giận. Biểu hiện là đôi lúc bố mẹ sẽ to tiếng hay thậm chí là đánh con. Vậy làm sao để kiềm được cơn nóng giận với con? Đừng bỏ qua bài viết này nếu bạn đang tìm câu trả lời. Chúng tôi sẽ mách cho bạn những giải pháp giúp bạn kiềm chế nóng giận và nuôi con hiệu quả nhé.
Những hậu quả khi bố mẹ nổi nóng với con
Quan niệm và cách hành xử của ông ba ta trước đây là “thương cho roi cho vọt”. Tuy nhiên, đây lại là biện pháp tạm thời, không dứt điểm mà còn dễ bị phản tác dụng về sau. Khi bố mẹ lớn tiếng hay nổi giận với con, con sẽ vô tình học theo và dần hình thành tính cách gắt gỏng, bạo lực và có xu hướng dễ tức giận hơn. Bố mẹ chú ý nhé. Giờ thì cùng tìm hiểu xem những hậu quả khi bố mẹ nổi nóng với còn nè. Thay vì sử dụng những trận đòn roi thì bố mẹ nên biết cách dạy con không đòn roi, để giúp bé phát triển tốt hơn.
Trẻ cũng sẽ gắt gỏng, bạo lực hơn
Hành vi chống đối của con sẽ là kết quả cho việc nổi giận của bố mẹ. Con sẽ dần trở nên nóng tính, gắt gỏng và có xu hướng giải quyết mọi thứ bằng bạo lực. Trong trường hợp này, con sẽ khó dạy bảo hơn. Bố mẹ cần chú ý và cố gắng kiềm chế cơn giận. Như thế thì mới có thể dạy con hiệu quả. Ngoài ra, việc quát mắng cũng sẽ khiến con có khoảng cách với bạn hơn. Nếu các ông bố bà mẹ muốn gần gũi với con thì tuyệt đối đừng áp dụng đòn roi hay quát mắng với con bố mẹ nhé.
Tác động xấu đến phát triển não bộ
Việc con bị la mắng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ. Điều này khiến con sẽ bị chậm phát triển tư duy hơn các em bé cùng trang lứa. Thêm nữa, đối với những thông tin tiêu cực thì trẻ sẽ có xu hướng tiếp nhận nhanh hơn, có thể dẫn đến nhiều hệ quả xấu, đặc biệt là tâm lý của trẻ. Thay vì như thế,, bố mẹ nên cho bé ngồi trên ghế ngồi của bé để giải thích cho bé hiểu vấn đề.
Khiến trẻ nhút nhát hơn
Một trong tác hại của việc la mắng sẽ khiến cho con bị tự tin và rụt rè. Con sẽ dễ nghĩ mình bị kém cỏi và thực sự tin vào nó nếu bố mẹ cứ lặp đi lặp lại. Cho nên, bố mẹ cũng cần chú ý điểm này nhé.
Nguyên nhân khiến bố mẹ không kiềm chế cơn nóng giận khi dạy con
Bố mẹ sẽ là người dễ có áp lực trong cuộc sống như gặp vấn đề tiền bạc hay công việc không thuận. Hay con quá bướng và cứng đầu, khó giải quyết được bằng lời nói. Những điều này đều có thể khiến cho bố mẹ nổi nóng và quát mắng con.
Nhưng bạn nên nhớ, con là tấm gương phản chiếu của bố mẹ. Và tính cách còn sẽ do bố mẹ hình thành. Cho nên đôi khi bạn sẽ cần xem xét lại hành động của chính mình.
Giải pháp giúp bố mẹ kiềm chế cơn nóng giận khi dạy con
Để giúp cho bố mẹ dễ dàng trong việc dạy và gần gũi với con cái thì DSDkids sẽ chỉ cho bạn các cách sau. Đây đều là những cách được chuyên gia khuyên dùng trong việc giáo dục trẻ. Bạn cùng tham khảo nhé.
Làm nhiều điều tích cực để an ủi bản thân
Khi bố mẹ cảm thấy không giữ được bình tĩnh và sắp chiến tranh với con thì bố mẹ hãy cố gắng hướng đến những điều tích cực. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Cố gắng giữ bình tĩnh đàm phán và dạy con ở thời điểm này thì con sau sẽ tốt và chững chạc hơn.
Tạm dừng cuộc tranh luận với con của bạn
Nếu bố mẹ đang nóng giận thì hãy cố gắng tạm dừng cuộc tranh luận. Điều này giúp đảm bảo không bên nào quá đáng với bên nào. Con sẽ có thời gian xem xét là phản ứng và hành động của mình. Và bố mẹ cũng sẽ có thời gian xem xét ở nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định phạt hay đàm phán với con.
Tìm hiểu về nguyên nhân tại sao con làm điều đó
Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp cho bố mẹ giải thích được lí do con phản ứng hay làm như vậy. Khi hiểu được lí do, nguyên nhân thì bố mẹ dễ đồng cảm với con hơn. Và nhờ việc này bố mẹ có thể gần gũi và giải quyết với con trong hòa bình.
Đặt câu hỏi vì sao mình lại tức giận
Ngoài việc tìm hiểu tại sao con lại chọn cách phản ứng như vậy thì bố mẹ cũng cần đặt câu hỏi ngược lại là lí do vì sao mình lại tức giận. Có phải vì bố mẹ đang “giận cá chém thớt” hay không? Nếu đúng, thì bạn không nên dùng con để “xả hơi” như vậy thì điều này giải quyết tạm thời cho bạn nhưng lại ảnh hưởng âm ỉ con một cách lâu dài.
Mẹ nên mỉm cười với trẻ nhiều hơn
Việc mẹ mỉm cười với trẻ nhiều hơn sẽ giúp con thoải mái và dễ chịu hơn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc mẹ cười nhiều sẽ khiến cho con có thể giải phóng hormone endorphin – một loại hormone mang lại cảm giác dễ chịu. Đây là cách dạy còn giá 0 đồng nhưng đem lại giá trị lớn. Phụ huynh nên lưu tâm chỗ này nhé.
Đặt ra một số quy tắc cho con
Thường người lớn hay chiều theo ý muốn con trẻ vô điều kiện. Nhưng việc nuông chiều có thể khiến con vô phép tắc. Thậm chí là con sẽ chỉ biết quan tâm đến mỗi bản thân mình. Nếu không đạt được điều con muốn, con sẽ quấy phá. Cho nên, việc đặt ra một số quy tắc và hướng dẫn từ từ cho con cũng là cách làm cho bố mẹ giảm bớt sự nóng giận
Chia sẻ với người chồng hoặc người thân
Bạn cần chia sẻ và giải tỏa những tiêu cực với người thân, đặc biệt là chồng của mình. Việc nuôi con không phải là dễ mà là một hành trình. Cho nên, sẽ có những lúc bạn sẽ căng thẳng với chính bé con của mình. Hãy nói và chia sẻ với mọi người. Ngoài để tăng thêm góc cạnh của vấn đề thì bạn cũng sẽ được giải tỏa và thấu hiểu. Khi không còn mang cảm xúc tiêu cực nữa, thì bạn cũng sẽ minh mẫn trong cách nuôi dạy con hơn.
Hãy nhớ con là một đứa trẻ, chứ không phải là một người trưởng thành như bạn
Bố mẹ trưởng thành nhờ những trải nghiệm trong cuộc sống nhưng con thì không. Bạn không nên yêu cầu con trưởng thành hay quá hiểu chuyện so với tuổi. Hãy từ từ dạy bảo con vì nói đúng hơn, con sẽ học tập từ những va vấp, cãi vã, Nếu bạn ứng xử tốt, con sẽ phát triển theo hướng tốt.
Cho phép bản thân có thời gian nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi để hồi phục năng lượng khi mệt mỏi không phải là việc quá lạ. Nó giúp bạn lấy lại tinh thần, giải tỏa năng lượng tiêu cực. Bạn sẽ thấy yêu quý con hơn, luôn vui vẻ và đừng quên những sở thích cá nhân của mình bạn nhé. Vì khi làm những gì mình thích, mình đều sẽ thường vui hơn mà mẹ nhỉ. Mẹ nên cho phép bản thân mình nghỉ ngơi nếu cần mẹ nhé
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai