Dạy con con ngoan ngoãn, nghe lời luôn là nỗi lo lắng đối với nhiều bố mẹ. Để con nghe lời, nhiều bố mẹ đã chọn cách la mắng con hay thậm chí là sử dụng đòn roi với con. Tuy nhiên, những cách này đều không mang lại kết quả tích cực. Vậy bố mẹ có thể dạy con ngoan, nghe lời bằng những cách nào? DSDKids sẽ bật mí ngay cho bố mẹ qua bài viết dưới đây.
5 giá trị trong cách dạy con
Trung thực
Theo DSDkids trung thực là một phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà bất cứ đứa trẻ nào cũng nên được dạy. Vì khi trẻ có tính trung thực, trẻ sẽ được mọi người xung quanh yêu mến và quý trọng. Trung thực chính là một giá trị cần thiết cần có trong cách dạy con ngoan.
Để dạy con có đức tính này, bố mẹ trước tiên phải làm gương cho con. Cho con thấy những lời nói, hành động của bố mẹ luôn nhất quán và không gian dối dù cho điều đó không hại tới ai. Ví dụ: bố mẹ không nên nói với trẻ rằng: “Đừng kể với dì rằng hôm nay chúng ta ra ngoài”. Con sẽ nhìn vào những hành động, lời nói đó của bố mẹ và học theo.
Một cách khác để thúc đẩy sự trung thực của con là không phản ứng thái quá khi con lỡ nói dối. Thay vào đó, bố mẹ hãy giúp con tìm cách nói ra sự thật. Đôi khi, trung thực không phải là điều dễ dàng thực hiện hoặc đem lại sự thoải mái cho con. Nhưng bố mẹ phải cho con thấy rằng khi nói sự thật thì luôn cảm thấy tốt hơn và không áy náy trong lòng.
Công lý
Để trẻ hiểu và nói lời xin lỗi là một điều không quá khó khăn. Tuy nhiên, để trẻ chủ động sửa đổi khi mắc lỗi sai thì bố mẹ cần có cách dạy con phù hợp ngay từ khi con còn nhỏ. Khi thấy con có hành động xấu với ai đó, hãy tìm cách để con nhận ra lỗi lầm của mình. Sau đó, hướng dẫn, gợi ý cho con cách đền bù cho người đó hoặc sửa đổi để không tái phạm. Ví dụ: khi trẻ làm hư đồ của bạn, bố mẹ hãy giải thích cho con hiểu và gợi ý cho con nên làm gì để đền bè cho bạn. Khuyến khích con chủ động sửa đổi và đền bù chính là cách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đối xử công bằng với mọi người xung quanh.
Quyết tâm
Sự quyết tâm là giá trị mà bố mẹ nên dạy con từ khi con con rất nhỏ. Vì khi con được rèn luyện sự quyết tâm, con sẽ không bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Để rèn luyện sự quyết tâm cho con, bố mẹ nên khuyến khích con tham gia các thử thách. Và động viên, khen ngợi con trong quá trình con thực hiện các thử thách này. Ví dụ: nếu thấy con nhút nhát, bố mẹ hãy khuyến khích con đến gần và làm quen với những bạn khác đang chơi trên sân. Chúc mừng con khi con hoàn thành được điều mà con cảm thấy khó khăn này. Trẻ sẽ biết rằng nỗ lực của mình được công nhận và sẽ quyết tâm thực hiện nhiều điều khó khăn hơn.
Sự cân nhắc
Bố mẹ nên dạy con hình thành thói quen biết suy nghĩ về cảm xúc của người khác. Cho con thấy, những lời nói hoặc hành động của bản thân có thể khiến người khác cảm thấy vui vẻ. Ví dụ: bố mẹ hướng dẫn trẻ nên làm gì khi đi siêu thị như không chen hàng.
Tình yêu thương
Khi lớn lên, con là một người giàu tình cảm hay không phụ thuộc rất nhiều vào cuộc sống gia đình khi trẻ còn nhỏ. Thể hiện tình yêu thương với trẻ là một cách dạy con trở thành một người giàu tình cảm. Bố mẹ nên bày tỏ tình cảm với con hàng ngày như ôm con, viết những lời yêu thương bỏ vào hộp cơm trưa của trẻ,…Đừng để một buổi sáng chỉ có những lời thúc dục vì sợ trễ học hay càm ràm vì quần áo bẩn vào buổi chiều. Đồng thời,bố mẹ nên dạy con cách yêu quý và biết ơn ông bà và những người xung quanh.
9 cách giáo dục con ngoan, bố mẹ không nên bỏ qua
Làm thế nào để con nghe lời mà không cần đòn roi? Đây chắc là câu hỏi mà nhiều bố mẹ vẫn đang còn thắc mắc. Để giải quyết vấn đề này, DSDKids mách bố mẹ 9 cách đơn giản mà hiệu quả:
Dạy con tự lập
Bố mẹ không nên cho rằng con còn nhỏ mà nuông chiều con, không để con tự làm các việc nhỏ nhặt. Vì như vậy sẽ khiến trẻ có tình ỷ lại, không tự giác khi lớn lên. Thay vì nuông chiều con bố mẹ nên dạy con tự lập bằng những việc đơn giản như sắp xếp các loại đồ chơi vào thùng, vệ sinh cá nhân. Cho trẻ tự quyết định các việc mà bản thân có thể làm và để trẻ tự rút ra kinh nghiệm cho mình. Bố mẹ chỉ giúp đỡ con khi thực sự cần thiết. Đây là cách dạy con thông minh mà bố mẹ nên áp dụng.
Dạy con tự chịu trách nhiệm
Sai lầm của nhiều bố mẹ trong nuôi dạy con là bao che cho những hành động sai của con vì cho rằng con còn nhỏ. Bố mẹ nên dạy con nhận ra các lỗi sai, chịu trách nhiệm cho lỗi sai đó. Dần dần trẻ sẽ có ý thức và tự chịu trách nhiệm cho những việc mình làm, không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Ngoài ra, bố mẹ nên dạy con cách tự yêu thương bản thân để con biết cách bảo vệ mình từ những điều nhỏ nhặt nhất. Chẳng hạn như chăm sóc cá nhân sạch sẽ, sắp xếp quần áo gọn gàng, không làm bẩn quần áo,….
Dạy con cách dọn dẹp nhà cửa
Khi con từ 5 tuổi, con đã có khả năng phụ giúp bố mẹ làm một số việc nhà đơn giản. Bố mẹ có thể hướng dẫn con quét nhà, dọn phòng ngủ của mình, tưới cây,… Đây là những việc mà bố mẹ nên để con làm hàng ngày để con hình thành thói quen phụ giúp gia đình làm việc nhà.
Bố mẹ làm gương cho con noi theo
Bố mẹ chính là người thầy đầu tiên của con nên mọi thói quen, hành vi, cách ứng xử của con đều ảnh hưởng từ bố mẹ. Khi bố mẹ sử dụng những lời nói thiếu văn hoá hay cãi vã trước mặt con sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con. Vì vậy, cách dạy con tốt nhất chính là hình ảnh tốt của bố mẹ làm gương cho con.
Không trách phạt con trước mặt người khác
Khi con không vâng lời, bố mẹ nên đưa trẻ vào phòng riêng của con để giải thích cho con hiểu hành động của con là không đúng. Bố mẹ không nên trách phạt con trước mặt người khác vì như vậy sẽ làm con bị tổn thương tâm lý. Trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ và trở nên rụt rè khi bị trách mắng trước mặt bạn bè, người lạ. Lâu dần, trẻ sẽ trở nên tự ti, không dám thể hiện bản thân vì sợ mình làm sai.
Dạy con biết cách từ chối
Khi dạy con, bố mẹ luôn muốn con ngoan và nghe lời nếu không sẽ bị trách phạt. Vì vậy, từ nhỏ con đã được dạy là phải nghe theo ý của người lớn. Không ít bố mẹ dạy con rằng nếu con từ chối thì người khác sẽ không vui. Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng khi dạy con của bố mẹ. Vì trong cuộc sống nhiều cám dỗ như hiện nay, sẽ rất nguy hiểm nếu con không có kỹ năng từ chối. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến cá nhân, phân tích các tình huống và chỉ cho con tình huống nào nên từ chối.
Cho con biết kiến thức quan trọng hơn điểm số
Nhiều bố mẹ có tâm lý rằng con học được điểm cao thì sau này mới thành công. Do đó, bố mẹ luôn muốn con đạt điểm cao trong học tập. Khi thấy con bị điểm kém thì sẽ trách phạt vì cho rằng như vậy con mới cố gắng hơn. Tuy nhiên, kỳ vọng điểm số lên con sẽ khiến con mệt mỏi và bị áp lực. Thậm chí, trẻ có thể bị ám ảnh tâm lý dẫn tới những hành động sai trái như gian lận,.. Thay vào đó, bố mẹ nên dựa vào năng lực của con mà khuyến khích con học tập. Cho con thấy rằng kiến thức mình có được mới là quan trọng dẫn tới thành công.
Hướng dẫn con cách đặt câu hỏi
Trẻ em luôn mong muốn nhận được sự khen ngợi từ thầy cô, bố mẹ. Vì vậy, con thường không dám hỏi lại dù chưa thật sự hiểu. Dù bố mẹ áp dụng cách dạy con nào thì bố mẹ cũng nên khuyến khích con đặt câu hỏi khi có thắc mắc. Hãy cho con biết rằng bố mẹ và thầy cô luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của con.
Hướng dẫn con cách cư xử đúng đắn
Không chỉ dạy con học tập mà bố mẹ cũng cần chú trọng dạy con cách cư xử đúng mực. Như vậy, cuộc sống của con sau này sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn. Bố mẹ có thể dạy con cư xử đúng đắn bằng cách dạy con sử dụng những từ ngữ lịch sự, lễ phép với người lớn, không đặt ra những thành kiến về người khác,…
Những vấn đề thường gặp về cách nuôi dạy con
Những sai lầm bố mẹ thường mắc phải
Một số sai lầm bố mẹ hay mắc phải trong quá trình nuôi dạy con đúng cách:
- Quá nuông chiều con
- Ít quan tâm đến con.
- Không đặt ra nguyên tắc, giới hạn cho con.
- Không có phương pháp,kế hoạch dạy con.
- Áp đặt trẻ.
Vì sao cha mẹ phải dạy con từ lúc con còn nhỏ?
Những năm đầu đời là khoảng thời gian não bộ của trẻ phát triển vượt trội. Cũng là khoảng thời gian trẻ hình thành nhân cách, hành vi và các kỹ năng cần thiết cho sự phát triển sau này. Vì vậy, bố mẹ cần dạy con những giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử với người xung quanh ngay khi con còn nhỏ.
Cách dạy con không cần đòn roi
Một số cách nuôi dạy con không cần đòn roi:
- Khuyên dạy trẻ việc nên làm và không nên làm.
- Đặt ra nguyên tắc và thưởng phạt rõ ràng.
- Chỉ ra nguyên nhân, hướng dẫn con cách sửa lỗi khi trẻ mắc sai lầm.
- Dạy con nói lời cảm ơn và xin lỗi.
Ngoài ra bố mẹ có thể xem thêm bài viết cách nuôi dạy con không cần đòn roi. của DSDkids để có thêm kiến thức.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1