Dạy con mạnh mẽ là một trong những việc quan trọng trong hành trình làm bố mẹ. Vì khi con tự tin và mạnh mẽ con sẽ có khả năng đối mặt với mọi thách thức sau này. Con có khả năng giải quyết vấn đề, thoát khỏi thất bại. Con sẽ kiên cường và có đủ can đảm để tận dụng được hết khả năng của mình.
Dạy con mạnh mẽ theo 9 cách của chuyên gia
Dạy con mạnh mẽ là dạy con dám đối mặt với những khó khăn, dám thử những điều mới mẻ. Dưới đây là 9 cách dạy con mạnh mẽ theo nhà tâm lý học Carl Pickhardt.
Đánh giá cao nỗ lực của con
Khi nuôi dạy con mạnh mẽ, bố mẹ nên giúp con thấm nhuần quan điểm: “hành trình quan trọng hơn đích đến’’để con không ngừng cố gắng. Một khi con nỗ lực hết mình thì không có gì đáng xấu hổ khi chẳng may có lần thất bại.
Cởi mở với những trải nghiệm mới
Bố mẹ có thể giúp trẻ tự tin hơn bằng cách cho trẻ cái tiếp xúc và trải nghiệm nhiều hơn. Khi vượt qua được nỗi sợ khó khăn, con sẽ có tự tin để vượt qua những thử thách lớn hơn. Ngoài ra, bố mẹ hãy khuyến khích con làm và kiên trì rèn luyện mọi điều con thấy hứng thú. Việc kiên trì rèn luyện sẽ làm tăng lòng tin rằng trẻ có thể tiến bộ hơn. Và đó cũng là một trong những nhân tố tạo nên sự thành công sau này của trẻ.
Để trẻ tự giải quyết những vấn đề của mình
Bố mẹ nên để trẻ tự làm những việc mà ở tuổi của trẻ đã có thể làm. Như vây chính là giúp trẻ tự tin và phát triển được khả năng giải quyết các vấn đề. Để trẻ nhận vài điểm không tốt để trẻ thực sự học được cách giải quyết sau sự cố mình gây ra.
Để con sống đúng với lứa tuổi
Bố mẹ dạy con mạnh mẽ là dạy con có thái độ hay làm một số việc đúng với độ tuổi của con. Không nên kỳ vọng con sẽ hành động được như người lớn. Vì việc này sẽ làm giảm sự tự tin của con và không khuyến khích được con nỗ lực.
Dạy trẻ mạnh mẽ là khuyến khích sự tò mò của trẻ
Đôi khi những câu hỏi của con sẽ làm bố mẹ mệt mỏi, nhưng hành động đó cần được khuyến khích. Những câu hỏi là một bài tập hữu ích cho sự phát triển của con. Vì con sẽ nhận ra “kiến thức là mênh mông, sự hiểu biết chỉ là hữu hạn”.
Theo thống kê của tờ Guardian, những trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi sẽ có kết quả học tập cao hơn bạn bè cùng lớp. Vì trẻ học được cách thu thập thông tin. Hay nói cách khác, trẻ biết cách học tốt hơn và nhanh hơn.
Không tạo đường tắt hay ngoại lệ với con
Việc bố mẹ đối xử đặc biệt với con có thể dẫn đến sự thiếu tự tin. Có một lần sẽ có lần hai, con sẽ dần quen với việc được đối xử đặc biệt. Dần dần, con trở nên dựa dẫm, con sẽ không làm được nếu không có ngoại lệ nào đó. Vì thế, bố mẹ không nên tạo đường tắt, chiếu cố hay ngoại lệ với con.
Không chỉ trích thành quả của con
Những nét vẽ nguệch ngoạc hay tấm tranh gỗ tô màu lấm lem đều xứng đáng nhận những lời khen và cổ vũ từ bố mẹ. Bố mẹ không nên chỉ trích con khi thấy thành quả của con không tốt như mong muốn. Vì chỉ trích những nỗ lực của con chính là đang kìm hãm sự phát triển của con. Con sẽ sợ thất bại vì không muốn bố mẹ tức giận hay thất vọng,. Từ đó, con sẽ chẳng bao giờ dám thử những điều mới mẻ. Những lời chỉ trích của bố mẹ làm giảm cách con tự xác định giá trị cũng như động lực của mình.
Dạy con mạnh mẽ là coi những sai lầm là bài học để học hỏi
Học hỏi từ sai lầm là cách trở nên tự tin. Điều này xảy ra khi bố mẹ coi sai lầm là một cơ hội để con học hỏi và trưởng thành. Điều quan trọng là phải nhắc nhở con rằng mọi con đường đến với thành công đều không thiếu sự thất bại.
Không nên quá nghiêm khắc
Bắt buộc con phải làm điều này, điều kia sẽ ngăn cản con có những hành động táo bạo. Con không dám thử những điều mới mẻ vì sợ sai sót, không thành công. Vì vậy, khi bố mẹ quá nghiêm khắc hay đòi hỏi sẽ làm giảm sự tự tin của con.
7 điều bố mẹ không nên làm khi nuôi dạy con mạnh mẽ
Dạy con mạnh mẽ đòi hỏi bố mẹ phải từ bỏ thói quen nuông chiều, phải trở nên nghiêm khắc và kỷ luật hơn. DSDKids gợi ý những điều bố mẹ không nên làm nếu muốn con mình có tinh thần mạnh mẽ.
Để con nghĩ mình là nạn nhân
Con học cách chấp nhận sự thất bại hoặc bị từ chối là cách trở nên mạnh mẽ hơn.
Bố mẹ không nên để con than thở quá nhiều, phóng đại sự bất hạnh hoặc cho rằng mình bị đối xử không công bằng. Thay vào đó, bố mẹ giải thích cho con hiểu được những sự thất bại là điều bình thường trong cuộc sống. Cũng như khuyến khích con cố gắng để vượt qua khó khăn.
Để con nghĩ mình là trung tâm của mọi thứ
Khi con còn nhỏ, cuộc sống của bố mẹ xoay quanh trẻ nhưng người khác không có trách nhiệm như vậy. Việc bố mẹ quá nuông chiều con sẽ khiến con nghĩ mình là trung tâm của mọi thứ. Từ đó con trở nên ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân và cho rằng mình có quyền làm mọi thứ. Bố mẹ cần giúp con hiểu để trở thành một người có ích, con phải xem mình làm được những gì cho mình và mọi người xung quanh chứ không phải đòi hỏi mọi người xung quanh làm được gì cho mình.
Khiến con không tin vào quyết định của mình
Giữ con ở vùng an toàn có thể giúp bố mẹ luôn yên tâm nhưng lại vô tình cản trở sự phát triển của con. Nếu muốn con trở nên bạo dạn, không ngại thử thách và tiếp xúc với điều mới mẻ thì bố mẹ cần trở thành người hướng dẫn chứ không phải người bảo vệ. Ngay cả khi con không muốn, bố mẹ vẫn nên để con ra ngoài và trải nghiệm cuộc sống. Đây là cách giúp con trở nên tự tin hơn.
Nhầm lẫn hình phạt với kỷ luật
Trừng phạt là sử dụng các hình phạt như la mắng làm con đau khổ vì hành vi sai trái. Còn kỷ luật giúp con hiểu việc gì được và không được phép làm. Kỷ luật đi kèm với sự hướng dẫn và giải thích. Việc trừng phạt chỉ khiến con trở nên sợ hãi, thậm chí bất mãn, không giúp con hình thành tính cách mạnh mẽ. Bố mẹ nên dạy con không đòn roi để giúp bé hiểu việc lỗi mà trẻ gây ra được tốt hơn.
Mong đợi sự hoàn hảo ở con
Bố mẹ luôn kỳ vọng con sẽ hoàn thành mọi việc một cách hoàn hảo. Nhưng nếu kỳ vọng quá nhiều sẽ gây tác dụng ngược vì con không thể hoàn thành mọi mong muốn của bố mẹ. Bố mẹ nên giúp con trở nên tốt hơn mỗi ngày thay vì thúc đẩy con trở thành một hình mẫu thành công lý tưởng. Chỉ khi con được là chính mình, con mới có thể mạnh mẽ.
Cho con quyền ra lệnh, chống đối người lớn
Việc bố mẹ nuông chiều và cho con quyền ra lệnh, chống đối sẽ khiến con hư hỏng, có tư tưởng lệch lạc. Con có xu hướng dựa dẫm và tỏ thái độ nếu không được đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, tính cách mạnh mẽ cần được xây dựng từ sự độc lập và chủ động. Vì vậy, bố mẹ cho con biết những quyền lợi và nghĩa vụ của mình là cách dạy con mạnh mẽ hơn.
Không dạy trẻ chịu trách nhiệm với những hành động của mình
Dạy trẻ mạnh mẽ là dạy trẻ biết đúng, sai, dám chịu trách nhiệm với những điều mình làm. Những đứa trẻ không được dạy cách chịu trách nhiệm sẽ có xu hướng đổ lỗi và chối bỏ trách nhiệm về hành động của mình. Trẻ sẽ sống có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh hơn khi hiểu những việc làm của mình có thể gây ra hậu quả gì.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1