Trẻ em là tương lai của đất nước, vì thế việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ phát triển toàn diện cả về thế chất lẫn tinh thần là điều mà các bậc phụ huynh và Bộ Giáo Dục Đào Tạo quan tâm và tập trung. Trong Thông tư 17/2009/TT-BGDĐT đã quy định rõ về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non cần được chú trọng ngay từ những năm đầu đời.
Mầm Non Là Độ Tuổi Nào Ở Trẻ?
- Trẻ từ 1-2 tuổi là giai đoạn chập chững những bước đi đầu tiên và tò mò khám phá về thế giới xung quanh.
- Giai đoạn từ 3-4 tuổi, trẻ có thêm những người bạn, người thầy. Thế giới cũng trở nên phức tạp hơn và trẻ bắt đầu nhận thức được xã hội.
- Giai đoạn 5-6 tuổi là giai đoạn trẻ có thể giao tiếp một cách hoàn thiện với mọi người.

5 Lĩnh Vực Phát Triển Của Trẻ Mầm Non Theo Quy Định
Giáo dục mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng đối với trẻ. Theo thông tư 17 của Bộ giáo dục mục tiêu và nội dung giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non gồm 5 lĩnh vực. Các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, phát triển được những kỹ năng cần thiết cho sau này. Hãy cùng DSDKids tìm hiểu rõ hơn về nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo theo các lĩnh vực phát triển.
1. Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ mầm non
Lĩnh vực phát triển thể chất cho trẻ là lĩnh vực đầu tiên trong 5 lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non. Đây là nhiệm vụ thiết yếu và quan trọng đối với các trường mầm non. Trẻ mầm non đang trong giai đoạn phát triển cả về thể chất, trí não và tính cách. Những rèn luyện về thể chất sẽ đem đến cho trẻ một sức khỏe tốt hơn, cơ thể cứng cáp, dẻo dai hơn.
Mục tiêu phát triển thể chất cho trẻ 5-6 tuổi là:
- Hình thành cho trẻ những thói quen như đi đứng, chạy nhảy, leo trèo… Khi trẻ được thường xuyên vận động sẽ dần dần hình thành ý thức coi việc vận động hàng ngày là thói quen tốt cần duy trì.
- Những thói quen này rèn luyện cho trẻ sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ…Cơ thể trẻ càng được vận động nhiều sẽ càng cứng cáp và dẻo dai hơn.
- Giúp trẻ có một sức khỏe tốt, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bởi trẻ mầm non đang ở giai đoạn phát triển về mọi mặt, cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, sức đề kháng còn yếu.
- Ngoài ra thì vận động còn giúp trẻ phát triển một số kỹ năng khác như tính kỷ luật, lòng trung thực, sự kiên trì… Và việc vận động giúp trẻ tương tác với bạn bè, và gắn kết với nhau hơn.
2. Phát triển về nhận thức cho trẻ
- Giúp cho trẻ làm quen và nhận biết những vấn đề cơ bản như: các bộ phận cơ thể, đồ vật, động vật, thực vật, và các hiện tượng tự nhiên…
- Giúp trẻ nhận biết các con số, chữ cái, hình dạng, không gian và thời gian.
- Giúp trẻ nhận thức được các khái niệm cơ bản trong xã hội như gia đình, trường học, công viên,…
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
Mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là:
- Rèn cho trẻ các kỹ năng nghe nói đọc viết để phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất để có thể giao tiếp được với mọi người xung quanh
- Giúp trẻ biết lắng nghe và hiểu được lời nói của người khác
- Giúp trẻ nhìn nhận được những sắc thái trong lời nói
- Giúp trẻ thể hiện và bộc lộ cảm xúc của mình qua lời nói
- Giúp trẻ có thể tự tin khi đứng trước đám đông hay giao tiếp với người khác
- Từ 1-1,5 tuổi: trẻ bắt đầu học nói, lặp lại theo lời người lớn.
- Từ 1,5-3 tuổi: phát triển khả năng ngôn ngữ một cách nhanh chóng.
- Giai đoạn 3-6 tuổi trẻ sẽ hoàn thiện khả năng nhờ việc tiếp xúc nhiều hơn với xung quanh, bổ sung thêm vốn từ.
Các hoạt động trong lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non:
- Cho trẻ trải nghiệm, đi chơi, khám phá nhiều nơi
- Cho trẻ nghe nhạc, học hát
- Cho trẻ đọc sách, đọc thơ
- Cho trẻ xem phim
- Thường xuyên trò chuyện cùng bé
- Dạy bé tập vẽ, tập tô, tập viết
>> Xem chi tiết: 5 hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ
4. Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
Giáo dục thẩm mỹ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con trẻ. Giáo dục thẩm mỹ là quá trình cha mẹ, thầy cô,… tác động bằng cách hướng dẫn, dạy bảo trẻ nhằm mục đích để trẻ nhận ra được những cái đẹp. Những điều tốt đẹp này sẽ bao gồm cả về tính thẩm mỹ cũng như tính cách của bản thân và những người xung quanh để bé dần hình thành nhận thức mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống.
Mục tiêu của phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non đó là:
- Giúp trẻ cảm nhận và lĩnh hội được cái đẹp trong nghệ thuật, thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên
- Giúp trẻ hứng thú trong các hoạt động nghệ thuật, phát triển một số năng khiếu như: đàn, hát, múa, vẽ…
- Phát triển năng lực phán đoán và đánh giá thẩm mỹ.
- Từ những tác phẩm nghệ thuật, bé sẽ được làm quen với thế giới .
5. Phát triển tình cảm và các kỹ năng xã hội cho trẻ
Lĩnh vực này giúp cho trẻ có nhận thức về bản thân cũng như bạn bè, người thân và các mối quan hệ trong xã hội.
- Trẻ có những cảm xúc của riêng mình với thế giới xung quanh: yêu, ghét, giận hờn…
- Rèn cho trẻ cách thể hiện cảm xúc và cách kiềm chế cảm xúc của mình trong từng hoàn cảnh.
- Giúp trẻ thiết lập mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và những người xung quanh.
- Giúp trẻ cảm nhận được tầm quan trọng của việc hòa hợp với mọi người và có những hành vi đúng đắn, phù hợp với chuẩn mực của xã hội
- Trẻ biết thể hiện sự tôn trọng với người lớn
Với các lĩnh vực phát triển của trẻ mầm non trên đây, các con sẽ được rèn luyện, phát triển một cách toàn diện về mọi mặt. Trẻ em như tờ giấy trắng, chúng ta vẽ gì thì sẽ hiện lên cái đó. Vì thế hãy dành cho con trẻ những điều tốt đẹp nhất.
DSDkids – Đơn vị sản xuất đồ nội thất trẻ em, đồng hành cùng các bậc cha mẹ trong quá trình nuôi dạy con trẻ với các sản phẩm giáo dục con trẻ vừa kích thích sự tò mò và phát triển của trẻ, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối cho các bé.
Để được tư vấn về sản phẩm, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi.
———————————————
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline HN: 096 124 9008
Hotline HCM: 096 124 9698
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1