Cách dạy con nghe lời là việc nên làm từ sớm. Bố mẹ ngày xưa thường hay dạy con nghe lời bằng cách la mắng. Thậm chí còn dùng roi đánh đòn khi con ngang bướng, không nghe lời. Tuy nhiên cách này không chỉ không hiệu quả mà còn khiến con lỳ hơn và có khi sẽ bị ám ảnh tâm lý. Vậy dạy con nghe lời như thế nào mới hiệu quả, bố mẹ hãy cùng Nội thất trẻ em DSDKids tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Kiên nhẫn lắng nghe suy nghĩ của con và không tranh luận
DSDkids hiểu khi con bướng bỉnh và không chịu nghe lời, bố mẹ không nên la mắng hay tranh luận với bé. Điều này không có hiệu quả tốt mà còn khiến bé lỳ hơn và tình hình sẽ trở nên tồi tệ. Khi này bố mẹ cần nhẹ nhàng lắng nghe và nói chuyện cẩn thận với con giúp con ngoan ngoãn hơn.
Trong quá trình trò chuyện cùng con, bố mẹ hãy cố gắng kiên trì tìm ra cách dạy con khi không nghe lời. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân làm cho bé không vui và xoa dịu nó. Đây là cách dạy con không đòn roi hiệu quả mà bố mẹ có thể áp dụng khi dạy con.
Học cách thấu hiểu
Để áp dụng đúng cách dạy con nghe lời thì bố mẹ phải biết học cách thấu hiểu con nhỏ. Bố mẹ phải hiểu rằng khi trẻ nhỏ nóng giận thì sẽ không chịu lắng nghe. Thay vì bố mẹ giảng giải và tranh luận lúc này thì hãy lắng nghe những lời con nói. Đưa con đến một nơi yên tĩnh, có thể giúp trẻ nhỏ bình tĩnh. Khi con bình tĩnh bố mẹ mới có thể gần gũi, hòa giải và tìm hiểu lý do con không nghe lời và giúp con hiểu vấn đề.
Cách dạy con nghe lời khi đưa ra những quy tắc
Ngoài việc thấu hiểu con nhỏ, bố mẹ cũng nên đặt ra những quy tắc trong gia đình. Khi này bố mẹ nên rõ ràng và giải thích con con hiểu để thực hiện và tránh vi phạm. Với những quy tắc đã đặt ra cũng là cách dạy con nghe lời hơn cho bậc phụ huynh. Bố mẹ có thể dán bản quy tắc ở những vị trí dễ nhìn thấy như: bàn học của bé, trong phòng của con,… Điều này giúp con có thể dễ dàng đọc được hằng ngày.
Thực hiện những điều đã nói
Để con có thể ngoan ngoãn nghe lời hơn thì bố mẹ phải làm những điều mình nói. Ví dụ như phải phạt con khi cảnh cáo nhưng con vẫn phạm lỗi. Hoặc khi bố mẹ hứa việc gì đó thì phải chắc chắn thực hiện được. Điều này có thể giúp xây dựng lòng tin ở trẻ nhỏ và cũng là cách dạy con biết nghe lời cha mẹ hơn.
Cách xử trí khi con phạm lỗi
Bố mẹ nên có những hình phạt khi bé mắc lỗi và có những giải pháp khắc phục cho con. Mỗi khi con mắc sai lầm, bố mẹ cũng nên suy nghĩ trước về hành động của mình và không nên bồng bột. Việc này có thể giúp cha mẹ kiềm chế được cảm xúc và giúp con thoải mái hơn.
Khi tìm ra được những phương án giải quyết, bố mẹ phải chú ý đến lời nói và hành động của mình. Phải giải thích nhẹ nhàng cho con biết về việc mình vừa phạm lỗi. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng trong cách dạy con khi không nghe lời mà bố mẹ không nên xem nhẹ.
Tránh nói những lời tiêu cực
Trẻ nhỏ là những chiếc gương phản chiếu và sẽ học theo những thói quen của người lớn. Vì vậy, cách dạy con nghe lời hiệu quả là bố mẹ hãy dùng từ mang ý nghĩa tích cực với con. Không nên hành động và nói những lời tiêu cực trước mặt con. Điều này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến tính cách của con sau này.
Động viên và khen ngợi con khi cần thiết
Cách đối xử và thái độ của bố mẹ cũng là nguyên nhân dẫn đến trẻ có nghe lời hay không. Để thay đổi được sự bướng bỉnh của con bố mẹ cần động viên và khen lợi bé nhiều hơn. Đối với những việc tốt dù là nhỏ nhặt nhưng con đã làm được bố mẹ nên có những phần thường và lời khen dành cho con. Không nên chỉ chú ý vào những lỗi sai của con mà hãy khuyến khích con sửa sai. Việc này sẽ giúp bé cảm nhận được sự yêu thương và có động lực làm việc tốt hơn.
Đây cũng là cách dạy con nghe lời hiệu quả mà đơn giản nhất. Bên cạnh đó. khi có những phần thưởng sẽ giúp con tự tin và hào hứng hơn. Bố mẹ có thể mua những món đồ chơi làm phần thưởng cho con nhỏ. Đồng thời những món đồ này còn giúp con phát triển toàn diện h
Kết nối với con mỗi ngày
Kết nối với con mỗi ngày là việc cần thiết nhất trong cách dạy con nghe lời mà bố mẹ không nên bỏ qua. Bố mẹ có thể kết nối bằng cách nói chuyện, tâm sự, lắng nghe những chia sẻ của con. Điều này có thể gắn kết tình cảm gia đình và tạo sự tin tưởng với nhau. Ngoài ra, việc nói chuyện và tâm sự với nhau hằng ngày giúp bé dễ nghe lời bố mẹ hơn.
Trở thành tấm gương để con noi theo
Khi đặt ra quy tắc, bố mẹ cũng nên thực hiện cùng con. Bảng quy tắc này nên được áp dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình. Bố mẹ phải trở thành hình mẫu cho con noi theo. Bố mẹ tuân theo quy tắc tốt, con cũng sẽ từ đó học hỏi theo và tránh vi phạm.
Nếu bố mẹ thường xuyên mắc lỗi và có những hành động xấu, bé cũng sẽ học theo. Chắc chắn bé sẽ không chịu nghe lời và học những thói xấu của bố mẹ. Ngoài ra bố mẹ không nên xung đột và cãi vã trước mặt con.
Thể hiện tình yêu thương với con
Cách dạy con biết nghe lời cha mẹ đơn giản nhất là tạo sự kết nối giữa bố mẹ và con cái. Nhiều gia đình, bố mẹ quá bận rộn mà không quan tâm con nhỏ và quên thể hiện tình yêu thương. Việc cho con cảm nhận được tình yêu gia đình, cho thấy được vai trò quan trọng của con sẽ giúp thay đổi cách cơ sử của bé. Vì vậy, bố mẹ cần dành nhiều thời gian cho con hơn. Nên thể hiện tình yêu thương với con nhiều hơn.
Chia sẻ về những thay đổi quy định trong nhà
Với mỗi giai đoạn khác nhau trẻ nhỏ sẽ cần các quy tắc khác cho phù hợp với độ tuổi. Mỗi khi trẻ lớn dần, các nguyên tắc cũ nên được thay đổi cho hợp ly. Bố mẹ có thể thay đổi quy tắc nhưng phải thống nhất, chia sẻ và giải thích cho con.
Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của con
Việc bố mẹ cho con thói quen muốn gì được đó sẽ khiến con trở nên khó bảo và không nghe lời. Khi bố mẹ không đáp ứng yêu cầu, trẻ nhỏ sẽ cảm thấy tức giận thậm chí là ăn vạ. Chính vì vậy, một trong những cách dạy con nghe lời là bố mẹ nên phớt lờ những đòi hỏi không đáng của con. Điều này giúp bé hiểu được không phải muốn gì đều sẽ được đáp ứng.
Đừng cố bắt ép trẻ làm điều mà chúng không thích
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có một sở thích riêng của mình. Bố mẹ không nên áp đặt suy nghĩ của mình, éo bé làm những điều bé không thích. Điều này khiến con trở nên khó chịu không nghe lời và có xu hướng nổi loạn.
Không bao bọc trẻ quá mức
Dù con có đang trong độ tuổi nào, bố mẹ cũng nên dạy con cách tự lập từ những việc nhỏ nhất. Bố mẹ có thể dạy con cách tự mặc quần áo, tự ăn,…. Dần sẽ tạo cho con thói quen tư lập đến khi lớn lên. Đồng thời giúp con có tự tin vượt qua mọi khó khăn, thử thách mà không cần đến bố mẹ.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1