STEAM đang là một trong những phương pháp giáo dục được áp dụng phổ biến tại các trường mầm non. Vậy STEAM là gì và lợi ích của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non như thế nào? Hãy cùng DSDKids tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Giới thiệu về phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
STEAM là gì?
Phương pháp giáo dục STEAM là cụm từ viết tắt của Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Arts (Nghệ thuật) và Mathematics (Toán học).
Phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non là phương pháp giáo dục dạy học tích hợp, giữa các môn học truyền thống như khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học và nghệ thuật.
Thông qua những bài học trẻ được phát triển các kỹ năng tư duy, lập luận, logic và biết cách ứng dụng các bài học vào trong thực tế.
Khác hẳn so với phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên là người truyền tải và học sinh tiếp thu một cách thụ động.
Ý nghĩa của phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Vừa rồi, Nội thất trẻ em DSDKids đã định nghĩa STEAM là gì? Vậy phương pháp này có ý nghĩa thế nào trong giáo dục mầm non, hãy cùng theo dõi phần tiếp theo.
Đối với nhiều trường mầm non, đây có lẽ là một phương pháp giáo dục còn mới, nhưng thực tế STEAM đem lại rất nhiều ý nghĩa trong giáo dục mầm non.
Khuyến khích tư duy sáng tạo: STEAM khuyến khích sự sáng tạo của trẻ qua việc tham gia thực hành, thí nghiệm và chế tạo mô hình trên những bộ bàn học cho bé. Trong quá trình tham gia, trẻ sẽ được gợi mở, khuyến khích đặt câu hỏi, tìm hiểu và tự tìm ra giải pháp cho các vấn đề.
- Phát triển kỹ năng quan sát và khám phá: Qua các hoạt động khoa học và kỹ thuật, trẻ được hướng dẫn quan sát và khám phá tự nhiên xung quanh mình. Điều này giúp trẻ hiểu về thế giới quan và tiếp thu được nhiều kiến thức từ thực tế.
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp: Phương pháp STEAM thúc đẩy hoạt động nhóm và tương tác xã hội. Trẻ được học cách làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng và đưa ra những giải pháp, qua đó giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp.
- Kỹ năng toán học và logic: Giáo dục STEAM tích hợp toán học và tư duy logic qua các hoạt động. Trong quá trình thực hiện, trẻ được khuyến khích sử dụng toán học và logic để giải quyết vấn đề và tạo ra những giải pháp đơn giản.
- Sáng tạo trong nghệ thuật: STEAM là sự kết hợp khéo léo giữa nghệ thuật và các môn học tự nhiên như khoa học, kỹ thuật, toán học. Dựa vào đó trẻ sẽ được phát triển tư duy sáng tạo tự do trong các môn nghệ thuật, kích thích thị giác và các giác quan cảm nhận nghệ thuật.
Cách thực hiện phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non
Để giúp thầy cô áp dụng phương pháp STEAM hiệu quả trong giảng day, DSDKids tổng hợp 6 bước thiết kế nội dung buổi học hiệu quả và tạo sự hứng thú cho học sinh.
Bước 1: Xây dựng mục tiêu
Giáo viên hãy lựa chọn chủ đề phù hợp với từng nhóm tuổi học sinh và chuẩn bị những câu hỏi liên quan đến chủ đề học, để học sinh đưa ra những câu trả lời hoặc phương pháp giải quyết những vấn đề đưa ra.
Việc xây dựng mục tiêu cho buổi học rất quan trọng, vì vậy thầy cô hãy tìm hiểu thật kĩ để đưa ra những mục tiêu phù hợp với trẻ mầm non.
Bước 2: Chi tiết
Trong quá trình đi vào giảng dạy chi tiết, giáo viên cần quan sát và khai thác những kỹ năng từ học sinh, giúp học sinh phát huy tối đa những khả năng vốn có.
Hãy đưa ra những câu hỏi cho những vấn đề trong bài học, từ đó trẻ sẽ tư duy để tiếp thu thông tin và giải đáp các câu hỏi.
Từng bước giúp trẻ rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống một cách logic và hiệu quả.
Bước 3: Khám phá
Để kích thích khả năng tư duy khám phá của trẻ, giáo viên cần chủ động trong việc tìm kiếm thông tin, để có thể dẫn dắt và định hướng cho trẻ.
Trong bước này, học sinh sẽ tìm kiếm và phân tích những thông tin để giải quyết vấn đề được đưa ra. Ở vai trò người hướng dẫn, giáo viên cần tận dụng giai đoạn này để quan sát và bổ sung những kỹ năng còn thiếu ở trẻ và hướng dẫn trẻ phát triển những kỹ năng còn thiếu.
Bước 4: Áp dụng
Sau khi trẻ đã đào sâu nghiên cứu vấn đề bằng việc đặt câu hỏi và tư duy suy luận và đưa ra những phương án giải quyết vấn đề, học sinh sẽ được thử nghiệm áp dụng những phương án do mình đưa ra.
Bước này trẻ sẽ được rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và kỹ năng ôn tập,áp dụng những kiến thức đã học để đưa vào thực tế.
Bước 5: Trình bày
Sau khi thực hiện thử nghiệp, học sinh sẽ được trình bày ý tưởng của mình trước thầy cô và các bạn. Bước này sẽ giúp trẻ rèn luyện sự tự tin và khả năng phản biện bảo vệ quan điểm cá nhân.
Đồng thời khi thầy cô và người hướng dẫn đưa ra những nhận xét, đánh giá trẻ được rèn luyện kỹ năng lắng nghe và tiếp thu những ý kiến để hoàn thiện tốt hơn.
Bước 6: Liên kết
Ở bước cuối cùng, học sinh sẽ được hướng dẫn liên kết và nhìn lại toàn bộ quá trình của buổi học.
Trẻ sẽ tự rút ra những bài học, những thông tin kiến thức tiếp thu được trong buổi học và tự đánh giá các kỹ năng mình đã và chưa đạt được. Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện tốt hơn các kỹ năng còn thiếu sót qua những buổi học tiếp theo.
Hy vọng qua bài viết về phương pháp STEAM trong giáo dục mầm non, DSDkids đã giúp thầy cô có thêm những thông tin hữu ích để áp dụng vào giảng dạy hiệu quả.
Xem thêm: Phương Pháp STEAM Trong Giáo Dục Mầm Non: Tạo Đà Cho Sự Nghiệp Khoa Học Công Nghệ
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai