Hiện nay tình trạng các bé từ 15 tháng tuổi bị biếng ăn xảy ra rất thường xuyên đối với những gia đình đang có con nhỏ. Việc bé bị biếng ăn sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy: suy dinh dưỡng, chậm phát triển, thấp còi,… Để có thể ngăn ngừa tình trạng này đòi hỏi ba mẹ phải có thực đơn cho bé ăn uống phong phú, phù hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích để giúp bố mẹ có thêm hiểu biết về vấn đề này!
Vì sao bé 15 tháng biếng ăn
DSDkids đã tìm hiểu về việc trẻ 15 tháng tuổi không chịu ăn là tình trạng thường xuyên gặp đối với bố mẹ. Khi lượng thức ăn nạp vào cơ thể của bé không đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển sẽ dẫn đến việc trẻ nhỏ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng. Bố mẹ cần phải biết được bé đang gặp vấn đề gì dẫn đến việc bị biếng ăn mới có thể giải quyết và khắc phục được tình trạng này. Chúng tôi đã liệt kê ra một số nguyên nhân thường gặp khiến trẻ 15 tháng lười ăn.
Trẻ không tập trung khi ăn
Với bé 15 tháng tuổi, đây là độ tuổi đang trong giai đoạn phát triển nên sẽ có nhiều thứ khiến bé bị hấp dẫn hơn chuyện “ăn uống”. Những gia đình thường xuyên cho bé xem tivi, nghịch điện thoại trong lúc ăn hay chơi đồ chơi gì đó để dụ bé ăn. Nếu điều này được kéo dài dần sẽ tạo ra thói quen xấu khiến bé lười ăn, không tập trung khi ăn.
Bé 15 tháng biếng ăn do tâm lý
Tâm lý chung của bố mẹ khi thấy các bé 15 tháng tuổi không chịu ăn sẽ có khuynh hướng ép ăn, la mắng, dọa nạt,… Những hành động này không chỉ không giúp ích cho việc ăn uống của bé mà còn có thể làm bé sợ hãi, ám ảnh với việc ăn điều này khiến cho tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng hơn. Bố mẹ nên học cách dạy con thông minh và cách nói chuyện với con như thế nào để tránh gây tổn thương cho bé.
Tham khảo: Top 13+ Cách Dạy Con Thông Minh
Trẻ 15 tháng không được ăn đúng bữa
Bậc phụ huynh thường bận rộn với công việc của mình mà không cho con ăn đúng giờ giấc và không lên lịch trình ăn dặm cho bé. Dẫn đến tình trạng vô tình cho con ăn ăn khi bé vẫn còn đang no sẽ khiến cho bé không thể nào ăn thêm được và dẫn đến mất hứng thú khi ăn. Vì vậy để bé 15 tháng biếng ăn không bị lười ăn thì bố mẹ phải phân chia các bữa ăn cho hợp lý.
Do có vấn đề về sức khỏe
Bé 15 tháng tuổi thường sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe, vì đây là giai đoạn bé hoàn thiện và phát triển những bộ phận trong cơ thể. Có thể những vấn đề mà bé đang gặp phải là do mọc răng, rối loạn tiêu hóa, viêm nhiễm,…
Do thói quen xấu của trẻ
Trẻ nhỏ lười ăn một phần là do bé chỉ thích ăn những thức ăn dễ nuốt mà không cần mất công để nhai, bé sẽ từ chối những loại thức ăn như: rau, củ, quả, cá,.. Những thói quen xấu này thường do cha mẹ để bé ngậm thức ăn quá lâu. ăn với bữa ăn quá dài hoặc tạo cho con thói quen ăn nhiều thức ăn dạng lỏng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thói quen ăn uống của bé, khiến bé lười ăn.
Dấu hiệu trẻ 15 tháng biếng ăn
Nội thất trẻ em DSDkids đã liệt kê ra một số biểu hiện dễ dàng nhận thấy ở trẻ nhỏ khi bị biếng ăn:
- Trẻ nhỏ thường xuyên ngậm thức ăn lâu trong miệng.
- Bé không thích việc ăn uống.
- Trẻ thường không có biểu hiện đói, không đòi ăn và thậm chí còn tìm cách tránh né bữa ăn.
- Bé dễ bị phân tâm, xao nhãng trong giờ ăn.
- Trẻ chỉ ăn những gì mình thích, thường bỏ giở bữa ăn và chỉ muốn trèo ra khỏi ghế ăn.
- Bé bị sụt cân hoặc không tăng cân theo đúng tốc độ bình thường.
Bé 15 tháng biếng ăn phải làm sao
Bố mẹ khi thấy bé 15 tháng tuổi biếng ăn thì không nên hoang mang, bắt ép hay dọa nạt để trẻ phải ăn. Dưới đây là một số giải pháp bố mẹ có thể tham khảo để giảm tình trạng bị biếng ăn ở bé:
Cho ăn khi trẻ thực sự cảm thấy đói
Nên tập cho bé thói quen ăn theo nhu cầu của mình, không nên bắt ép ăn khi bé chưa thực sự cảm thấy đói. Hãy để cho bé cảm nhận được cơn đói, cơn thèm ăn sẽ giúp con em mình ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Nên khuyến khích các bé tham gia các hoạt động vui chơi, chạy nhảy, leo trèo,.. nhiều hơn để tiêu hao năng lượng, giúp trẻ nhanh đói và kích thích cảm giác thèm ăn.
Chia nhỏ khẩu phần ăn
Khi bé 15 tháng biếng ăn, bố mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong một bữa sẽ gây ra cảm giác ngán ăn, lười ăn. Hãy phân chia khẩu phần ăn và lên thực đơn cho bé 15 tháng một cách hợp lý và giảm số lượng bữa ăn trong ngày cho bé, điều này giúp bé còn cảm thấy áp lực đối với việc ăn uống. Sau khi bé có chuyển biến tích cực, hãy tăng khẩu phần ăn và bữa ăn lên từ từ cho bé kịp thích nghi.
Thực đơn cho bé 15 tháng nên có đa dạng khẩu phần và thường xuyên thay đổi
Khi cho bé ăn mãi một món có thể sẽ làm bé cảm thấy bữa ăn rất vô vị, nhàm chán và lười ăn, không muốn ăn. Trẻ em luôn thích những điều mới lạ cùng với việc thay đổi thực đơn thường xuyên sẽ kích thích sự tò mò, ham muốn khám phá của con. Bố mẹ cần thay đổi thực đơn theo từng ngày, từng tuần, từng tháng và hãy sưu tầm thêm nhiều thực đơn cho bé 15 tháng để cung cấp cho bé một bữa ăn “chất lượng”, vừa hấp dẫn mà còn đáp ứng được đầy đủ chất dinh dưỡng.
Trang trí món ăn trong thực đơn cho bé một cách bắt mắt, nhiều màu sắc
Với trẻ 15 tháng biếng ăn hình thức bên ngoài sẽ là yếu tố quan trọng nhằm kích thích khả năng thèm ăn của bé. Bố mẹ có thể lựa chọn các thực phẩm có màu sắc bắt mắt như: cà rốt, ớt chuông,… hoặc sử dụng bộ chén dĩa đẹp mắt để gây ra sự tò mò ở bé, giữ chân bé lâu hơn trên bàn ăn. Hãy tập thói quen trang trí món ăn thành những hình thù ngộ nghĩnh, nhí nhảnh để bé có cảm giác vui vẻ và hứng thú trong việc ăn uống nhé!
Không cho bé ăn vặt trước bữa cơm
Trẻ nhỏ thường bị hấp dẫn hơn bởi những món ăn vặt nhiều màu sắc, chứa nhiều gia vị. Nếu các bé ăn vặt quá nhiều ngay trước bữa ăn sẽ khiến bé không còn cảm thấy đói khi đến bữa chính, việc này dẫn đến bé lười ăn, biếng ăn. Chính vì vậy, bố mẹ không nên cho bé ăn vặt quá nhiều trước bữa ăn chính, nếu muốn chỉ nên cho bé ăn sau bữa chính.
Gợi ý 13 món trong thực đơn cho bé 15 tháng tuổi biếng ăn
1. Súp nui với tôm, thịt bằm và rau củ
Nguyên liệu chuẩn bị: Tôm, nui, cà rốt, cà chua, hành tây trắng.
Cách làm:
- Đem 1 muỗng nui đi luộc cho mềm.
- Tôm đem đi sơ chế, bóc vỏ, bỏ đầu, đuôi và chỉ đen, sau đó cắt hạt lựu hoặc chẻ đôi.
- Rau củ đem đi rửa sạch và cắt hạt lựu.
- Xào chính các nguyên liệu rau và tôm, sau đó đổ vào nồi khoảng 500ml nước.
- Chờ nước sôi rồi cho nui vào và nước sôi thêm 1 lần nữa sẽ nêm nếm cho hợp khẩu vị với bé.
2. Súp bí đỏ nướng
Nguyên liệu chuẩn bị: Bí đỏ, dầu oliu, sữa bò tươi.
Cách làm:
- Làm nóng lò nướng đến 200 độ C.
- Lót một tấm giấy bạc trên chảo nướng.
- Trộn dầu oliu với bí đỏ và cho vào chảo nướng trong 20 phút.
- Lấy bí ra và xay nhuyễn hơn.
- Sau đó thêm một chút sữa và trộn đều.
3. Cháo yến mạch
Nguyên liệu chuẩn bị: Yến mạch, sữa tươi, cà rốt, rau mùi, gừng.
Cách làm:
- Dùng nửa củ cà rốt, rửa sạch gọt vỏ sau đó băm nhỏ.
- Gừng tươi đem đi băm nhuyễn.
- Đun một lượng nước sôi vừa phải, sau đó cho yến mạch và sữa vào để nấu chín.
- Bỏ cà rốt, dầu ăn, gừng vào đun thêm vài phút.
- Sau cùng là thêm lá rau mùi và một chút muối.
4. Cơm cá nục trộn mè
Nguyên liệu chuẩn bị: Thịt nạc cá nục, cải xanh, cà rốt, cơm, mè trắng.
Cách làm:
- Đem cá nục hấp chính, sau đó cắt hoặc xé thành nhiều miếng nhỏ.
- Đem luộc cải xanh và cà rốt cho mềm rồi cắt thành miếng nhỏ vừa ăn.
- Sau đó trộn cơm cho bé ăn cùng với cá, rau củ băm nhỏ và mè.
5. Cơm chiên tôm
Nguyên liệu chuẩn bị: Cơm, tôm, hành tây, cà rốt, ớt xanh.
Cách làm:
- Tôm đem đi sơ chế, bóc vỏ, lấy đường chỉ lưng và rửa sạch. Sau đó băm nhỏ tôm.
- Ớt xanh, cà rốt, hành tây đem đi rửa sạch và băm nhỏ.
- Xào các loại rau củ và tôm cùng với 1 xíu dầu oliu.
- Nấu đến khi các nguyên liệu chín mềm sau đó cho cơm vào.
- Đảo đến khi săn lại và nêm nếm cho phù hợp với bé.
6. Cơm thịt bò
Nguyên liệu chuẩn bị: Cơm, thịt bò, cà tím, nước súp.
Cách làm:
- Thịt bò băm thành miếng nhỏ.
- Cà tím gọt vỏ và cắt nhỏ.
- Luộc cà tím đến khi chín mềm sau đó cho thịt bò vào và nấu nhanh, nhắc xuống đổ vào rổ để ráo nước.
- Cho nước súp và cơm vào nấu. Sau khi cơm mềm cho thịt bò và cà tím vào nấu 1-2 phút và nêm gia vị hợp với khẩu vị của bé.
7. Cơm gà nấu sữa
Nguyên liệu: Thịt gà, cơm, khoai tây, cà rốt, sữa tươi và bột năng.
Cách làm:
- Gà rửa sạch đem đi băm nhỏ.
- Khoai tây, cà rốt đem đi luộc chín và băm nhỏ.
- Để lại 50ml nước luộc rau. Thêm sữa tươi và đun bằng lửa nhỏ.
- Thêm chút bột sắn dây và sữa tươi vào. Nêm nếm vừa phải sau đó lấy ra ăn với cơm.
8. Khoai tây bọc thịt viên
Nguyên liệu chuẩn bị: Trứng, thịt băm, hành tây, khoai tây, bột chiên xù.
Cách làm:
- Bọc khoai tây lại bằng màng bọc thực phẩm và quay trong lò vi sóng trong 2 phút. Đảo lại và nấu thêm 1 phút. Gọt vỏ và nghiền khi còn nóng.
- Chiên thịt bằm chung với hành tây.
- Trộn đều khoai tây nghiền và thịt sau đó vo tròn thành từng viên, nhúng qua trứng sau đó lăn qua bột chiên xù rồi chiên trong dầu nóng cho đến khi chín vàng.
9. Bắp cải cuộn thịt bò
Nghiên liệu chuẩn bị: Thịt bò xay, lá bắp cải, hành tây và bột năng.
Cách làm:
- Bắp cải rửa sạch và lấy lá đem đi hấp chín.
- Thịt bò xào với hành tây.
- Dùng lá bắp cải cuộn nhân là thịt bò vừa xào thành các thanh dài và ghim bằng tăm tre.
- Đổ nước dùng vào chảo, cho các cuộn thịt bò vào và rim ở lửa nhỏ cho tới khi nước rút lại một nửa. Sau đó lấy ra và cắt nhỏ cho bé ăn.
10. Gà xào bí đỏ
Nguyên liệu chuẩn bị: Ức gà, bí đỏ, xì dầu, bột năng.
Cách làm:
- Bí đỏ đem đi hấp chín, cắt thành miếng nhỏ.
- Ức gà đem đi băm nhỏ, sau đó đi rim với hỗn hợp nước dùng và xì dầu ở lửa nhỏ cho chín mềm.
- Cho bí đỏ vào cùng và cuối cùng cho chút bột năng vào nấu cho sánh lại.
11. Cơm cá hồi hai tầng
Nguyên liệu chuẩn bị: Cơm, nạc cá hồi, bông cải xanh, nước tương.
Cách làm:
- Cá và bông cải đem đi luộc mềm và cắt nhỏ.
- Bông cải nêm thêm ít nước tương.
- Cho cơm thành 2 phần, 1 trộn với cá, 1 trộn với bông cải.
- Nén cơm bằng khuôn tròn, lấy từ từ ra và xếp chồng lên đĩa.
12. Cơm gà và trứng
Nguyên liệu chuẩn bị: Nạc gà bằm, trứng, bắp cải xanh, nước súp, nước tương và cơm.
Cách làm:
- Cắt bắp cải nhỏ, nấu mềm với nước súp và nêm đường với nước tương.
- Cho thịt gà băm vào, gà đổi màu cho trứng vào và đánh tan.
- Trứng vừa đặc lại, tắt lửa và nấu thêm 1-2 phút.
13. Cơm chiên gan gà
Nguyên liệu chuẩn bị: Gan gà, cà rốt, hành tây trắng, đậu hà lan, dầu oliu, nước tương.
Cách làm:
- Gan gà rửa sạch và đem đi ngâm trong sữa tươi 10 phút, sau đó rửa lại và cắt nhỏ.
- Xào hành, cà rốt với ít dầu oliu sau đó thêm gan gà vào.
- Gan gà đổi màu cho thêm nước và nấu mềm.
- Khi rau củ đã mềm và nước cạn thì cho cơm vào xào đều, cho đậu vào và nêm ít nước tương.
Lưu ý khi cho trẻ 15 tháng tuổi ăn dặm
Về số bữa ăn trong ngày
Bố mẹ nên cho bé ăn 5 – 6 bữa mỗi ngày (3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ), đồng thời duy trì cho bé bú sữa mẹ. Đối với bữa chính trong thực đơn cho bé 15 tháng tuổi cần được đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu như: protein, kẽm, sắt,… Trong bữa phụ nên cho các bé ăn nhiều rau, trái cây,…
DSDKids sẽ đưa ra gợi ý thời gian biểu mà bố mẹ có thể tham khảo
- Bữa sáng chính: 8 giờ sáng.
- Bữa phụ gần trưa: 10 – 11 giờ sáng.
- Bữa trưa chính: 13 giờ chiều.
- Bữa phụ gần tối: 15 – 16 giờ chiều.
- Bữa tối chính: 18 giờ tối.
- Bữa phụ khuya: 21 giờ tối.
Nhu cầu năng lượng hàng ngày của trẻ 15 tháng tuổi
Đối với các bé 15 tháng tuổi, là lứa tuổi ở giai đoạn phát triển nhanh cả về thể chất và trí não, chính vì vậy mỗi bữa ăn của bé cần bổ sung được đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng. Nhưng nguyên tắc chính vẫn là đảm bảo đầy đủ các chất như: tinh bột, protein, vitamin, chất béo và khoáng chất.
DSDKids đã tìm hiểu thực đơn cho bé 15 tháng trong một ngày cần có những lượng thực phẩm như sau:
- Sữa: 600ml (sữa mẹ/ sữa công thức/ sữa bò,…).
- Dầu (mỡ): 15-20g (4 – 6 thìa cà phê loại 5 ml).
- Rau xanh: 50 – 80g.
- Quả chín: 60 – 100g.
- Gạo (nấu cháo): 75 – 90g.
- Thịt (hoặc cá, tôm, trứng,…): 75-90g.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
- Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1