Phương Pháp Trực Quan Trọng Dạy Học Mầm Non Giúp Bé Cải Thiện Khả Năng Tiếp Thu

Phương pháp giáo dục trực quan mang đến sự thích thú ở trẻ, giúp trẻ tập trung và tiếp thu tốt hơn. Giáo dục trực quan là phương pháp không thể thiếu trong các nội dung giáo dục ở các trường mầm non. Hãy cùng nhau tìm hiểu về phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hiểu về phương pháp trực quan trong dạy học

Trực quan là gì? Theo Nội thất trẻ em DSDKids tìm hiểu, trực quan là một phương pháp trong giáo dục, sử dụng những phương tiện trực quan để giáo dục. Bao gồm: tranh ảnh, mô hình, video, hiện vật, các trải nghiệm, thí nghiệm,… Phương pháp giáo dục trực quan được sử dụng rộng rãi ở các lĩnh vực khác, trong chỉ trong giáo dục mầm non. Nhìn chung, phương pháp này mang nhiều lợi ích trong việc thúc đẩy sự thích thú, dễ truyền đạt và kích thích trí nhớ của người học.

Thế nào là phương pháp trực quan trong dạy học mầm non?

Phương pháp trực quan là phương pháp giáo dục sử dụng những phương tiện dạy học trực quan, phương tiện kỹ thuật dạy học trước, trong và sau khi sử dụng các tài liệu mới hoặc khi ôn tập, củng cố hay hệ thống hóa, kiểm tra kỹ xảo, kỹ năng. Phương pháp này giúp trình bày những ý tưởng, bài học khó diễn đạt qua ngôn ngữ. Phương pháp này cũng được kết hợp với phương pháp giáo dục cho trẻ đặc biệt, trẻ có rào cản ngôn ngữ như tự kỷ, chậm phát triển,…

Phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non
Các trẻ em đang vui chơi cùng nhau

Ưu và nhược điểm của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Để nhận xét đánh giá phương pháp trực quan hiệu quả. Điều quan trọng nhất là lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp. Để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất thì cần nắm vững được những ưu, nhược điểm của chúng. Vì vậy, hãy cùng nhau tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của phương pháp trực quan trong dạy học nhé.

Ưu điểm của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non
Các học sinh cùng cô giáo làm thí nghiệm

Giúp học sinh hiểu sâu các khái niệm:

Phương pháp trực quan tối ưu sự nhận thức và gọi tên sự vật. Thông qua việc quan sát trực tiếp hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Là phương tiện để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm rõ kiến thức hơn. Bên cạnh đó, phương pháp trực quan trong dạy học giúp trẻ nhận biết mọi vật xung quanh một cách dễ dàng và kích thích sự phát triển não bộ ở trẻ.

Giúp trẻ ghi nhớ kiến thức: 

Quan sát đồ dùng trực quan giúp trẻ phát huy tối đa trí nhớ ở trẻ. Học sinh sẽ nhớ lâu hơn các chi tiết về bài học. Vì đồ dùng trực quan có thể biểu hiện rõ ràng từng chi tiết như hình ảnh, âm thanh, chuyển động. Phương pháp quan sát trong dạy học kích thích trí tưởng tượng, tác động đến phần kí ức của trẻ. Giúp trẻ ghi nhớ bài học một cách toàn diện.

Giúp trẻ áp dụng linh hoạt vào thực tế:

Cùng với lợi ích trẻ sẽ ghi nhớ lâu bài học, trẻ cũng sẽ dễ dàng áp dụng vào thực tế. Vì vậy, ngoài việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành các khái niệm, phương pháp trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Hơn nữa, một số bài học khó thể hiện bằng ngôn ngữ cũng cần áp dụng phương pháp trực quan. Điều này giúp trẻ dễ dàng tiếp nhận sự truyền đạt từ cô giáo và dễ dàng vận dụng trong khi thực hành.

Nhược điểm của phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp giáo dục trực quan cũng có những nhược điểm. Chúng vẫn luôn tồn tại trong quá trình giáo dục trẻ. 

Gây mất tập trung:

Trẻ có thể xao nhãng bởi quá nhiều đồ vật trực quan thú vị. Nếu không khéo léo bố trí bài học một cách logic, trẻ sẽ bị mất tập trung bởi nhiều hình ảnh thú vị khác mà bỏ quên bài học. Cho nên, giáo viên cần bố trí nội dung bài giảng một cách hợp lí. Đồng thời, sử dụng hình ảnh đơn giản, nhấn mạnh vào đề tài cần giảng dạy, tránh lan man.

Bản quyền về hình ảnh:

Có một số cân nhắc về mặt đạo đức liên quan đến các phương pháp trực quan. Bao gồm việc đồng ý, cấp quyền sở hữu cho những hình ảnh sao chép. Giáo viên cần đảm bảo bản quyền, khi sử dụng hình ảnh, thông tin minh họa trên mạng internet. Thông tin đưa vào bài giảng cần được kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm nội dung an toàn, lành mạnh, phù hợp với độ tuổi người học.

Đầu tư nhiều thời gian:

Nhằm xây dựng nội dung giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Giáo viên cần mất rất nhiều thời gian để liệt kê lại những sở thích của các em học sinh. Sau đó, giáo viên phải lên chương trình, nội dung bài giảng thu hút các em học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên cần thời gian để lựa chọn những tài liệu minh họa thực sự phù hợp với giáo án.

Những bước để áp dụng phương pháp dạy học trực quan cho trẻ mầm non

Phương pháp trực quan trong mầm non cần thực hiện theo các bước gồm:

  1. Trước tiên giáo viên cần nghiên cứu sở thích và khả năng tiếp nhập của học sinh. Để lựa chọn phương tiện tiếp cận phù hợp với chúng. Như: đồ chơi, thí nghiệm, hình ảnh, băng đĩa, video,…
  2. Tiếp theo, giáo viên chuẩn bị chủ đề của bài học và cần đảm bảo rằng các hình ảnh minh họa không được chứa nội dung phản cảm.
  3. Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng trực quan. Giáo viên treo tranh ảnh lên hoặc các thiết bị, vật dụng thí nghiệm. Đồng thời, chuẩn bị bài nói giúp định hướng quan sát cho học sinh.
  4. Tiếp đến giáo viên trình bày chi tiết các nội dung có trong hình ảnh, bản đồ,… Nếu là dụng cụ thí nghiệm, giáo viên sẽ thực hành thí nghiệm và trình chiếu lại bằng video để học sinh quan sát.
  5. Giáo viên dành một thời gian nhất định để học sinh quan sát. Sau đó gọi một vài học sinh phát biểu về nội dung trên tranh ảnh, video. Theo đó, hãy yêu cầu học sinh trình bày xem đã học được gì?
  6. Giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi để hỏi nhằm giúp các em vận dụng được những gì đã quan sát. Để trả lời từ đó có thể hiểu rõ bản chất của bài học.
    phương pháp trực quan trong giáo dục mầm non
    Các học sinh cùng cô giáo chơi lắp ráp

Lưu ý khi áp dụng phương pháp trực quan trong dạy học mầm non

Để có những bài học trực quan bổ ích, tạo hứng thú cho trẻ mầm non. Giáo viên cần đảm bảo những yêu cầu khi sử dụng phương pháp dạy học trực quan sau:

  • Trẻ em vẫn chưa thể xử lý não bộ một cách hoàn thiện. Vì thế bạn cần sắp xếp thứ tự bài giảng một cách đơn giản, dễ hiểu. Nhưng không kém phần thú vị và mang tính trực quan. 
  • Đầu tiên, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi hiếu động, luôn muốn tìm tòi, khám phá. Chính vì thế, giáo viên cần chú ý trình bày khoa học, chữ viết to, rõ ràng, nhằm thu hút sự chú ý của trẻ.
  • Bên cạnh đó, tài liệu minh họa, tranh ảnh phải có tính thẩm mỹ, màu sắc bắt mắt, càng ít chi tiết càng tốt. Tránh lạm dụng hình ảnh gây phản tác dụng khiến trẻ mất hứng thú học tập, thậm chí là sợ học.
  • Cuối cùng, giáo viên cũng cần chú ý sử dụng các đồ dùng trực quan an toàn với học sinh. Các giáo viên nên trao đổi với phụ huynh để họ cùng thực hiện, tăng hiệu quả trong việc giáo dục trẻ.

Hy vọng bài viết đã giúp giáo viên và phụ huynh hiểu rõ phương pháp trực quan là gì. Từ đó, giúp mọi người có nhiều thông tin bổ ích về phương pháp này. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khả năng, nhu cầu của trẻ, giáo viên nên cân nhắc lựa chọn phương pháp dạy phù hợp.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 096 156 9005

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *