Để bé biết lúc nào là thời gian ngủ, bạn nên tập cho bé những động tác chuẩn bị trước khi ngủ như: thay áo, thay tã, hay thoa dầu, …, để tạo cho bé có thói quen sau khi vệ sinh, hay massage, kể chuyện,… là sẽ đến giờ đi ngủ. Ngoài ra, với những mẹo dưới đây, DSDkids hi vọng có thể sẽ giúp bạn cho bé đi vào giấc ngủ sâu và ngon hơn.
>> Cũi khối nhà – cho con một khoảng trời riêng nho nhỏ, an toàn để sáng tạo
1. Đánh dấu giờ chuẩn bị đi ngủ vào buổi tối
Mặc dù bạn đã mệt mỏi nhưng hãy kiên nhẫn với con của mình. Vệ sinh cho trẻ, thay quần áo, thay tã (bỉm), lau mát mặt và cơ thể, hay thoa dầu, kết hợp massage nhẹ nhàng hoặc một vài động tác tập thể dục nhẹ nhàng, âu yếm trẻ, cho trẻ cảm nhận tình yêu thương, sự dịu dàng chăm sóc của cha mẹ. Đồng thời, các động tác đó kích thích các mạch máu và lỗ chân lông được thư giãn sẽ giúp cho trẻ có cảm giác dễ chịu, sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ ngon. Tiếng nhạc du dương, hay tiếng hát ru của bố mẹ hay câu chuyện cổ tích ngọt ngào cũng giúp em ngủ ngon và phát triển trí não, phát triển trí tưởng tượng.
2. Tập bé tự đi vào giấc ngủ
Một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon mà ít ai nghĩ tới, đó là cần cho trẻ đi vào giấc ngủ khi đang nằm trong nôi, cũi nan hoặc một góc riêng của bé chứ không phải ngủ ngay trong vòng tay mẹ. Lý do để bạn lưu ý điều này là: Đôi khi trẻ sẽ thức giấc trong đêm, và việc ngủ trên tay mẹ mà lại thức giấc ở chỗ khác có thể khiến bé hoang mang và bật khóc. Khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, bạn đặt trẻ vào nôi và bắt đầu dỗ con ngủ. Nếu bé đang còn bú dở dang, bạn nên kết hợp trò chuyện, hát… để giữ bé tỉnh ngủ. Đến khi bé hoàn thành cữ bú, bạn mới nên chuyển sang “công đoạn” dỗ ngủ.
3. Chọn cho bé một chỗ ngủ cố định
Bạn có thể cho bé ngủ trong nôi riêng hoặc ngủ chung giường với bố mẹ. Bạn cần đảm bảo rằng lúc dỗ bé ngủ đến khi bé thức dậy, bé nằm đúng ở một nơi, không di chuyển thay đổi chỗ ngủ. Điều đó, cho bé cảm giác an tâm về chỗ ngủ của mình, bé sẽ ngủ sâu hơn và ngon hơn. Tránh trường hợp, thay đổi chỗ ngủ lúc giữa đêm.
Một khi bạn đã dỗ bé ngủ chung, thì bạn phải để bé ngủ ở đó luôn. Nếu không, tần suất chỗ ngủ của bé bị thay đổi liên tục, bé sẽ cảm thấy bất an mỗi khi đi vào giấc ngủ. Tuy không được các chuyên gia khuyến khích cho việc bé ngủ chung giường với bố mẹ, nhưng đó vẫn là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và khá hiệu quả. Vì bé đã quá quen hơi ấm của mẹ, âm thanh của bố từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Nên ngủ chung với bố mẹ trong những ngày đầu, vẫn là cách tốt nhất giúp cho trẻ sơ sinh ngủ ngon.
4. Cho bé ngủ đủ vào ban ngày
Nhiều người tin rằng những trẻ càng ít ngủ ban ngày sẽ ngủ ngon hơn vào ban đêm. Thực ra, bạn cần đảm bảo cho con ngủ đủ giấc vào giữa buổi sáng và xế trưa (tránh ngủ lúc chiều muộn) để khoẻ khoắn chơi đùa, sau đó sẽ dễ ngủ hơn khi đêm xuống. Trẻ ít nghỉ ngơi vào ban ngày sẽ dễ dẫn đến tình trạng quá mệt mỏi, hay quấy khóc và khó ngủ về đêm. Giấc ngày ngủ ngon, trẻ sẽ khoan khoái đi vào giấc ngủ đêm. Đây là cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon cơ bản nhất mà bạn cần nhớ.
5. Không nên đánh thức bé cho bú vào ban đêm
Có thể bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ và chưa nghĩ tới điều này, nhưng việc bớt cho bú ban đêm là một cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon.Thông thường, bạn sẽ khó mà cắt giảm các giấc bú đêm đối với bé mới sinh. Tuy nhiên, với những bé đã có thể ngủ xuyên đêm (từ tuần thứ 6), bạn có thể xem xét đến vấn đề tập cho con quen với thời khóa biểu mới, trong đó giấc ngủ được kéo dài ra nhờ việc cắt giảm bú đêm.
Đặc biệt, với trẻ trên 6 tháng tuổi khoẻ mạnh, bạn không cần phải tiếp tuc cho con bú đêm. Trừ một số trẻ bị cơn đói làm cho thức giấc, bạn không cần đánh thức trẻ dậy để cho bú cữ đêm vì điều này làm gián đoạn giấc ngủ và tạo thói quen thức giấc giữa đêm.
6. Cho bé vận động làm quen với môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài với không khí trong lành tốt cho cả bạn và bé con. Hãy tạo điều kiện cho bé được chơi đùa ở nơi thoáng khí bằng cách cho bé đi dạo, tắm nắng hoặc trải thảm gần cửa sổ cho bé nằm chơi. Khi được vận động cơ thể, bé sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm, nhất là khi được mẹ kết hợp xoa bóp, tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và vỗ về.
7. Không để bé khóc một mình
Bạn có thể không cần bận tâm khi trẻ thức giấc và lằn nhằn đôi chút, điều này giúp trẻ học cách tự trấn an mình. Nhưng hoàn toàn không nên bỏ trẻ gào thét lâu vì khi đó trẻ cần bạn ngồi bên và ân cần dỗ dành. Bé chưa có khả năng điều chỉnh cảm xúc, hoặc chỉ mới đang trong giai đoạn học kỹ năng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng khóc đêm trở nên nghiêm trọng, bạn nên đưa bé đến các chuyên gia để kiểm tra.
>>> Xem thêm: Giấc ngủ của trẻ sơ sinh và những lưu ý cho bố mẹ