6 tuổi là một trong những cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của trẻ. Bé ở giai đoạn này bước vào môi trường mới, nên sẽ có thay đổi về tâm lí. Điển hình bé không còn chịu nghe lời cha mẹ, quậy phá, lì lợm hơn. Và đây cũng chính là nỗi lo của không ít những ông bố, bà mẹ. Vậy làm như thế nào để dạy trẻ 6 tuổi nghe lời hơn? Sau đây là một số phương pháp giúp bạn giải đáp câu hỏi khó nhằn này.
Hiểu tính cách để dạy trẻ 6 tuổi nghe lời
Hãy cùng DSDKids tìm hiểu tính cách của bé 6 tuổi để chọn cách dạy trẻ khi không nghe lời hiệu quả nhất. Khi vào lớp 1, bé được mở rộng mối quan hệ, tiếp xúc với nhiều người như thầy cô, bạn bè,… Điều này khiến bé có nhiều sự thay đổi nhiều về nhận thức, tính cách và suy nghĩ. Tuỳ thuộc vào giới tính, môi trường và hoàn cảnh sống thì mỗi bé sẽ có một tính cách riêng.
Lúc này, bé không còn muốn là một đứa trẻ sống theo sự sắp đặt của cha mẹ nữa. Bé đã biểu hiện quan điểm cá nhân của mình và mong muốn mọi người công nhận. Cụ thể, bé sẽ nói rõ hoặc thể hiện qua sắc mặt, hành động là mình yêu, thích, ghét và muốn những gì.
Nguyên nhân gây nên sự lì lợm bé 6 tuổi ?
Khi mới chào đời, em bé nào cũng ngoan ngoãn, đáng yêu và biết nghe lời. Mỗi ngày trẻ chỉ có lặp đi lặp lại các hoạt động ăn – ngủ – chơi. Tuy nhiên, khi lớn lên, trẻ lại bộc lộ những nét tính cách riêng biệt, trong đó bướng bỉnh, lì lợm, không nghe lời là tính cách phổ biến nhất ở trẻ. Sau đây là một số nguyên nhân khiến trẻ 6 tuổi không nghe lời cha mẹ.
Môi trường trẻ đang sống
Môi trường sống là một trong nhất nguyên nhân có tác động to lớn để việc hành thành tính cách lẫn nhân cách của bé. Trẻ con thường hay thói quen bắt chước những gì trẻ nhìn thấy. Vì vậy, các bé thường có xu hướng muốn trở thành đứa trẻ cứng đầu, lì lợm, ngỗ ngược. Là khi bé được sinh sống trong môi trường có nhiều người như thế.
Cha mẹ nên tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ sống trong một môi trường văn minh. Thay vì sống cùng với các một quan hệ độc hại. Và hãy kéo con ra xa những người làm ảnh hướng xấu đến con.
Cách giáo dục của cha mẹ
Hiện nay, để chạy theo sự phát triển kinh tế, cha mẹ nào cũng mải mê với công việc. Giao lại trách nhiệm nuôi dạy trẻ cho ông bà, cô giáo và kể cả người giúp việc. Không có thời gian quan tâm đến con trẻ. Điều này khiến bé dần tỏ ra lì lợm, bướng bỉnh, không nghe lời vì muốn nhận được sự chú ý, quan tâm, yêu thương từ cha mẹ. Ngược lại, khi bạn nuông chiều con quá mức, lâu dần cũng khiến trẻ sinh hư, đòi hỏi tất cả theo ý mình, không muốn nghe lời cha mẹ.
Bản chất tính cách của bé
Trong thực tế cũng tồn tại rất nhiều trẻ sinh ra đã sẵn tính cách ương ngạnh, bướng bỉnh. Càng lớn bé sẽ càng bộc lộ tính cách này rõ ràng hơn. Bé bộc lộ thông qua lời nói, cử chỉ và hình động.
Vì sao không nên ra lệnh nhiều lần với bé?
Phần lớn cha mẹ thường không đủ kiên nhẫn khi thấy trẻ không nghe những lời chúng ta nói. Điển hình là việc kêu bé dừng xem tivi, chơi game, chơi đồ chơi để làm bài tập mà trẻ không nghe. Lúc này, các ông bố bà mẹ thường nói lớn tiếng hơn, thậm chí còn la mắng trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ dần hình thành tính chống đối, càng không nghe lời bạn.
Bao nhiêu tuổi thì có thể áp dụng được phương pháp này?
Khi bé lên 6, bé có thể hiểu được những gì bạn yêu cầu. Và cũng có đủ kiên trì để thực hiện phương pháp này. Vì thế, độ tuổi lý tưởng để áp dụng pháp phương này là 6 tuổi.
6 bước giúp bạn dạy trẻ 6 tuổi nghe lời được hiệu quả
Nuôi dạy con phát triển là cả một quá trình, từng bước một. Chính vì lẽ đó, để việc dạy trẻ 6 tuổi nghe lời cũng phải đi từng bước. Và sau đây là 6 bước giúp bạn giáo dục trẻ, bạn có thể kết hợp cùng các kỹ năng dạy con thời hiện đại để nhận được hiệu quả tốt nhất nhé!
Bước 1: Tạm ngưng việc đang làm, đi đến và đứng nhìn con
Nếu bạn vẫn đang còn ở trong nhà nói vọng ra ngoài sân kêu con vào ăn cơm hay làm bài tập, thì hãy dừng ngay việc này. Vì khi không nhìn thấy bạn, trẻ sẽ dễ vời như không nghe, phớt lờ, mặc kệ bạn. Còn khi bạn đi đến trước mặt trẻ và nói những lời mình yêu cầu. Điều này làm cho trẻ thấy được sự nghiêm túc của bạn. Và cả sự quan trọng của công việc bạn yêu cầu trẻ phải làm.
Bước 2: Đợi cho đến khi con dừng việc đang làm và nhìn bạn
Khi bé đang chú tâm làm những việc yêu thích như: chơi đồ chơi, tô màu, xem tivi,… Mà bạn nói gì đó với bé, thì rất có thể là bé không nghe hoặc đã quên lời bạn nói. Ngay lúc này, bạn hoàn toàn không nên càng nói lớn tiếng hay la mắng trẻ. Thay vào đó bạn nên kiên nhẫn đợi khi bé ngẩng đầu lên nhìn bạn. Rồi nói lại những lời muốn nói với trẻ, như vậy sẽ làm cho bạn và trẻ đều dễ chịu hơn. Bước này là một bước quan trọng, để làm cho trẻ chăm chú, chuyên tâm đến lời bạn nói.
Bước 3: Đưa ra những yêu cầu cho bé thực hiện
Trước tiên, để gây được sự chú ý của trẻ khi bạn đưa ra yêu cầu. Bạn phải nhẹ nhàng trình bày rõ yêu cầu của mình. Nếu trẻ không quan tâm, không hồi âm lại, bạn có thể áp dụng cách “đếm ngược thời gian”. Việc này sẽ làm dịu đi sự không vui hay khó chịu của trẻ khi bị yêu cầu làm điều trẻ không hứng thú. Đồng thời cũng giúp bạn tiết kiệm thời gian hơn.
Bước 4: Cho trẻ nhắc lại yêu cầu độ chính xác
Thay vì bạn nhắc là yêu cầu của mình quá nhiều lần khiến trẻ khó chịu. Thì bạn có thể để trẻ nhắc lại. Vì khi ấy trong đầu trẻ sẽ tự động hình dung ra công việc đó. Điều này sẽ khiến trẻ chủ động, tự giác làm theo yêu cầu của bạn ngay.
Bước 5: Đứng đợi trẻ
Việc kiên nhẫn chờ đợi cho thấy bạn đang rất nghiêm túc. Quan sát từng hành động của trẻ để trẻ cảm thấy bạn cũng quan tâm những gì trẻ làm cũng như sở thích của trẻ. Và kiên trì chờ trẻ phản ứng.
Bước 6: Khen ngợi và lắng nghe cảm nhận của con
Hãy dành lời khen ngợi cho những việc trẻ đang làm. Dù nhỏ nhặt thế nào bạn vẫn nên dành lời khen cho trẻ. Điều này làm cho trẻ cảm thấy vui hơn, cảm thấy cha mẹ cũng hiểu và quan tâm đến mình.
Cách dạy trẻ 6 tuổi nghe lời cha mẹ nên biết
Để dạy trẻ 6 tuổi nghe lời thì cha mẹ nên làm gì? Đây quả thật là một bài toán khó đối với các bậc phụ huynh. Và đây là một vài điều cha mẹ nên thực hiện khi muốn giáo dục trẻ 6 tuổi ngang bướng. Đừng quên lưu lại nhé!
Yêu thương con ở mức độ vừa đủ
Nuông chiều trẻ khác với dành cho trẻ đầy đủ tình yêu thương. Vốn dĩ là một đứa trẻ nên bé luôn cần sự yêu thương. Đây là bước đầu khi nên áp dụng đối với trẻ 6 tuổi không nghe lời. Dù bạn có bận rộn đến mức đi chăng nữa. Thì cũng nên cho bé những cái ôm, cái thơm lẫn đôi ba lời hỏi thăm. Điều này giúp bạn hiểu trẻ nhiều hơn.
Có thời gian chơi và trò chuyện cùng con
Bạn hãy dành nhiều thời gian trò chuyện cùng con yêu của mình nhiều hơn, để biết bé đang nghĩ gì, muốn gì và thích gì. Trẻ con thường có những mong muốn rất đơn giản. Điển hình như mong muốn được cùng cha mẹ dẫn đi ăn, công viên chơi những trò trẻ thích. Việc này sẽ giúp gắn kết tình cảm gia đình.
Động viên khen ngợi con đúng thời điểm
Trẻ con nào cũng thích nghe những lời ngọt ngào động viên hay những món quà. Vì vậy, bạn đừng tiếc khi dành thời khen ngợi hay những tràng pháo tay động viên khích lệ trẻ. Ngoài ra, bạn có thể dành tặng cho bé một món đồ chơi khi bé làm được điều gì đó.
Không ép buộc bé
Con người là độc nhất có tính cách, sở thích và nhu cầu riêng, trẻ em cũng vậy. Bậc phụ huynh không nên áp đặt suy nghĩ của mình vào cuộc sống của trẻ. Nên tôn trọng, lắng nghe và cố gắng thấu hiểu trẻ. Đối với các trẻ ngỗ ngược, ương ngạnh thường sẽ có xu hướng chống đối, làm ngược lại. Khi bạn ép buộc trẻ quá mức.
Đặt mình vào vị trí của con
Nếu có thể bạn nên cố gắng lắng nghe và đặt mình vị trí của trẻ. Điều này sẽ giúp cha mẹ hiểu bé nhiều hơn. Cụ thể, khi con không nghe lời hay làm gì đó sai ý bạn. Thay vì nóng giận, quát mắng con, thì bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của con xem tại sao con lại làm vậy. Và lắng nghe con giải thích, chia sẻ.
Việc dạy trẻ 6 tuổi nghe lời sẽ không còn là vấn đề đối với các bậc phụ huynh khi đã đọc qua bài viết này. Chúc các ông bố bà mẹ có thể áp dụng thành công những cách trên nhé!
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai