Cách dạy con từ 0 đến 6 tháng tuổi là vấn đề cần được bố mẹ quan tâm. Bởi đây là giai đoạn đầu đời quan trọng của trẻ. Hãy chọn phương pháp dạy phù hợp với con nhất để cho con được phát triển về tư duy, khả năng vận động. Thêm vào đó, khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ cũng phát triển ở giai đoạn này. Bố mẹ hãy là người tinh tế để biết cách dạy con từ sơ sinh đến khi trẻ lớn.
Điều nên và không nên làm khi dạy con từ 0 đến 6 tháng tuổi
DSDKids hiểu rằng bố mẹ luôn trăn trở làm sao cho trẻ được phát triển tốt. Vì thế, DSDkids sẽ đưa ra một số lời khuyên cho bố mẹ về những điều nên và không nên làm trong quá trình dạy trẻ.
Tránh cho trẻ tiếp xúc quá sớm với thiết bị điện tử
Những thiết bị điện tử sẽ ảnh hưởng rất lớn đến não bộ cũng như làm hại đôi mắt trẻ. Khi trẻ tiếp xúc với điện thoại, màn hình tivi quá lâu sẽ dễ làm cho trẻ bị các tật về mắt. Việc tiếp nhận thông tin một chiều sẽ làm cho trẻ phản ứng chậm với thế giới bên ngoài hơn. Từ đó, việc liên kết của trẻ với bố mẹ trở nên xa cách hơn. Để giải quyết vấn đề này bố mẹ nên mua đồ chơi cho bé để chơi cùng bé. Điều này sẽ kích thích sự phát triển của bé nhiều hơn.
Nên biết cách dạy trẻ theo từng giai đoạn
Trẻ ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có những đặc tính khác nhau. Bố mẹ nên thích ứng với sự thay đổi của bé để có cách dạy cho phù hợp nhất. Chẳng hạn như cách để dạy con đọc sách ở giai đoạn nào là hiệu quả và mang lại lợi ích. Thông qua đó để giúp trẻ được phát triển tốt hơn.
Ở giai đoạn trẻ sơ sinh: Bố mẹ nên biết cách làm sao cho trẻ sơ sinh mau lớn cũng như các phương pháp giáo dục sớm cho trẻ sơ sinh để làm cho trẻ được phát triển tốt hơn.
Giai đoạn dưới 1 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển hơn so với giai đoạn trẻ sơ sinh vì thế cách nuôi dạy trẻ nó sẽ khác hơn. Thế nên bố mẹ nên có cách nuôi dạy trẻ dưới 1 tuổi để có thêm kiến thức để áp dụng cho con mình.
12 Cách Dạy Con Từ 0 Đến 6 Tháng Tuổi Mà Bố Mẹ Nên Biết
Phát triển khả năng thị giác, thính giác và xúc giác cho trẻ ở giai đoạn này
Khi còn là trẻ sơ sinh giai đoạn này trẻ sẽ có xu hướng ngủ khá nhiều nên bố mẹ hãy đặt tranh trên tường trước mặt trẻ. Để mỗi khi trẻ thức có thể nhìn thấy những hình ảnh để phát triển khả năng thị giác của trẻ hơn. Có thể nói đây là cách giáo dục trẻ sơ sinh mà bố mẹ nên biết.
Ở giai đoạn 3 tháng tuổi: Bố mẹ có thể cho bé tiếp xúc với âm nhạc thông qua những bài hát nhẹ nhàng. Cũng như nói chuyện với bé nhiều hơn để kích thích phát triển thính giác của bé. Đây là cách dạy trẻ 3 tháng tuổi thông minh mà bố mẹ nên biết.
Bé lúc nhỏ tiếp xúc nhiều nhất với mùi hương của sữa, mùi hương của mẹ. Hãy kích thích khả năng xúc giác của bé bằng cách cho trẻ tìm bình sữa của mình khi đặt gần trẻ.
Hãy phát triển vị giác và khứu giác cho bé
Khi trẻ 6 tháng tuổi mẹ có thể cho bé ăn dặm để con dễ làm quen với việc này hãy cho trẻ tiếp xúc với vị ngọt. Đây là vị dễ chịu với bé cũng như gần với vị của sữa mẹ. Cho trẻ nếm vị này bố mẹ có thể dùng khăn và chấm một ít đường để cho bé nếm thử.
Bố mẹ có thể phát triển khứu giác của bé thông qua việc dùng những tinh dầu với mùi dễ chịu trong phòng bé. Hãy chú ý những mùi hương gây nhạy cảm với bé và nên sử dụng mùi khác thay thế.
Giai đoạn đầu đời và điều cần nuôi dạy trẻ
- Giai đoạn trẻ sơ sinh: Bố mẹ có thể có cách dạy trẻ sơ sinh học chữ thông qua cho trẻ nhìn vào những chữ viết hay đọc truyện cho bé nghe. Đây là phương pháp học cho trẻ sơ sinh khá hiệu quả. Cũng như hãy biết cách giáo dục trẻ sơ sinh theo từng tháng để con lớn lên được phát triển toàn diện nhất.
- Giai đoạn 1 tháng tuổi: Trẻ sẽ làm quen với thế giới xung quanh. Hãy làm cho trẻ nhìn mọi thứ xung quanh bằng cách chỉ vào mọi thứ trong tầm mắt trẻ.
- Giai đoạn 2 tháng tuổi: Bố mẹ có thể dùng tay xoa nhẹ nhàng lên làn da của bé. Ở độ tuổi này bé có thể có cảm giác về da.
- Giai đoạn 3 tháng tuổi: Hãy cho bé vận động nhiều hơn với một số trò vận động đơn giản.
- Giai đoạn 4 tháng tuổi: Bé có thể nhìn và nhớ mặt người khác. Chẳng hạn như, bé sẽ xác định được đâu là bà đâu là ông.
- Giai đoạn 5 tháng tuổi: Bé đã có thể cầm nắm một số vật dụng như bình sữa hay đồ chơi.
- Giai đoạn 6 tháng tuổi: Như đã nói ở trên, hãy tập cho bé ăn dặm và kích thích vị giác của bé.
Ngoài ra, bố mẹ nên biết sự phát triển của trẻ ở giai đoạn 0 – 12 tháng . Từ đó, biết cách chăm sóc trẻ từ 0 – 12 tháng tuổi sao cho hiệu quả.
Phát triển khả năng thị giác cho bé
Hãy kích thích khả năng thị giác của bé thông qua việc cho trẻ nhìn những đồ vật đầy màu sắc. Bé sẽ thích thú với những món đồ, hình ảnh nhiều màu sắc. Hãy chọn những đồ vật có màu đỏ, vàng, xanh với những màu tươi sáng tránh chọn màu tối.
Hay là việc giao tiếp bằng bằng với bé để bé có thể nhìn vào ánh mắt của bố mẹ. Khi nhìn vào mắt bé giúp bé khả năng tập trung và giúp trẻ ghi nhớ rõ khuôn mặt của bố mẹ.
Có thói quen trò chuyện với bé
Bố mẹ hãy dàng thường gian nói chuyện với con nhiều hơn để thấu hiểu con hơn. Chủ động lại gần sát bé mỗi khi nói chuyện với bé điều này bé sẽ cảm nhận được tình yêu của bố mẹ. Bố mẹ nên dành thời gian nhiều nhất để nói chuyện với bé. Cũng như nói chuyện sẽ giúp phát triển khả năng ngôn ngữ hiệu quả.
Tạo cơ hội tiếp xúc với bé
Mẹ có thể tiếp xúc trong lúc cho trẻ bú sữa. Hãy cho bé được bú nhiều hơn để được tiếp xúc với bé nhiều hơn. Tiếp xúc với bé thông qua ôm bé vào lòng. Khi tiếp xúc với bé nhiều lần bố mẹ có thể cảm nhận được những sự thay đổi cơ thể của bé. Điều này bố mẹ có thể thấu hiểu con nhiều hơn và con cũng sẽ cảm nhận hơi ấm từ bố mẹ.
Giúp bé phát triển thể chất
Hãy dành thời gian chơi với con bằng những trò chơi vận động. Điều này sẽ giúp phát khả năng vận động cho bé. Bố mẹ có thể dùng cơ thể mình để cho trẻ leo trèo lên, điều này cũng sẽ tạo cơ hội được gần gũi với bé hơn. Kích thích trẻ vận động bằng việc cho trẻ bò theo hướng dẫn của bố mẹ.
Kích thích cho bé khám phá môi trường mới
Bố mẹ nên đưa con đi ra ngoài để nhìn những thứ mới là trong cuộc sống. Khi trẻ bắt gặp thứ gì đó mới lạ hãy chỉ tên chúng. Chẳng hạn chỉ cho bé biết xe, cây cối,…. Điều này sẽ giúp những hình ảnh lưu vào trí nhớ của trẻ một cách tự nhiên. Giúp kích thích khả năng liên kết của trẻ được tốt hơn.
Việc khám phá môi trường mới sẽ giúp trẻ có khả năng hòa nhập môi trường mới, làm quen với nhiều bạn mới. Điều này sẽ giúp bé xây dựng mối quan hệ mới chất lượng và giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống.
Tạo niềm vui cho bé
Tạo niềm vui cho bé thông qua những trò đùa. Bố mẹ có thể chơi trò ú òa để làm cho bé cười. Điều này sẽ giúp cho bé một cuộc sống tràn đầy niềm vui từ đó có lối sống tích cực. Như ông bà ta đã nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” hãy thường xuyên làm bé cười để cho bé được phát triển tốt hơn.
Dạy bé biết kết cấu đồ vật
Bố mẹ có thể chỉ vào cái ghế và chỉ ra những thành phần cấu tạo của chúng. Điều này sẽ giúp bé hiểu thêm cấu tạo thành phần của một số đồ vật. Từ đó, giúp trẻ phát triển tư duy trẻ giúp cho trẻ thuận lợi trong học tập khi trẻ lớn lên.
Tập cho bé nói
Bố mẹ hãy tập nói với trẻ bằng cách nói chuyện với bé. Có thể dạy trẻ bảng chữ cái ABC vì đây là những ký tự đơn giản nhất mà trẻ có thể nói được. Ban đầu trẻ chỉ nói bập bẹ và không rõ ràng. Việc cần làm là hãy kiên nhẫn đây là chìa khóa để giúp quá trình học nói của trẻ thành công.
Cho bé có những kỷ niệm
Hãy cùng bé đi những chuyến đi xa. Điều này sẽ giúp bé khám phá ra nhiều điều mới cũng như sẽ tạo những ký ước đẹp trong trí nhớ của bé. Hãy dùng điện thoại để lưu những khoảnh khắc ấy vào một kho ảnh. Những kỷ niệm ấy sẽ giúp trẻ phát triển và đi cùng bé trong quá trình lớn lên.
Qua bài viết trên DSDkids hy vọng sẽ mang lại nhiều kiến thức hữu ích để bố mẹ có thêm kiến thức. Từ đó, để dạy bé ở giai đoạn từ 0 đến 6 tháng tuổi được hiệu quả nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1