Cách dạy con 8 tuổi biết nghe lời là việc bố mẹ nên quan tâm. Bởi trẻ ở giai đoạn này trẻ thường hay ngỗ nghịch, quậy phá nhất là với bé trai. Vì ở độ tuổi này trẻ muốn thể hiện bản thân mình trước người khác. Trong những trường hợp này bố mẹ không biết nên xử lý như thế nào cho hợp lý. Dưới đây sẽ là cách dạy con 8 tuổi biết nghe lời mà bố mẹ nên biết.
Nguyên nhân khiến trẻ 8 tuổi không nghe lời
Theo tìm hiểu của DSDkids những nguyên nhân khiến trẻ 8 tuổi không nghe lời bao gồm những tác động bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến tư duy, nhận thức của trẻ. Sau đây sẽ là một số nguyên nhân dẫn đến việc trẻ không nghe lời của bố mẹ. Từ đó, có cách dạy con 8 tuổi phù hợp hơn.
Khủng hoảng tâm lý lứa tuổi
Ở độ tuổi này trẻ sẽ đối mặt với nhiều áp lực. Trẻ sẽ thích bộc lộ tính cách bản thân bướng bỉnh do trẻ đang bị khủng hoảng về mặt tâm lý. Bố mẹ nên tìm hiểu những nguyên nhân nào gây ra những tình trạng trên và giúp trẻ giải quyết. Khi trẻ đang bị tình trạng này bé sẽ thường có biểu hiện ném những món đồ chơi của bé khắp nhà để thể hiện cảm xúc của bản thân.
Bố mẹ giáo dục sai cách
Một nguyên khá phổ biến gây nên sự bướng bỉnh của bé là do cách giáo dục của bố mẹ chưa đúng. Ông bà, cha mẹ thường nuông chiều con quá mức dẫn đến trẻ có tâm lý ỷ lại và không nghe lời. Bố mẹ thường mâu thuẫn với con. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trẻ sẽ cãi lại bố mẹ để chứng tỏ bản thân mình đúng.
Đặt quá nhiều áp lực cho con: Chẳng hạn như việc đặt quá nhiều thành tích vào bản thân trẻ. Điều này trẻ sẽ bị áp lực. Đến một lúc nào đó trẻ sẽ bộc lộ sự chống đối với bố mẹ. Bố mẹ nên tìm hiểu những phương pháp giáo dục con hiệu quả để cho bé nghe lời bố mẹ hơn.
>> Xem thêm: Dạy Con 4 Tuổi Tập Viết
Trẻ không hiểu ý bố mẹ
Việc bố mẹ nói những câu dài, phức tạp dẫn đến trẻ không nhận thức hết được gì bố mẹ muốn truyền đạt. Bởi bộ não của trẻ mới được phát triển. Điều này bố mẹ thường hay la mắng bé dẫn đến bé sẽ có tâm lý không thích bố mẹ, dẫn đến trẻ sẽ không nghe lời bố mẹ. Vì thế, bố mẹ nên nói những câu đơn giản và giải thích cho bé hiểu những gì ý của bố mẹ muốn con làm. Từ đó, sẽ giúp trẻ được phát triển tốt hơn.
Trẻ muốn chống đối
Điều này có thể dễ dàng hiểu được, bởi khi trẻ có tâm lý chống đối sẽ không nghe lời bố mẹ. Nguyên nhân làm cho trẻ chống đối có thể là bố mẹ hay la mắng con một cách vô ý. Hay bố mẹ hay không thường xuyên đáp ứng yêu cầu bé như muốn đi chơi mà bố mẹ không cho đi chẳng hạn.
Cách dạy con 8 tuổi biết nghe lời hiệu quả
Bố mẹ nên có phương pháp dạy trẻ được đúng đắn để từ đó giúp trẻ sẽ ngoan hơn sau khi lớn lên. Bởi dạy trẻ 6 8 tuổi là việc khá khó cho bố mẹ, nhưng có phương pháp đúng việc này sẽ dễ hơn rất nhiều. Sau đây là những cách dạy trẻ 8 tuổi biết nghe lời hiệu quả.
Giữ bình tĩnh là cách hiệu quả để dạy con 8 tuổi biết nghe lời
Bố mẹ nên hiểu rằng việc cãi nhau với trẻ là việc không nên làm. Điều này dễ gây ra những tác động xấu đến hạnh phúc gia đình. Vì thế, trong trường hợp mà trẻ có gây ra những lỗi lầm hãy ngồi xuống nói chuyện với trẻ. Hãy bình tĩnh nghe con trình bày vấn đề một cách rõ ràng để hiểu con hơn. Bố mẹ nên đặt mình vào trong hoàn cảnh của trẻ để có hướng giải quyết phù hợp nhất.
Đặt ra quy tắc và hình phạt rõ ràng
Việc đặt ra những quy tắc sẽ giúp trẻ có lối sống kỷ luật hơn. Những quy tắc này không nên quá khắt khe với trẻ. Bởi khi áp dụng dụng những hình phạt quá nặng sẽ dẫn đến tâm lý không nghe lời bố mẹ nhiều hơn. Nên nhắc nhở bé trước vài lần rồi tiếp đến là dùng hình phạt. Việc dùng hình phạt sẽ giúp trẻ nhớ những lỗi mà mình đã phạm và sẽ giúp bé tránh những lỗi tương tự.
Bố mẹ nên hiểu rằng hình phạt này có thể hiệu quả với bé này nhưng chưa chắc hiệu quả với bé khác. Vì thế, việc chọn hình phạt phù hợp với từng hoàn cảnh sẽ giúp việc giáo dục trẻ sẽ mang lại hiệu quả hơn.
Cho con biết điều nên và không nên làm
Việc cho trẻ hiểu những điều nào nên làm và không nên làm sẽ giúp trẻ nhận biết được đúng sai. Bố mẹ nên nói cho con những việc không nên làm như: Con không nên chơi gần sông, không được đùa giỡn trong lúc ăn,…. Đây là những trường hợp thường xuyên xảy ra đối với bé. Nhờ việc trẻ được dạy những điều này mà trẻ sẽ được phát triển tốt hơn.
Những điều mà bố mẹ nên khuyến khích con làm như: Luôn chào hỏi, kính trọng thầy cô, ông bà,…. Bé thực hiện những việc này từ sớm sẽ giúp trẻ được phát triển một cách lành mạnh. Cũng như tạo tiền đề để trẻ có được thành công trong cuộc sống.
Kiên nhẫn lắng nghe và giải thích nhẹ nhàng cho bé hiểu
Dù gì thì bố mẹ cũng không nên nóng vội với bé trong lúc nóng giận. Không nên dùng những hành động tay chân đối với bé. Trong những trường hợp như vậy hãy cho bé được bày tỏ nên nỗi lòng của trẻ để bố mẹ có thể hiểu bé hơn. Từ đó, bố mẹ sẽ có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía hơn. Đây là cách hiệu quả để cho trẻ vâng lời bố mẹ và không có tâm lý chống đối. Thông qua đó, trẻ sẽ hiểu được bố mẹ hơn.
Không nên nói những lời tiêu cực khi dạy trẻ
Dù bất cứ trường hợp nào bố mẹ cũng nên nói chuyện với bé một người có chuẩn mực đạo đức. Những đứa trẻ về bản chất hơn bướng bỉnh, tinh nghịch. Vì thế, bố mẹ có vô cùng nóng giận đi chăng nữa thì hãy dùng lời lẽ phù hợp. Việc bố mẹ dùng những lời tiêu cực đó là cách gián tiếp dạy trẻ nói những câu từ như thế. Hay thậm chí là việc làm cho mối quan hệ gia đình trở nên xấu đi.
Đừng bao bọc trẻ quá mức
Trong một số trường hợp bố mẹ nên cho trẻ được tự do khám phá những điều mà trẻ muốn. Bao bọc trẻ quá mức có thể được hiểu là trẻ được bố mẹ quá nuông chiều. Điều này sẽ làm cho trẻ chậm phát triển hơn. Cũng như trẻ sẽ có tâm lý ỷ vào người khác.
Để trẻ tự do là cách giúp trẻ sống được tự lập hơn và thích nghi với môi trường mới được tốt hơn. Bố mẹ có thể yên tâm khi để bé rời xa vòng tay của bố mẹ mà không phải lo là trẻ không thích nghi được với môi trường mới.
Bỏ qua những đòi hỏi không thỏa đáng
Trẻ lúc nào cũng có những đòi hỏi một cách vô lý mà bố mẹ khó lòng chấp nhận. Chẳng hạn như việc đi ăn những món đồ chiên một cách thường xuyên. Đây là vấn để khá xảy ra thường xuyên. Vì thế, bố mẹ không nên đáp ứng nhu cầu của con, bằng cách giải thích cho con điều này là không tốt để bé hiểu hơn. Bố mẹ hãy biết cách từ chối những yêu cầu quá đáng của con để không làm mất lòng con.
Động viên và khen ngợi con
Khi trẻ gặp thất bại hãy ở cạnh động viên con để giúp bé vượt qua những khó khăn. Lấy ví dụ như việc tập chạy xe cho con. Ban đầu trẻ khi mới bắt đầu tập sẽ bị té ngã, bố mẹ hãy đỡ con lên và động viên con để tiếp tục. Điều này sẽ giúp cho trẻ đứng lên sau những lần vấp ngã.
Bố mẹ nên tạo điều kiện để khen con nhiều hơn. Những lời khen đó là những lời khuyến khích trẻ được tốt hơn mỗi ngày. Chẳng hạn như việc, con biết dọn đồ chơi sau khi chơi xong, mẹ hãy dành lời khen cho con. Điều này sẽ giúp trẻ có thêm niềm vui, hãy khen con một cách thật lòng.
Không nên cố bắt ép trẻ
Nên cho trẻ thực hiện những mà mình muốn để trẻ được tự do có kiểm soát. Bố mẹ không nên ép buộc trẻ một cách quá mức. Có thể lấy một ví dụ điển hình là việc thành tích học tập. Bố mẹ nào cũng muốn con mình học giỏi mà bắt buộc con học quá mức. Hãy cho trẻ có thời gian được ngơi để giúp trẻ được thư giãn. Thế nên, cho trẻ hãy cho trẻ lựa chọn theo những suy nghĩ riêng của mình để bé có thể tự do phát triển.
Hãy cho trẻ sống trong gia đình yên ấm, hạnh phúc
Đây là nền tảng quan trọng để giúp bé được phát triển toàn diện nhất. Khi sống trong một gia đình toàn những niềm vui sẽ giúp trẻ có lối sống tích cực. Từ đó, trẻ sẽ luôn hướng về gia đình hơn và luôn yêu thương gia đình
Nếu trẻ sống trong một gia đình không yên tâm sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Trong tâm trạng lúc nào cũng mang những cảm xúc tiêu cực. Điều này sẽ dẫn đến trẻ sẽ không muốn về nhà.
Bố mẹ hãy là tấm gương tốt
Trẻ dễ dàng bắt chước những việc làm của người lớn. Trẻ sẽ không nhận thức được đâu là điều tốt và đâu là điều xấu. Bố mẹ hãy là một tấm gương tốt để cho trẻ học hỏi. Chẳng hạn như việc bố mẹ nên yêu thương gia đình và hành xử đúng chuẩn mực. Điều này sẽ giúp trẻ học những điều này và lối sống tích cực hơn.
Gắn kết với con qua những hành động hằng ngày
Nên tiếp xúc, gắn kết với con nhiều hơn để thấu hiểu trẻ được tốt hơn. Những việc mà bố mẹ có thể dễ dàng làm để gắn kết với con như:
Nói chuyện với con: Đây là việc dễ thực hiện, bố mẹ có thể dành thời gian mỗi ngày để giao tiếp với con.
Chơi đùa cùng con: Điều này sẽ mang lại hiệu quả tích cực cho bé. Mối quan hệ gia đình sẽ trở nên gắn kết hơn.
Giữ lời hứa là cách hiệu quả dạy con 8 tuổi biết nghe lời
Hãy làm theo những gì mình đã hứa với bé. Chẳng hạn cuối tuần dẫn con đi chơi thì dù có bận như thế nào cũng nên thu xếp đi với bé. Giữ lời hứa sẽ giúp bé có cái nhìn tốt hơn với bố mẹ. Giữ lời hứa là một cách tôn trọng người khác hãy biết làm những điều mình hứa. Đây là một loại tài sản quý báu mà trong mỗi con người của chúng ta đều có.
Cho con được thoải mái
Trẻ luôn muốn khám phá những điều mới. Bố mẹ không nên vì quá thương con mà ngăn cản sự phát triển của con. Chẳng hạn như việc, cho con đi vòng quanh sân để cho trẻ học hỏi về thiên nhiên. Để từ đó trẻ sẽ biết cách vận dụng những kiến thức trong cuộc sống được linh hoạt hơn.
Cách xử trí khi con phạm lỗi
Khi trẻ có lỗi lầm thì hãy giúp trẻ phân tích lỗi sai của trẻ. Việc phân tích một vấn đề sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt, khi có thể nhìn nhận vấn đề từ nhiều phía. Hãy nhắc nhở bé lần đầu và nếu tái phạm sẽ áp dụng một số hình phạt đã quy định từ trước.
Các bước dạy con 8 tuổi biết nghe lời
Khi trẻ không nghe lời bố mẹ thường sẽ không có những bước cụ thể để dạy bé. Dưới đây là các bước bố mẹ có thể áp dụng:
Bước 1: Thực sự nghiêm túc khi dạy trẻ
Nghiêm túc với bé sẽ giúp cho bé hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn. Khi nghiêm túc trẻ sẽ hiểu là mình vừa mới gây ra lỗi lầm và nhìn nhận cũng tích cực hơn.
Bước 2: Có bước cảnh cáo
Khi không nghe lời những điều mà bố mẹ nói ban đầu nên cảnh cáo trẻ. Chẳng hạn như việc không mua cho trẻ đồ chơi. Điều này sẽ kích thích trẻ không tái phạm những sai lầm.
Bước 3: Đưa trên đến một nơi khác
Đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh hơn để giúp cho bố mẹ cũng như trẻ bình tĩnh hơn. Khi đi đến nơi khác sẽ giúp ta thay đổi tâm trạng. Từ nóng giận chuyện sang bớt nóng hơn từ đó dạy trẻ sẽ hiệu quả hơn.
Bước 4: Giải thích cho trẻ hiểu
Bố mẹ hãy bình tĩnh giải thích cho trẻ hiểu vấn đề sai lầm của trẻ. Bố mẹ hãy ngồi đối diện nhìn trẻ để giúp bé hiểu đây là vấn đề cần con nghiêm túc.
Bước 5: Cho trẻ có thời gian suy ngẫm
Cho trẻ trong phòng một mình để nhìn lại mọi việc mà mình đã làm. Điều này sẽ giúp trẻ có thời gian hiểu thêm bản thân mình hơn. Từ đó, trẻ sẽ có thể hiểu được những vấn đề hiện tại của mình là gì.
Bước 6: Yêu cầu lời xin lỗi một cách thật lòng
Hai từ “xin lỗi” xuất phát phát từ trẻ thật sự ý nghĩa. Khi bé biết xin lỗi đó cũng là lúc trẻ hiểu bản thân mình đã sai. Biết xin lỗi là hành động mang lại hiệu quả tích cực và có tinh thần trách nhiệm.
Bước 7: Thể hiện tình cảm khi con biết lỗi
Sau khi con đã biết xin lỗi bố mẹ có thể lại gần ôm con. Từ đó, trẻ sẽ có tình cảm với bố mẹ nhiều hơn. Cũng như là việc trẻ hiểu rằng bố mẹ đã tha lỗi cho mình.
Bài viết trên của DSDkids giúp bố mẹ có thêm kiến thức về cách nuôi dạy trẻ 8 tuổi không nghe lời mà bố mẹ nên biết. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp nhiều kiến thức cho mọi người.
>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ:
- Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai