Những trò chơi thiếu nhi vui nhộn, mang tính giáo dục sẽ mang đến khoảng thời gian giải trí lành mạnh cho con. Đây còn là cách khơi gợi niềm khao khát kiến thức ở trẻ nhỏ. Đồng thời, rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho sau này.
Các trò chơi thiếu nhi trong nhà sẽ giúp gia đình gắn kết, vui vẻ hơn khi cùng con đón quốc tế thiếu nhi 1/6. Đặc biệt là vẫn có thể đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay.
Gợi ý các trò chơi cho thiếu nhi vào dịp tết thiếu nhi
1. Trò chơi ném vòng
Ném vòng gỗ là một trò chơi thiếu nhi tập thể vừa rèn luyện tính kiên nhẫn, vừa có thể khuyến khích con vận động. Giúp con chủ động rời xa các thiết bị điện tử. Đặc biệt, trò chơi ném vòng có thể nhiều người cùng tham gia và chơi được cả trong nhà và ngoài trời.
2. Làm đồ handmade
Bố mẹ có thể chọn một số các hoạt động tự làm đồ vật sáng tạo như làm hoa trang trí trong nhà. Hoặc tái chế các vật liệu cũ trong nhà như: biến chai lọ thành hộp đựng bút, tự chế túi xách, bọc bút…. Điều quan trọng nhất là cổ vũ, động viên con, chứ không phải là kết quả cuối cùng.
3. Bàn chơi bucket
Trò chơi thiếu nhi 1/6 chắc chắn sẽ thú vị hơn với bàn bucket. Với tính năng 3in1 gồm: chơi bucket; bàn vẽ cát xuyên sáng; bàn học mini – phù hợp với mọi độ tuổi. Từ đó giúp kích thích tính sáng tạo, phát triển tư duy của con.
4. Cuộc đua điện tĩnh
Trò chơi cho thiếu nhi này cần chuẩn bị một số lon nhôm, sau đó rửa sạch và lau khô. Kẻ vạch “bắt đầu” và “kết thúc”, trao một quả bóng bay cho mỗi đứa trẻ. Yêu cầu bé cọ xát quả bóng vào cơ thể hoặc tóc để tạo ra điện tích. Sau đó, giữ thăng bằng lon nhôm trên bóng bay, đồng thời di chuyển về đích bằng.
5. Trò chơi hóa học đầy màu sắc
Đổ một lượng nhỏ nước hoặc sữa vào bát. Thêm màu thực phẩm với các màu sắc khác nhau. Đưa ra tăm bông cho bé khuấy vào bát. Lúc này con có thể thấy các màu sắc pha trộn và tạo thành cầu vồng tuyệt đẹp.
6. Body parts bingo
Từ bảy đến chín tuổi, trẻ nhỏ luôn muốn được tìm hiểu về các bộ phận cơ thể của bản thân. Bố mẹ cần tải và in hình các bộ phận cơ thể với thứ tự khác nhau. Bé và bố hoặc mẹ lần lượt đọc và khoanh tròn vào bộ phận được nêu tên. Đồng thời cung cấp thêm kiến thức của từng cơ quan và bộ phận cho con biết. Cứ lần lượt như vậy, đến khi nào 1 trong 2 bên có 4 hàng chéo hoặc dọc nối với nhau. Ai thắng và kêu “BINGO” trước sẽ thắng.
7. Núi lửa nhân tạo
Cho 2/3 cốc nước, 4 thìa muối nở, 1 thìa xà phòng rửa bát và một ít phẩm màu đỏ vào hộp nhựa. Sau đó vùi hộp xuống đất khoảng 1 nửa chiều cao. Tiếp theo đổ 1/3 cốc giấm trắng và theo dõi sự phun trào núi lửa. Kể cho trẻ nghe về sự tồn tại của Mắc Ma bên trong núi lửa và dung nham chảy ra khi nó phun trào. Sẽ rất tốt nếu giới thiệu cho con về áp suất ở đáy Trái đất dẫn đến phun trào núi lửa như thế nào.
8. Trò chơi truy tìm kho báu
Lấy 1 món đồ vật và đem giấu đi 1 nơi. Sau đó tạo nhiều nhiệm vụ khác nhau, đặt ở khắp nơi trong nhà. Ví dụ như: Nhận nhiệm vụ trong ngăn kéo, Nhảy lò cò 10 bước rồi đến góc nhà, lấy nhiệm vụ số 2 sau cánh cửa, Hát 1 bài rồi tìm nhiệm vụ thứ 3 sau ghế sofa,…
9. Dựng lều trong nhà
Trẻ nhỏ thường rất thích các ngôi nhà nhỏ, lều trại trong nhà. Bậc cha mẹ có thể sắm lều thật hoặc có thể lấy chăn hay hộp carton to. Sẽ tuyệt vời hơn khi tự tay các bé trang trí thêm đèn decor xung quanh lều.
10. Chơi bowling trong nhà
Bố mẹ có thể dễ dàng mua và tự thiết lập không gian chơi bowling trong nhà. Chắc chắn, các con sẽ thích nó, mà không cần phải đến trung tâm lớn để chơi. Đây sẽ là một ý tưởng cho trò chơi dành cho thiếu nhi độc đáo.
11. Học một điệu nhảy mới
Cùng con học hoặc dạy con một điệu nhảy mới, có thể là điệu nhảy dân vũ hay nhảy hiện đại,… Vừa rèn luyện sự dẻo dai cho con, vừa mang đến một niềm vui, thậm chí là có thể tìm ra được năng khiếu đặc biệt ở bé.
12. Trò chơi ô ăn quan
Đây có lẽ là trò chơi dân gian phổ biến mà bạn nhỏ nào cũng biết. Bố mẹ có thể sử dụng bút vẽ lên bìa carton, sau đó dùng đá hoặc sỏi để chơi.
13. Chơi nối chữ học tiếng Anh
Thay vì chơi nối chữ thông thường, bố mẹ có thể biến hóa trò chơi thành tiết học thêm tiếng anh thú vị. Giúp con học thêm được nhiều từ mới và nhớ rõ hơn những từ vựng cũ đã học.Ví dụ, bắt đầu bằng A, bố mẹ có thể nói Apple. Bé cần phải nói một chữ bắt đầu bằng chữ ‘E’, ví dụ Egg. Cứ tiếp tục như vậy đến khi có người không trả lời được nữa. Và cùng với đó là một hình phạt thú vị..
14. Đoán tên bài hát
Trò chơi thú vị này chơi như sau: bố mẹ bắt đầu hát một đoạn của bài hát. Sau đó yêu cầu con đoán tên và hoàn thành hài hát đó. Điều này sẽ giúp con nhớ những giai điệu và bài hát hơn. Mang lại những khoảng thời gian thư giãn bằng những bài hát thân thuộc.
15. Trò chơi kể chuyện
Trò chơi thiếu nhi này bắt đầu bằng cách kể một đoạn chuyện. Sau đó yêu cầu bé tự tưởng tượng, tiếp tục kể và kết thúc câu chuyện đó. Điều này sẽ giúp kích thích sự sáng tạo, phát triển tư duy trong con.
Nội thất trẻ em DSDkids
Công ty Cổ phần Kiến trúc DSD
Showroom HN: Số 11, Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
Hotline HN: 096 124 9008
Showroom HCM: 170 Đinh Tiên Hoàng, P Đa Kao, Quận 1
Hotline HCM: 096 124 9698
Website: dsdkids.com | kientrucdsd.com
Email: dsd@kientrucdsd.com