Khả năng tư duy, sự sáng tạo ở mỗi đứa trẻ là không giống nhau. Thế nên việc ” tiếp thu chậm”, ” kém thông minh” hay ” thiếu sáng tạo”… thực chất là do các trẻ phát triển não phải – não trái khác nhau. Sự chênh lệch này xuất phát từ môi trường, phương pháp giáo dục. Điều bố mẹ cần làm là quan sát và xác định thiên hướng não phải phát triển hơn não trái hay ngược lại ở trẻ. Từ đó, tìm ra phương pháp giúp trẻ phát triển tốt nhất. Vậy làm sao để phát huy thế mạnh của trẻ? Đồng thời, rèn luyện để cả 2 bán cầu não được phát triển song song? Cùng DSDkids tìm hiểu nhé.
Tư duy về bán cầu não phải – não trái trong sự phát triển của trẻ
Theo Nôi thất trẻ em DSDkids tìm hiểu, bộ não được chia ra thành 2 phần là bán cầu trái – bán cầu phải. Mỗi bán cầu thực hiện một chức năng khác nhau. Bán cầu não phải được coi là bộ tổng hợp, thúc đẩy sáng tạo, trí tưởng tượng và trực giác. Thường sẽ xử lý liên quan đến hình ảnh, không gia, cảm thụ âm nhạc.
Ngoài ra, não phải có khả năng phân biệt thông tin cùng một lúc. Trẻ phát triển thiên về bán cầu phải sẽ có cái nhìn bao quát hơn. Bán cầu não trái được ví như bộ logic. Là trung tâm ngôn ngữ của não bộ, có nhiệm vụ phân loại, xử lý ngôn ngữ; tư duy, tính toán, viết và ghi nhớ. Trẻ thiên về não trái sẽ có khả năng phân tích vấn đề và xử lý thông tin liên tục một cách khoa học từ tiếp nhận, ghi chép rồi giải quyết.
Cách trang trí góc học tập cũng mang lại lợi ích cho trẻ về mặt phát triển não bộ. Một không gian học tập thoải mái sẽ giúp trẻ tăng thêm cảm hứng học tập. Nhờ vậy mà có thể tận dụng khả năng tưởng tượng của não phải và tư duy phân tích bên não trái. Nếu cả hai bên não này được phát triển song song sẽ giúp bé được phát triển toàn diện hơn.
Sự liên kết giữa 2 bán cầu não phải – não trái
Tuy rằng mỗi bên bán cầu não có chức năng riêng. Song chúng luôn tương hỗ lẫn nhau trong quá trình hoạt động. Hai bán cầu có chức năng điều phối, điều khiển hoạt động của 2 nửa cơ thể theo cơ chế “điều phối chéo”. Bán cầu trái chịu trách nhiệm xử lý thông tin và điều khiển nửa cơ thể bên phải. Trong khi đó bán cầu não phải lại chịu trách nhiệm xử lý thông tin và điều khiển nửa cơ thể bên trái. Ngược lại, sự vận động của các chi cũng giúp kích thích sự phát triển của não bộ đặc biệt là vận động của tay.
Phương pháp phát triển cân bằng não phải – não trái
Não bộ của trẻ phát triển từ rất sớm, ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Và đặc biệt sau khi chào đời, sự phát triển, liên kết của bán cầu não phải – não trái càng mạnh mẽ hơn trong 6 năm đầu đời. Trẻ có thiên hướng não trái phát triển hơn não phải hay ngược lại chính là do môi trường và phương pháp giáo dục trong giai đoạn này. Mỗi đứa trẻ sẽ có những thiên hướng về não trái – tư duy hay não phải – sáng tạo nhất định. Tuy nhiên, bố mẹ cần xác định rõ để có những phương pháp giáo dục phù hợp. Đồng thời cân bằng, kích thích sự phát triển đồng đều của não bộ.
Phát triển bán cầu não trái
Phần lớn, môi trường cơ bản của mỗi đứa trẻ đều đã có sự kích thích phát triển não trái. Bởi những môn học ở trường tập trung vào hoạt động tư duy, phân tích và đòi hỏi sự chính xác. Bố mẹ nên kích thích, tạo điều kiện để trẻ tiếp tục duy trì việc rèn luyện não trái cho trẻ.
Phát triển bán cầu não phải
Trẻ em khi bắt đầu tuổi đến trường thì xu hướng trẻ phát triển não trái nhiều hơn. Tuy nhiên để trẻ phát triển toàn diện, bố mẹ cần áp dụng cách phát triển bán cầu não phải. Bố mẹ cần chú trọng vào nghệ thuật, các hoạt động sẽ liên quan đến những mô hình, phép ẩn dụ và nghệ thuật thị giác. Ví dụ cụ thể là, nếu trẻ thích toán học – tư duy bán cầu não trái thì cần bổ sung các hoạt động liên quan đến âm nhạc, nghệ thuật. Ngược lại, nếu trẻ có khả năng nghệ thuật về hội họa, ca hát thì bố mẹ nên lồng ghép với các môn học tự nhiên, kỹ thuật.
Các hoạt động phát triển não phải
- Khuyến khích trẻ sử dụng tay phía bên trái. Việc này đồng nghĩa tới việc phát triển bán cầu não phải. Và để trẻ thoải mái sử dụng tay trái vừa chơi vừa học.
- Tham gia nhiều trò chơi. Liên quan đến hội họa, âm nhạc, thể dục sẽ khiến não phải cần phải trực quan, tưởng tượng nhiều hơn, giúp phong phú cảm tính. Có thể sử dụng đồ chơi hoặc các sản phẩm nội thất như bảng vẽ, bút màu để trẻ tiếp xúc và luôn hào hứng.
- Tạo cơ hội để trẻ đặt câu hỏi: cách để cả bố mẹ cùng bé đưa ra những phán đoán tương quan. Hãy khéo léo lồng ghép giữa việc trả lời và việc hỏi. Ví dụ như thay vì trả lời câu hỏi trẻ đặt ra ngay lập tức. Hãy cùng trẻ thảo luận như ” Bây giờ chúng ta cùng thảo luận câu hỏi này nhé”.
- Làm quen với chữ viết và đọc. Đây là cách giúp trẻ tăng khả năng ngôn ngữ, mở rộng vốn từ vựng. Để vận dụng trong giao tiếp, trong đọc. Từ việc giao tiếp, đọc này chính là cách để trẻ thói quen sử dụng bán cầu não phải.
Việc một trong 2 bán cầu não trái – não phải phát triển mạnh hơn sẽ tạo nên cá tính, sự đặc biệt của mỗi đứa trẻ. Nhưng để trẻ được phát triển toàn diện về tư duy logic, phân tích, tính toán giỏi. Hay khả năng thuyết trình lưu loát, sự sáng tạo thì cần được rèn luyện. Hy vọng những thông tin trên giúp bố mẹ hiểu thêm về sự phát triển của não bộ trong trẻ. Từ đó có những phương pháp phù hợp cho bé.
Phương Pháp Giúp Trẻ Phát Triển Não Phải
Bố mẹ thường đặt ra câu hỏi rằng làm sao để phát triển não phải cho trẻ một cách khoa học nhất. Nhưng để trẻ phát triển được tốt nhất bố mẹ nên có phương pháp phù hợp cho con mình nhất. Dưới đây là những phương pháp giúp trẻ phát triển não phải được tốt nhất:
Đọc sách cùng bé
Bố mẹ cũng nên biết não phải phát triển gì? Để giúp bé được phát triển tốt nhất. Trên thực tế, não phải sẽ có thiên hướng xử lý về mặt hình ảnh, trí tưởng tượng. Việc đọc sách sẽ mang lại lợi ích cho về mặt phát triển não bộ nhất là não phải của trẻ. Bởi trong sách có những hình ảnh giúp bé có thể tưởng tượng bên ngoài thực tế. Cũng như là việc trong sách, truyện tranh của trẻ đa phần dùng những từ ngữ tượng hình. Bố mẹ có thể đọc cho con nghe những quyển này để giúp bé tiếp thu thêm về mặt kiến thức.
Những quyển sách giúp phát triển não phải ở trẻ em có thể là truyện gắn liền với những chủ đề thực tế trong cuộc sống, thiên nhiên. Những chủ đề này sẽ giúp bé hiểu biết thêm về thế giới tự nhiên cùng với các chủ đề gắn liền với cuộc sống. Đây là cách luyện não phải giúp trẻ được thông minh hơn mà bố mẹ nên biết.
Khơi gợi trí tưởng tượng của bé
Việc làm cho trẻ tăng cường trí tưởng tượng sẽ phát triển não phải ở trẻ em. Bởi não phải có thiên hướng về hình ảnh, màu sắc. Những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật thì thường não phải sẽ phát triển hơn. Cho bé chơi những món đồ chơi lắp ráp sẽ giúp bé phát huy được khả năng sáng tạo của bé hơn. Ban đầu, bố mẹ nên dạy cho trẻ cách lắp cơ bản, sau đó hãy cho trẻ tự mình tưởng tượng. Cũng như là việc sáng tạo những hình dạng mà trẻ thích. Đây là cách phát triển não phải hiệu quả mà đơn giản bố mẹ nên áp dụng cho bé.
Cho trẻ đặt câu hỏi
Cho bé thường xuyên đặt câu hỏi là việc làm cần thiết để kích thích tư duy não phải của trẻ. Về cơ bản, những câu hỏi là những vấn đề trẻ thắc mắc. Vì thế, đặt câu hỏi càng sâu sẽ giúp cho bé phân tích và tìm hiểu vấn đề một cách rõ ràng hơn. Thêm vào đó, sẽ giúp cho bé phân tích vấn đề một cách toàn diện nhất. Nhờ vào tư duy phân tích này sẽ mang lại sự phát triển não trái cho bé. Bởi não trái có thiên hướng về phân tích, tư duy về số liệu.
Tuy nhiên, những câu hỏi mà bé đặt ra nên cho bé có thời gian suy nghĩ, khám phá tìm ra câu trả lời. Nhờ điều này mà trẻ có thể phát triển thêm tư duy về tổng hợp thông tin để tìm ra giải pháp cho vấn đề. Bố mẹ cũng nên thẳng thắn với con những kiến thức nào bố mẹ không biết. Bố mẹ không nên trả lời cho con nghe kiểu qua loa.
Khích lệ trẻ sử dụng tay trái
Mỗi bán cầu sẽ có chức năng điều khiển khác nhau. Não bên phải sẽ điều khiển các bộ phận bên phải cơ thể. Sử dụng tay trái sẽ góp phần làm cho não phải khích thích sự phát triển. Một khi não phải của trẻ được phát triển thì khả năng về sáng tạo, tưởng tượng của bé sẽ phát triển.
Chơi trò chơi sáng tạo
Việc bé có thể chơi những món đồ mang tính vận dụng khả năng sáng tạo là điều cần thiết. Bố mẹ có thể cho trẻ chơi về lắp ghép tranh. Điều này sẽ giúp trẻ ghi nhớ và liên kết những dữ liệu bằng hình ảnh một cách tốt nhất. Hay những trò flashcard sẽ giúp bé ghi nhớ những hình ảnh trong đầu. Bố mẹ có thể cho trẻ xem hình ảnh trên những thẻ đó và cho trẻ ghi nhớ.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids
Hotline: 098 734 3229
Email: dsd@kientrucdsd.com
Website: dsdkids.com
Địa chỉ: Showroom đồ chơi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai