Phương Pháp Giáo Dục Đạo Đức Cho Trẻ Em Mầm Non

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non, được các bậc phụ huynh và nhiều trường mầm non áp dụng. Các phương pháp này giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cư xử đúng mực với mọi người xung quanh. Vậy những phương pháp này như thế nào? Các ông bố bà mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để áp dụng đúng cách cho trẻ nhé!

Tìm hiểu về giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Chúng ta hãy cùng  nhau tìm hiểu: Giáo dục đạo đức cho trẻ là gì? Vì sao cần giáo dục đạo đức cho trẻ? Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non.

Giáo dục đạo đức cho trẻ là gì?

Theo Nội thất trẻ em DSDKids tìm hiểu, giáo dục đạo đức cho trẻ là quá trình rèn luyện các yếu tố cơ bản trong phẩm chất đạo đức như: tình cảm, ý niệm, thói quen, hành vi đạo đức của trẻ. Trang bị những chuẩn mực đạo đức từ sớm sẽ hình thành cho trẻ các hành vi tốt. Từ đó các bậc phụ huynh sẽ dễ dàng dạy bảo, đưa ra lời khuyên cho con.

Vì sao cần giáo dục đạo đức cho trẻ?

Phương pháp này nhấn mạnh tầm quan trọng của đạo đức đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Dưới đây là một số lợi ích trong việc giáo dục đạo đức giúp trẻ phát triển tối đa:

phương pháp giáo dục đạo đức

  • Hình thành nhân cách: Trẻ được hình thành những thói quen tốt, hành vi đúng đắn. Đồng thời, ba mẹ cũng hạn chế những tính cách xấu như ương ngạnh, cứng đầu, khó bảo của trẻ.
  • Tình thần tự giác: Giáo dục đạo đức hình thành sự tự lập, giúp bé tự làm những việc phục vụ bản thân. Bé không cần sự trợ giúp của ba mẹ như ngồi vào bàn họctự giác ăn uống,  giữ gìn vệ sinh, rèn luyện thân thể, đánh răng…phương pháp giáo dục đạo đức
  • Biết bảo vệ lẽ phải: Trẻ được giáo dục đạo đức sẽ nhận biết cái nào đúng cái nào sai, cái nào được làm, không được làm. Từ đó trẻ biết hạn chế tiếp xúc và tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.
  • Thực hiện đúng quy định: Trẻ cần được dạy những quy định trong lớp học. Đó là những đạo đức cơ bản mà trẻ cần học trong một tập thể. Chẳng hạn như giữ gìn sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, để đồ chơi, giày dép đúng nơi quy định…

Nội dung giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Những nội dung cơ bản trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non:

  • Giáo dục cảm xúc cho trẻ: Sự yêu thương của ba mẹ là chất xúc tác, hình thành lòng trắc ẩn của con. Khi con được yêu thương đúng cách, con sẽ biết chia sẻ và quan tâm đến người khác. Con cũng sẽ giúp đỡ những người khó khăn và yêu thương động vật, thiên nhiên,… Theo đó, bạn nên dành thời gian nói chuyện với con và lắng nghe những tâm sự của con. Bạn cũng cần khuyến khích con chia sẻ và tạo lòng tin ở con. Ngược lại, nếu người lớn thờ ơ, bận bịu với công việc và không quan tâm đến trẻ. Trẻ dần sẽ cô đơn, khó thể hiện tình cảm đối với người thân. Ngoài ra, dạy con kiềm chế cảm xúc cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc giáo dục cảm xúc,
  • Giáo dục những sinh hoạt: Những đạo đức cơ bản được hình thành trong những sinh hoạt hằng ngày. Ba mẹ hãy hướng dẫn bé tự xúc cơm, uống nước, rửa tay, giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, cất đồ chơi vào đúng nơi quy định,…)
  • Giáo dục cách cư xử đúng đắn: Dạy con cư xử lịch sự qua lời “làm ơn” và “cảm ơn”. Khuyến khích con sử dụng ngôn ngữ tôn trọng, như “xin lỗi” khi ngắt lời người khác hay làm sai một việc gì
  • Giáo dục ý thức tuân thủ những quy định xã hội: Bạn cần cung cấp cho trẻ các kiến thức về các luật lệ khi ra ngoài xã hội (Luật an toàn giao thông, vứt rác đúng nơi quy định,…). Khi lớn lên trẻ sẽ có ý thức thực hiện chúng và sống có quy tắc và kỷ luật hơn.

Phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Bạn có thể dễ dàng rèn luyện đạo đức của học sinh, thông qua các phương pháp phổ biến sau đây:

  • Giáo dục thông qua các việc làm thường ngày: Bạn có thể giao cho trẻ một số công việc nhẹ nhàng, phù hợp với khả năng của con. Điều này giúp con ý thức và trách nhiệm trong những công việc chung.
  • Đưa trẻ đến trường mầm non: Trẻ sẽ cùng với những người bạn học những bài học đạo đức. Trẻ sẽ thích thú và có động lực thực hiện hơn nếu trẻ đồng hành cùng bạn. Trẻ sẽ có thói quen tốt khi về nhà và tự giác thực hiện những việc cơ bản của mình.phương pháp giáo dục đạo đức
  • Giáo dục đạo đức cho trẻ ở môi trường rộng lớn hơn: Thông qua những chuyến vui chơi, dã ngoại… Đây là cơ hội giúp cha mẹ có thể lồng ghép nhiều bài học về đạo đức cho trẻ.
  • Những bài học gần gũi: Khi ba mẹ nhẹ nhàng với con, con có thể thoải mái hơn trong việc tiếp thu. Cha mẹ không nên có thái độ tiêu cực trước mỗi vấn đề mà trẻ làm sai. Hãy nhẹ nhàng chỉ ra những điểm đúng và chưa đúng của con, để trẻ rút kinh nghiệm và sửa sai.

Nguyên tắc của phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

  • Giáo dục toàn diện: Để trẻ có được sự phát triển toàn diện và cái nhìn tổng quát nhất về thế giới. Các bậc phụ huynh và cô giáo cần giúp trẻ rèn luyện thể chất, lẫn tinh thần. 
  • Sự kết hợp giữa giáo dục và nuôi dưỡng, chăm sóc: Trẻ được giáo dục và phát triển toàn diện về mặt đạo đức và thể chất. Trẻ cần học những kỹ năng cơ bản khi ở nhà, kỹ năng khi trong môi trường chung…
  • Linh hoạt trong việc giáo dục: Trong từng giai đoạn trưởng thành của con, tâm sinh lý con thay đổi. Vì vậy bạn cần thay đổi cách tiếp cận con, để phương pháp của bạn có hiệu quả tốt nhất.
  • Phối hợp của gia đình và nhà trường: Nhà trường và gia đình cần có sự liên kết. Đảm bảo rằng trẻ luôn được giáo dục ở trường cũng như ở nhà.
  • Làm gương cho trẻ: Nhân cách đạo đức của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nhân cách đạo đức của người lớn. Trẻ có thể dễ dàng bắt chước bất cứ cách cư xử nào của bạn. Bạn nên chú ý đến cách cư xử của bạn trước mặt con trẻ.
  • Khuyến khích trẻ tự thể hiện mình: Bạn nên động viên trẻ nói lên những điều mình mong muốn. Điều này giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn và có can đảm để giải quyết nhiều vấn đề bất ngờ.
  • Giáo dục theo nguyên tắc tập thể: Làm việc có tính đồng đội giúp trẻ phát huy cá tính, sự sáng tạo. Trẻ sẽ biết hợp tác với những đứa trẻ khác để hoàn thành những công việc chung. Bên cạnh đó, sống trong tập thể cũng giúp trẻ học hỏi được nhiều điều.

Phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Để con hứng thú hơn và hạn chế sự bướng bỉnh của con. Bạn có thể giáo dục đạo đức cho trẻ  bằng những phương tiện sau đây:

  • Trò chơi: Cha mẹ có thể lồng ghép các câu chuyện đạo đức vào những trò chơi. Trẻ sẽ phát huy tối đa mọi kỹ năng, nhận thức và thái độ của mình đối với sự việc xung quanh.
  • Những bài thơ, câu chuyện: Những câu chuyện giúp bé vừa phát triển ngôn ngữ, vừa có được những bài học quý báu về đạo đức.  Điều đó giúp bé kích thích trí tưởng tượng và có một tâm hồn phong phú hơn.
  • Sách: Sách đóng vai trò quan trọng trong tuổi thơ của trẻ. Có rất nhiều cuốn sách mà cha mẹ có thể lựa chọn để giáo dục đạo đức cho trẻ. Bạn có thể lựa chọn sách giấy hoặc những ứng dụng truyện online. 

Vài lưu ý khi áp dụng phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non

Để thực hiện những phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mầm non một cách hiệu quả, bậc cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây:

  • Hãy kiên nhẫn: Trẻ em thường khó bảo và bướng bỉnh khi buộc phải làm điều gì đó bản thân không thích. Ba mẹ cần nhẹ nhàng khuyên bảo, thay vì lớn tiếng với con. Hãy cho con hiểu việc làm của con là không tốt.
  • Giúp con tự tin: Đừng kiểm soát con, hãy đồng hành bên con.
  • Phương pháp dạy thu hút: Trẻ con thường chú ý đến những điều thú vị. Hiểu rõ tính cách của con, để con có hứng thú và dễ dàng hợp tác với bạn.
  • Ngừng so sánh trẻ: So sánh làm trẻ cảm thấy mình thấp kém và bị tổn thương, thậm chí nảy sinh lòng đố kỵ. Vì thế hãy luôn động viên và khuyến khích con làm tốt.

Hy vọng, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho trẻ. Từ đó áp dụng các phương pháp giáo dục đạo đức cho trẻ mẫu giáo một cách đúng đắn và hiệu quả nhất.

>> Xem thêm: Phương Pháp Giáo Dục Sớm Shichida

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ: Showroom ghế ngồi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *