Cách Dạy Trẻ Rối Loạn Ngôn Ngữ Bố Mẹ Cần Biết

Dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ là việc nên làm từ sớm. Bởi những nghiên cứu cho thấy rằng trẻ phát triển về ngôn ngữ thì sẽ có trí tuệ phát triển. Từ đó, khả năng giao tiếp của trẻ sẽ phát triển song song theo đó. Thế nên, hình thành khả năng ngôn ngữ cho trẻ từ sớm sẽ giúp bé thành công hơn.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ

Bố mẹ cần nhận biết từ sớm các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ để có giải pháp dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Những dấu hiệu ngay sau đây được thu thập thông qua tìm hiểu của DSDkids bao gồm:

  • Trẻ khó hay không nhớ tên gọi đồ vật trong nhà. Thay vào đó, trẻ chỉ và gọi “cái đó”.
  • Thường xuyên lộn tên gọi của một số đồ vật. Những đồ vật này đều quen thuộc như bàn học cho bé. Thay vì gọi “cái bàn” thay vào đó bé gọi “cái ghế” hay ngược lại.
  • Hay không có ý thức về đảo ngữ.
  • Sắp xếp sai trật tự trong câu. Nói ra những câu không có ý nghĩa.
  • Không nói đúng những câu thành ngữ, tục ngữ đơn giản.
  • Trẻ sẽ không hiểu những câu nói ẩn ý.
  • Trẻ không tập trung nghe người khác nói. Đặc biệt là có thứ gì đó làm ồn xung quanh.
  • Không có hứng thú nói chuyện với bất kỳ ai mà trẻ gặp.
  • Có thể hiểu câu đơn giản nhưng câu phức tạp thì không hiểu.
  • Không quan tâm người đang đọc sách cho mình nghe.
  • Không lắng nghe người đối diện.

Những dấu hiệu này lặp lại nhiều lần thì rất có thể trẻ đang bị bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Bậc cha mẹ nên dẫn trẻ đi khám để trẻ trở lại phát triển bình thường.

Ảnh hưởng của rối loạn ngôn ngữ đối với trẻ

dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ

Khi bị bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu kiến thức, giao tiếp. Bởi khi trẻ bị rối loạn trẻ chúng rất khó để tiếp thu những gì người khác nói. Bé sẽ khó hòa nhập với bạn bè cùng trang lứa. Dẫn đến tình trạng bé rơi vào trạng thái thụ động, kém tự tin. Thông thường nhất là trẻ nói chậm, nói lắp. Việc cần làm là bố mẹ nên tập cho bé phát âm đúng từ ngữ, tập nói chuyện với con. Dạy con đánh vần đơn giản mà hiệu quả ngay tại nhà. Điều này, giúp bé hạn chế khả năng bị bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em.

Cách khắc phục

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn ngôn ngữ có thể là do dị tật bẩm sinh, rối loạn bộ não,… Những điều này thường liên quan đến một số vấn đề về sức khỏe hoặc khuyết tật. Dưới đây là một số cách khắc phục của từng vấn đề.

Khắc phục trẻ chậm nói

  • Hãy cố gắng diễn tả bằng lời nói những hành động đang làm. Điều này sẽ khích lệ trẻ nói. Cũng như, giúp trẻ liên kết được các sự vật lại với nhau để diễn tả bằng lời.
  • Tạo điều kiện cho trẻ học thêm vốn từ mới. Bằng cách dẫn trẻ đi dạo quanh nhà để trẻ nhìn thấy những chú chim đang bay. Bố mẹ hãy chỉ nói đó là con chim. Dần dần trẻ thấy và nhận biết đó là con chim.
  • Bố mẹ nên dành thời gian trong ngày để đọc sách cùng con. Cho bé nhìn thấy những hình ảnh của truyện tranh. Đọc cho trẻ nghe những mẩu chuyện đó.
  • Hãy hát cho trẻ nghe những bài hát thiếu nhi. Lặp đi lặp lại lời bài hát giúp trẻ ghi nhớ từ dễ hơn.
  • Nếu trẻ không có nhiều tiến bộ thì hãy cho trẻ đến sự tư vấn của chuyên gia.

 Khắc phục trẻ nói lắp

  • Hãy động viên con và hãy cho trẻ hiểu.
  • Bố mẹ nên tìm tìm hiểu cách giao tiếp khi bé trong tình trạng nói lắp.
  • Hãy nói chuyện với con một cách điềm đạm
  • Khi con nói để cho con diễn tả hết. Đừng vội ngắt lời của con.
  • Thường xuyên giao tiếp với trẻ cả bằng mắt lẫn lời nói.
  • Thành viên trong gia đình nên nói chuyện chậm lại.
  • Tạo không khí vui vẻ khi trò chuyện với trẻ.

Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ từ sớm

  • Hãy cho trẻ tham gia nhiều hoạt động giải trí. Điều này sẽ tạo cho trẻ gặp gỡ giao lưu với nhiều người. Kích thích khả năng nói của trẻ nhiều hơn.
  • Bố mẹ giao tiếp với trẻ nhiều hơn ngay từ trong bụng mẹ. Để trẻ lắng nghe những lời nói.
  • Đùa với trẻ thường xuyên nhiều hơn.
  • Kể chuyện cho bé nghe nhiều hơn.
  • Kích thích trẻ trả lời những câu hỏi đặt ra.
  • Tập cho bé hoàn thành câu. Để cho bé dễ dàng nói liền mạch hơn.

Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

dạy trẻ rối loạn ngôn ngữ

Hãy cho trẻ tránh xa các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,… Những thiết bị này sẽ làm cho trẻ xa lánh thế giới bên ngoài. Khả năng ngôn ngữ sẽ phát triển chậm lại. Hãy cho trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, môi trường xung quanh. Điều này sẽ giúp trẻ tò mò và muốn hỏi về chúng nhiều hơn. Khuyến khích trẻ hát những lời bài hát mà trẻ nghe nhiều lần. Những phương pháp trên có thể giúp tránh trẻ bị rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Các phương pháp can thiệp rối loạn ngôn ngữ cho trẻ em

Một số phương pháp can thiệp khi dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Chẳng hạn như:

Phương pháp CD – trị liệu viên chỉ đạo (Clinician – Directed)

Phương pháp này sẽ kiểm soát hầu hết mọi hoạt động từ điều trị, đồ chơi cho trẻ, cách sửa sai cho trẻ. Những câu trả lời nào nên được bố mẹ chấp nhận. Phương pháp này được dùng thường có mục tiêu có sự lặp lại. Đây là phương pháp không tự nhiên, vì thế cần phải có sự kiểm soát cao. 

2 kỹ thuật phổ biến theo phương pháp clinician directed:

Drill (học vẹt)

  • Đưa ra hướng dẫn để trẻ thực hiện
  • Có thể dùng hình ảnh để trẻ dễ dàng nắm bắt hơn
  • Đưa ra câu hỏi cho trẻ trả lời. Ví dụ, bố mẹ đã hướng dẫn hình con chim. Sau đó, đưa ra hình con chim và hỏi nó là con gì?

Drill play (học vẹt qua trò chơi): Kỹ thuật này giống kỹ thuật bên trên chì có hơi khác là thêm trò chơi để kích thích trẻ hơn. Tùy theo sở thích và độ tuổi trẻ để có trò chơi phù hợp với trẻ.

Phương pháp cc – lấy trẻ làm trung tâm (child-centered)

Phương pháp này không cần trẻ đáp lại mà theo sự dẫn dắt của trẻ. Giúp cho trẻ thúc đẩy ngôn ngữ một cách gián tiếp. Hướng trẻ đến mục tiêu ngôn ngữ gắn với thực tiễn nhất trong những tình huống thực tế.

Các kỹ thuật của phương pháp cc gồm có: 

  • Nói một mình
  • Nói song song
  • Bắt chước
  • Mở rộng ngữ pháp
  • Mở rộng từ vựng/vốn từ
  • Mở rộng và thu gọn

Phương pháp động / Hybrid Approach (HA)

Tập trung vào mục tiêu can thiệp ngôn ngữ. Nhưng vẫn hướng cho trẻ và tạo cho trẻ phản ứng tức thời. Sắp xếp bối cảnh để kích thích trẻ giao tiếp. Để trẻ phản hồi tức thời với mục tiêu đã đề ra. Qua bài viết DSDkids đã giúp bố mẹ có thêm kiến thức về cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Từ đó, bố mẹ có phương pháp dạy trẻ được tốt hơn.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline: 098 734 3229

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1

 

DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *