Có nên cho trẻ ngủ riêng sớm hay không

Có nên cho trẻ ngủ riêng sớm chính là vấn đề khiến bậc cha mẹ phải đắn đo suy nghĩ. Vì giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ nhỏ. Cho trẻ ngủ riêng sớm cũng là một biện pháp giúp cải thiện giấc ngủ cho cả bé và bố mẹ, nhờ đó bé phát triển được toàn diện hơn. Nhưng cho con ngủ riêng quá sớm hoặc quá muộn cũng không nên. Vậy thời điểm nào cho con ngủ riêng mới tốt? Hãy cùng DSDKids tìm câu trả lời ở bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Cho trẻ ngủ riêng
Có nên cho bé ngủ riêng sớm hay không

Lợi ích khi tập cho trẻ ngủ riêng sớm

Việc cho trẻ ngủ riêng mang lại rất nhiều lợi ích cho cả bé lẫn bố mẹ. Đồng thời giúp bé hình thành những thói quen tốt. DSDKids sẽ liệt kê ra một số lợi ích mang lại khi cho trẻ nhỏ ngủ riêng 

Giúp giảm nguy cơ tử vong đối với trẻ sơ sinh 

Đối với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên cho ngủ chung giường với bố mẹ. Vì có thể gây ra những nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe của bé. Với nghiên cứu của những chuyên gia cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ có tới hơn một nửa là do ngủ chung với bố mẹ. Trẻ nhỏ có thể bị bố mẹ hoặc anh chị em của mình khi ngủ chung giường đè lên. Hoặc có thể gặp những nguy cơ khác như: bé bị nẹp hoặc chèn ép, ngạt thở do gối đè,…. Do đó việc cho trẻ ngủ riêng từ sớm giúp giảm thiểu những nguy cơ gây tử vong ở trẻ em.

Cho trẻ ngủ riêng
Cho bé ngủ riêng sớm mang lại nhiều lợi ích

Bảo vệ giấc ngủ cho cả bé và bố mẹ

Khi ngủ chung với bố mẹ, bé có thể sẽ đòi ăn lúc nửa đêm và quấy khóc nhiều làm ảnh hưởng đến giấc ngủ chung. Điều này có thể làm bé khó vào giấc và khó tự ngủ lại nếu bị thức giấc giữa đêm. Ngoài ra, con nhỏ có thể bị ảnh hưởng bởi thói quen ngủ muộn của bố mẹ. 

Nếu cho trẻ tự ngủ riêng sẽ giúp hình thành những thói quen tốt, bé có thể tự ru mình vào giấc ngủ. Khi ngủ sâu giấc và ngủ đúng giờ sẽ tạo đồng hồ sinh học cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Ngoài ra, bố mẹ cũng sẽ có giấc ngủ ngon hơn vì không phải thức đêm dậy ru bé ngủ.

Tránh những tác động tiêu cực tới tâm lý của bé

Nếu bé ngủ chung với bố mẹ cho tới khi đến tuổi nhận thức được vấn đề tâm sinh lý sẽ có thể ảnh hưởng đến tâm lý của bé. Hoặc trẻ nhỏ có thể gặp những tình huống không tốt cho sự phát triển tâm sinh lý như: bố mẹ cãi cọ, có những hành vi bạo lực,… Nguy hiểm hơn có thể gây ra ám ảnh tâm lý. 

Mấy Tuổi Cho Bé Ngủ Riêng Là Phù Hợp

Thời gian cho trẻ nhỏ ngủ riêng sớm nhất có thể là bắt đầu từ khi bé được từ 4 đến 6 tuần tuổi. Khi này bé có thể được ngủ riêng trong nôi hoặc giường cũi, nhưng phải đảm bảo an toàn cho con. Ngoài ra, việc chọn thời điểm ngủ riêng cũng tùy thuộc vào tâm lý của từng bé. Tuy nhiên, theo nghiên cứu thì bố mẹ không nên cho bé ngủ riêng quá muộn là khi sau 3 tuổi. Khi này con nhỏ đã có khả năng nhận thức về giới tính.

cho trẻ ngủ riêng
Nôi cũi đa năng giúp bảo đảm an toàn cho bé

Xem thêm: Nôi cũi đa năng hình ngôi nhà

Cách cho trẻ ngủ riêng theo từng giai đoạn

Khi tập cho con ngủ riêng bố mẹ nên thực hiện theo từng giai đoạn để bé tập quen dần chứ không nên bắt ép bé. Dưới đây là kinh nghiệm cho con ngủ riêng theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1: Cho con ngủ chung với mẹ

Khi trẻ sơ sinh chỉ mới được vài tuần bố mẹ không nên cho con ngủ riêng. Ngủ chung phòng với bố mẹ sẽ giúp bé dễ dàng làm quen với việc ngủ hơn. Nghiên cứu của các chuyên gia cho rằng khi bé chỉ mới 3 tuần đầu không nên cho trẻ ngủ riêng. Để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé và sự phát triển toàn diện sau này. 

Bố mẹ có thể dùng cũi ghép giường của DSDKids có đa dạng công năng giúp dễ dàng ghép giường. Khi cho con ghép giường có thể đảm bảo được an toàn của con mà bố mẹ cũng dễ dàng chăm sóc. 

Giai đoạn 2: Cho con ngủ trong cũi riêng ngay bên cạnh bố mẹ

Bé đến từ khoảng 5 đến 8 tuần tuổi là có thể bắt đầu cho ngủ trong cũi riêng và duy trì cho đến hơn 1 tuổi. Điều này còn giảm nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ khi ngủ cùng phòng với bố mẹ. Khi cho bé nằm cũi riêng nên đặt cũi ở nơi an toàn và trong tầm kiểm soát của mình. Cần phải thường xuyên kiểm tra giấc ngủ và sự an toàn của bé.

Giai đoạn 3: Ngăn cách giữa chỗ ngủ của con và bố mẹ

Khi này, con đã có kinh nghiệm ngủ riêng được hơn 2 tuổi. Mẹ nên dựng thêm vách ngăn hoặc màn che giữa bố mẹ và bé. Nhằm tạo cảm giác có không gian riêng cho bố mẹ và con nhỏ. Đây chỉ là giai đoạn chuyển tiếp tập cho bé nhận thức được sự riêng tư trước khi cho con độc lập hoàn toàn.

Giai đoạn 4: Cho Bé Bắt Đầu Ngủ Riêng

Khi đã tập cho con những thói quen ngủ riêng và hiểu biết về sự riêng tư khi còn ngủ chung phòng. Bước đến giai đoạn sau 3 tuổi bé đã nhận thức được nhiều vấn đề hơn. Bố mẹ nên cho bé một căn phòng riêng để ngủ. 

Mẫu thiết kế phòng sang trọng ho bé
Mẫu thiết kế phòng sang trọng cho bé

Để động viên và tạo sự hứng thú khi cho trẻ ngủ riêng bố mẹ nên chuẩn bị một căn phòng thật xinh xắn. Có thật nhiều những món đồ mà bé yêu thích. Bố mẹ có thể ở lại chơi đùa với con đến khi con ngủ để giảm cảm giác lo lắng cho bé. Nhưng cha mẹ không được ngủ lại tại phòng của bé.

Xem thêm: Mẫu thiết kế phòng ngủ cho bé

Những lưu ý khi cho trẻ ngủ riêng sớm 

Khi tập cho trẻ ngủ riêng bố mẹ cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:

  • Không bắt ép nếu con chưa sẵn sàng, cần động viên và tách con ra từ từ. Cần thời gian cho con tập quen dần.
  • Khi con có nhận thức hãy giải thích cho con biết tại sao cần ngủ riêng.
  • Mỗi tối cần dành thời gian bên cạnh con, giúp đem lại cảm giác an toàn cho bé chìm vào giấc ngủ.
  • Không đặt những thứ gây nguy hiểm cho bé trên giường và kiểm tra con thường xuyên khi ngủ.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline HN: 096 124 9008

Hotline HCM: 096 124 9698

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom bàn học cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom bàn học cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1
DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *