Bí quyết vàng giúp mẹ dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp là kĩ năng rất cần thiết và quan trọng đối mỗi trẻ em hiện nay. Tự tin trong giao tiếp không những là điều kiện cơ bản để phát triển trí tuệ mà còn phát triển cả về mặt ngôn ngữ và nhận thức xã hội của một đứa trẻ. Trẻ muốn giao tiếp tốt phải có ngôn ngữ phong phú, đa dạng, hiểu biết nhiều…Tự tin trong giao tiếp giúp trẻ mạnh dạn trao đổi với mọi người, tự đề xuất hoặc nói lên những mong muốn, suy nghĩ hoặc ý kiến của mình với người khác mà không hề cảm thấy sợ hãi hay xấu hổ. Điều quan trọng nhất, nó giúp trẻ có thể mở lòng mình để tâm sự, sẻ chia cùng mọi người.

Cách dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hay nhất

Như chúng ta đã biết, giao tiếp là yếu tố vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nó góp phần tạo nên thành công của mỗi người. Thật dễ dàng nhận thấy, những đứa trẻ mạnh dạn, tự tin, linh hoạt thường bản lĩnh và dễ dàng thành công hơn. Vậy bố mẹ cần giúp trẻ tự tin trong giao tiếp bằng cách nào? Hãy cùng DSDKids tìm hiểu các phương pháp dạy con mạnh dạng trong giao tiếp nhé.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Rèn luyện sự tự tin giao tiếp ngay từ khi trẻ còn nhỏ

Con trẻ rất thích được trò chuyện và tranh luận, vì vậy, ba mẹ nên dành thời gian để cùng con tâm sự, tranh luận. Đặc biệt, ba mẹ có thể đặt câu hỏi và tạo ra những tình huống cụ thể để phát huy được khả năng hùng biện và khả năng tư duy logic của con.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Nếu ba mẹ thực hành với con hằng ngày hoặc tập cho con việc thực hành trước đám đông, chẳng hạn ca hát, kể chuyện trước cả gia đình bạn sẽ dần thấy con dạn dĩ hơn, không còn sợ hay ngại ngùng nơi đông người.

Cha mẹ làm gương cho trẻ noi theo

Tính di truyền không chỉ nằm ở mặt huyết thống, ngoại hình mà bao gồm cả tính cách. Các nghiên cứu đã chứng minh nếu cha/ mẹ thuộc tuýp người sống nội tâm, giao tiếp kém thì con cũng dễ bị ảnh hưởng bởi điều này. Ngoài ra nếu cha mẹ thường xuyên cãi nhau, có nhiều xung đột, bạo lực và luôn thể hiện trước mặt con cái thì cũng dễ khiến trẻ nhút nhát thiếu tự tin. Hay nói cách khác, cha mẹ cần phải là một tấm gương tốt để bé noi theo.

Thuở nhỏ cha mẹ luôn là thần tượng đầu tiên của bất cứ ai để bé học hỏi. Cha mẹ không cần phải hoàn hảo nhưng cần hướng con đến những điều tích cực, năng động. Hãy cố gắng hạn chế việc thể hiện những xung đột trước mặt con. Chẳng hạn khi thấy cha mẹ đọc sách hằng ngày thì bé cũng sẽ có hứng thú đọc sách hơn. Đọc sách không chỉ giúp bé có thêm kiến thức mà còn giúp rèn luyện khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ. Bất cứ cha mẹ nào cũng cần chú ý điều này để giúp bé tự tin, đặc biệt là từ những năm tháng đầu đời.

Tâm sự cùng con – giúp trẻ trao đổi mạnh dạn hơn 

Những cuộc trò chuyện với cha mẹ là cách giúp trẻ tự tin hơn trong giao tiếp tốt nhất. Thực tế, nhu cầu được chia sẻ luôn thường trực trong mỗi cá nhân và với trẻ điều này cũng không ngoại lệ. Cha mẹ nên tạo cơ hội trò chuyện với con thật gần gũi và vui vẻ. Ngoài ra, cha mẹ có thể cùng con chơi đùa để rút ngắn khoảng cách, tạo cho con cảm giác hoà đồng hơn. Gợi ý một số món đồ chơi cha mẹ có thể cùng con vui chơi, hoặc dùng làm quà tặng cho con: Đồ Chơi Trẻ Em Bằng Gỗ Cao Cấp Và An Toàn Cho Bé

>> Xem thêm: Bàn Học Cho Bé

>> Xem thêm: Dạy Con Cách Cầm Bút

Để trẻ tự tin đưa ra ý kiến cá nhân

Phụ huynh, thầy cô không chỉ lắng nghe ý kiến mà còn phải khuyến khích làm những việc mà trẻ thích. Trẻ rất thích được khen ngợi và có thói quen khoe những điều tự hào mong được người lớn khích lệ. Do đó, khuyến khích trẻ khi bé bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân sẽ giúp bé tự tin hơn và tin vào khả năng của chính mình. Từ đó, cách rèn luyện sự tự tin cho trẻ sẽ đạt được hiệu quả cao từ những điều đơn giản như thế.

Đưa ra những tấm gương cụ thể cho trẻ học hỏi

Ngoài cha mẹ, những tấm gương mẫu mực khác cũng nên được lấy làm ví dụ để khơi nguồn cảm hứng cho trẻ. Những câu chuyện “người thật” với xuất thân bất hạnh hay khó khăn đã tạo nên những thay đổi tích cực cho xã hội sẽ trở thành nguồn động lực lớn giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Tạo cơ hội cho bé thể hiện

Sẽ không có gì hiệu quả hơn bằng việc cho bé được trực tiếp thể hiện bản thân mình trước đám đông, sân khấu hay đơn giản hơn chỉ là trước một cuộc họp mặt trong gia đình cho bé lên hát, múa, nói những lời chúc.

Hãy đặt ra nhiều tình huống trong phạm vi mà con biết để giúp con có cơ hội bộc lộ những kỹ năng của bé . Phương pháp giúp trẻ tự tin giao tiếp này cũng cực kỳ hữu ích với những trẻ thiếu tự tin. Phụ huynh cũng nên dành nhiều thời gian quan sát để giúp bé có thể phát huy tốt nhất những thế mạnh của chính mình.

Khuyến khích con phát biểu trước đám đông

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Làm thế nào để trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp hơn luôn là vấn đề khiến cha mẹ quan tâm. Nhiều trẻ nhỏ e ngại khi đứng trước đám đông và không tự tin phát biểu khi đứng trước mặt của mọi người. Cách làm đơn giản nhất chính là cho trẻ được ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với nhiều người để cho trẻ làm quen với môi trường giao tiếp mới dần lấy lại sự tự tin.

Từ khi còn nhỏ cha mẹ có thể cho con chơi cùng các bạn xung quanh nhà, hay chơi ngoài công viên, tại các nơi công cộng để bé có thể được tiếp xúc nhiều hơn. Trên trường học bé có thể tham gia vào các hoạt động như ca múa hát, hoặc tham gia các khóa sinh hoạt rèn luyện kỹ năng mềm để có thể tự tin hơn khi thể hiện trước đám đông.

Những trẻ ít ra ngoài và tiếp xúc với thế giới bên ngoài thường bị thụ động hơn so với các bạn đồng trang lứa bởi bé ít có môi trường để tương tác. Ngày này, thời đại công nghệ phát triển, việc để các bé ở nhà quá nhiều khiến bé có xu hướng bị yếu kém về khả năng giao tiếp do sử dụng quá nhiều máy tính, điện thoại. Cha mẹ hãy tạo điều kiện để con có thể tiếp xúc với nhiều người hơn để tăng sự tự tin hơn cho bé nhé.

Luôn luôn khuyến khích, cổ vũ, động viên con

Bất kỳ ai cũng muốn được động viên. Đối với trẻ con, sự khích lệ của bố mẹ không chỉ tạo tâm lý tích cực mà còn là “tiếng nói nội tâm” để trẻ tự động viên mình, ngay cả khi đã trưởng thành. Hãy mách nhỏ cho trẻ câu “thần chú” để tự nhắc nhở mình không nản chí trong những tình huống khó khăn, như “Có khó khăn thì con mới phải cần cố gắng!”, “Nếu không thành công, thì hãy thử lại lần nữa và làm tốt hơn!”. Chẳng hạn, khi con bạn đánh sai nhịp một bài nhạc, trẻ có thể tự nhủ “mình làm được mà” để cảm thấy thoải mái tiếp tục cho đến khi đúng nhịp. Ngược lại, nếu nghe toàn những chỉ trích sẽ khiến trẻ tự trách mình và thất vọng hơn.

Tập cho trẻ thói quen tự lập

Cách để rèn luyện sự tự tin của trẻ ngay từ sớm chính là dạy trẻ cách tự lập. Có như vậy, trẻ sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, dũng cảm khi phải đối mặt với những khó khăn. Trẻ sẽ thoát khỏi vùng an toàn mỗi khi gặp sợ hãi, rèn luyện tự tin trước đám đông. Cha mẹ hãy cho trẻ tự đưa ra sự lựa chọn màu sắc quần áo mỗi lần đi mua sắm. Cho phép trẻ tự vệ sinh cá nhân mỗi sáng hay tự chuẩn bị sách vở đến trường,… Đó cũng là những cách đơn giản để bắt đầu dạy cho trẻ khả năng tự lập.

Quan sát và đánh giá trẻ để trẻ có thể làm tốt hơn

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Dạy trẻ chơi các trò chơi phù hợp

Với trẻ nhỏ, việc vừa học vừa chơi sẽ khiến các con thoải mái và tiếp thu kiến thức một cách tốt hơn. Trẻ sẽ vui vẻ thực hiện mà không sợ cảm giác bị ép buộc. Các kỹ năng của trẻ sẽ được phát triển rất tốt nếu như cha mẹ lựa chọn cho con các trò chơi phù hợp. Qua đó vừa tăng được kiến thức cho con, vừa cải thiện sự tự tin trong giao tiếp.

Ở nhà, cha mẹ có thể cùng con tham gia giải đố, chơi các trò chơi đóng vai nhân vật, thi kể chuyện hay vui vẻ ca hát cùng nhau. Các con sẽ cảm thấy vui vẻ thực hiện và dần hình thành thói quen, con sẽ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn rất nhiều.

Trên lớp con được chơi cùng các bạn sẽ giúp cho việc trao đổi thông tin một cách thoải mái hơn. Con sẽ học được kỹ năng giao tiếp với bạn bè, cách làm việc nhóm, cách kết bạn, cách tranh biện. Từ đó giúp con phát triển kỹ năng giao tiếp của mình tốt hơn.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Khuyến khích trẻ dám ước mơ

Mỗi em bé đều mang trong mình những ước mơ giản dị, chân thành cho tương lai. Đừng bắt bé phải làm điều này thay vì điều kia theo ý muốn của ba mẹ. Ba mẹ không nên buộc con phải theo đuổi những ước mơ dang dở của chính ba mẹ mà không phải là ước mơ của chính con. Chẳng ai có thể làm tốt giấc mơ của một người khác cả.

Hãy để bé được lớn lên và được nuôi dưỡng bởi những ước mơ về tương lai, về cuộc sống và nghề nghiệp của chúng nhé! Những ước mơ tưởng chừng như ngây ngô của con trẻ thực chất lại là yếu tố rất quan trọng, giúp bố mẹ khám phá năng lực, sở trường cũng như tố chất tiềm ẩn trong những năm đầu đời của con và những ước mơ ấy cần được khuyến khích hơn bất cứ điều gì.Do đó, với tư cách làm cha mẹ, chúng ta nên thiết lập mục tiêu và kế hoạch cụ thể để giúp con tự tin trên con đường mà chúng đã chọn.

Chăm chút ngoại hình cho bé

Nhiều trẻ dễ bị tự ti và mặc cảm bởi ngoại hình và sợ bị người khác trêu chọc và hay bị nhút nhát, ngại ngùng. Chính vì vậy, trẻ sẽ tự tin thể hiện cá tính của bản thân hơn nếu được sở hữu vẻ bề ngoài xinh xắn, điển trai và gọn gàng.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Một số lưu ý khi dạy trẻ tự tin trong giao tiếp

Tìm hiểu nguyên nhân trẻ em nhút nhát, thiếu tự tin?

Biểu hiện của trẻ không tự tin trước đám đông là nhút nhát, sợ hoặc ngại tiếp xúc với người lạ. Nặng hơn là các triệu chứng khó chịu, lảng tránh, căng thẳng… khi đến gần đám đông. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này ở trẻ?

+ Cha mẹ vô tình tạo ra cho trẻ sự nhút nhát như: bao bọc, không cho con được thoải mái tự do tiếp xúc với môi trường, hay dọa trẻ các vật xung quanh để tạo sự an toàn cho trẻ. Sẽ khiến trẻ ngại va chạm và luôn lo sợ.

+ Môi trường sống gia đình bó buộc trẻ, văn hóa gia đình cũng làm cho trẻ trở nên tự ti và xấu hổ sau đó trẻ thu mình lại để an toàn. Chính sự an toàn đó sẽ khiến cho trẻ không dám thể hiện bản thân.

+ Trẻ tư duy và kỹ năng yếu, khả năng tự mở rộng mối quan hệ bạn bè không có. Khả năng tự lập và trưởng thành bị tui chột do được làm hộ từ nhỏ

Những điều phụ huynh cần lưu ý để giúp trẻ tự tin.

dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp

Có công rèn luyện, có ngày thành thạo các kỹ năng. Giao tiếp không phải bẩm sinh mà có, giao tiếp là kết quả của cả một quá trình học hỏi, vận dụng và sửa đổi không ngừng.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ khiến con đường đi đến thành công của trẻ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. DSDKids hy vọng qua những chia sẻ trên, các bậc phụ huynh có thể dành thời gian cùng con tập luyện giao tiếp mỗi ngày vì một phiên bản toàn thiện của trẻ.

Xem thêm: Dạy con đánh vần

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần kiến trúc DSD – Nội thất trẻ em DSDKids

Hotline HN: 096 124 9008

Hotline HCM: 096 124 9698

Email: dsd@kientrucdsd.com

Website: dsdkids.com

Địa chỉ:

  • Showroom ghế ngồi cho bé tại Hà Nội: Số 11 – Gamuda Leparc, Yên Sở, Hoàng Mai
  • Showroom ghế ngồi cho bé tại Hồ Chí Minh: 170 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1
DSDkids cảm ơn bạn đã đọc bài viết này

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *